Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong kiểm sát điều tra vụ án hiếp

Một phần của tài liệu KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN (Trang 61 - 67)

vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Nguyên nhân khách quan

Trong những năm gần đây, tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai diễn ra ngày phức tạp và có chiều hướng gia tăng (trung bình mỗi năm khởi tố khoảng 2500 vụ án hình sự - bảng 2.1) do Đồng Nai là địa bàn sự phát triển kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam – lực lượng lao động tự do từ các nơi đổ về số lượng rất lớn, trình độ học vấn, dân trí chưa cao... Bên cạnh đó sự phát triển của công nghệ thông tin điện thoại thơng minh, máy tính kết nối mạng xã hội dễ dàng khiến cho tất cả mọi người dân trong xã hội nói chung đều dễ dàng truy cập internet, dễ dàng tiếp cận với mạng xã hội cũng như các trang web khiêu dâm, phim ảnh mang tính chất đồi trụy... Ngồi ra, đời sống công nhân lao động thiếu các nơi giải trí lành mạnh dễ dẫn con người sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu, bia... là một trong các tác nhân gây ra hậu quả của các loại do tội phạm xâm hại tình dục nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng với những thủ đoạn, tính chất phạm tội ngày càng tinh vi và nguy hiểm như đe dọa bị hại, tự thỏa thuận với bị hại hoặc người nhà bị hại, thậm chí thủ tiêu bị hại, người phạm tội và người bị hại là người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm với gia đình của người bị hại nên hành vi che dấu, tâm lý xấu hổ, sợ bị đả kích... làm cho cơng tác điều tra và kiểm sát điều tra gặp nhiều khó khăn...

Hiện nay, theo quy định của Luật tổ chức VKSND chưa có phịng kiểm sát điều tra đối với các vụ án dành cho người chưa thành niên như Luật Tổ chức TAND có quy định về Tịa hơn nhân gia đình và người chưa thành niên, vì vậy việc kiểm sát các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi do Phòng 2

– VKSND tỉnh thực hiện. Theo biên chế của Phòng 2 - Phịng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự - xã hội VKSND tỉnh Đồng Nai chỉ có 9 KSV trung cấp trong khi số vụ án hiếp dâm trẻ e hàng năm tính trung bình là 23,4 vụ/năm do đó trung bình mỗi năm 1 KSV phải tiến hành KSĐT khoảng 2,6 vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi/người/năm.

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 415 BLTTHS năm 2015 thì KSV tham gia kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có nhiều kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến người dưới 18 tuổi, có nhiều hiểu biết về tâm sinh lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Thực tế tại Phòng 2, VKSND tỉnh Đồng Nai cho thấy: không phải tất cả 9 KSV trung cấp này đều là những người có kinh nghiệm kiểm sát điều tra các vụ án đối với người chưa thành niên nói chung và vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi chủ yếu có khoảng 4-5 KSV là những người thường xuyên được phân công kiểm sát điều tra các vụ án này. So với số vụ án thì khơng nhiều nhưng đây là loại án mà KSV làm công tác kiểm sát điều tra còn phải chịu nhiều áp lực về thời gian và dư luận xã hội nên khối lượng công việc mà mỗi KSV phải thực hiện là rất lớn.

Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về kiểm sát điều tra các vụ án xâm hại tình dục nói chung cũng như kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi dành cho KSV nói chung và KSV tỉnh Đồng Nai nói riêng cịn hạn chế do cả hai trường đào tạo là Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Trường đào tạo bồi dưỡng kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh khơng có chun đề bồi dưỡng riêng hay quy trình riêng đối với các kiểm sát điều tra đối với loại tội phạm này, do đó để hoạt động kiểm sát điều tra đối với loại án đặc thù này, đối tượng bị hại cũng đặc thù các KSV ngoài tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của BLTTHS thì tự tổng kết rút kinh nghiệm qua thực tiễn của bản thân.

Cơ sở vật chất, phương tiện khoa học, kỹ thuật phục vụ cơng tác nghiệp vụ nói chung cũng như phục vụ hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng cịn nhiều hạn chế, trụ sở làm việc chưa đảm bảo, kinh phí cịn hạn chế. Những điều này cũng đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm sát viên khi thực hành công tác kiểm sát điều tra án hình sự nói chung và KSĐT vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuồi nói riêng.

Cịn có sự mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động KSĐT của KSV như: Hiện nay theo quy chế 111/QĐ-VKSTC ngày 16/04/2020 đối với các hoạt động kiểm sát điều tra trên được quy định: “Nếu Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát thì phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện”, tức là nếu lãnh đạo VKS cho phép thì KSV được phân cơng kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi vẫn có thể được vắng mặt thì sẽ mâu thuẫn với quy định BLTTHS và không đảm bảo cho việc thu thập chứng cứ, đó là các hoạt động kiểm sát điều tra bắt buộc sự có mặt của KSV như: khám nghiệm hiện trường, đối chất, khám xét, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra. Sự mâu thuẫn trong quy định của BLTTHS và quy chế làm việc của ngành tạo ra cách hiểu không thống nhất trong quá trình KSV tham gia kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại địa phương.

- Nguyên nhân chủ quan

Trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói cịn một số bất cập. Việc phân công KSV kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi cịn có những vụ chưa được hợp lý như phân công cho Kiểm sát viên là nam giới, hoặc KSV là người có ít kinh nghiệm hoặc ít có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục dành cho người dưới 18 tuổi bởi vì bị hại trong những vụ

án này trên địa bàn Đồng Nai trong 5 năm qua 100% là nữ giới có độ tuổi dưới 13 tuổi chiếm trên 60% tổng số bị hại.

Trong quá trình kiểm sát điều tra của KSV, lãnh đạo không cho ý kiến cụ thể vào các báo cáo án, báo cáo đề xuất, thường thì các Lãnh đạo hay có những quan điểm chung chung, chưa rõ ràng, thiếu tính thuyết phục dẫn đến KSV trực tiếp thụ lý, giải quyết gặp nhiều khó khăn trong cơng tác kiểm sát điều tra. Lãnh đạo nhiều khi chưa coi trọng đúng mức việc kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, chưa có những tổng kết, kết luận cụ thể về từng vụ án có sai phạm để đưa ra thông báo rút kinh nghiệm chung cho các KSV khác học hỏi, đúc rút kinh nghiệm tránh lặp lại những sai lầm trong giải quyết vụ án.

Ngồi ra, q trình tiến hành tố tụng đối với các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi là q trình khó, áp dụng nhiều các biện pháp điều tra khác nhau nên vai trò của VKS trong kiểm sát điều tra đối với loại án này cũng không dễ dàng đối với KSV, dễ xảy ra oan sai... tuy nhiên khi KSV thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách của mình tức là thực hiện đầy đủ, chính xác, hiệu quả q trình kiểm sát điều tra đối với các vụ án này thì lại chưa có chế độ khen thưởng xứng đáng dẫn tới chưa tạo động lực cho KSV.

Đối với các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì quá trình điều tra ban đầu của vụ án có vai trị rất quan trọng để thu thập các chứng cứ có giá trị tạo điều kiện cho quá trình kiểm sát điều tra vụ án về sau như: Yêu cầu Cơ quan điều tra đưa ngay nạn nhân đi khám sản phụ khoa, kiểm tra xem xét toàn bộ các dấu vết nghi có liên quan trên thân thể nạn nhân, khám ban đầu về các tổn thương bên ngoài bộ phận sinh dục của nạn nhân. Đồng thời, ra Quyết định trưng cầu giám định pháp y về tình dục đối với nạn nhân; Trưng cầu giám định dấu vết sinh học trong trường hợp thu giữ được các dấu vết tinh dịch; dấu vết lơng, tóc... Tuy nhiên trong một số vụ án, hoạt động phối

đoạn đầu chưa thật nhuần nhuyễn, tạo nên khó khăn trong quá trình điều tra, kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm.

Điển hình như vụ án: T sinh năm 1992 tại Cao Bằng là anh em họ với cháu TH sinh ngày 10/10/2005 tại Đồng Nai. Khoảng 11h ngày 10/06/2018 T thấy cháu TH đi học về nhà 1 mình ở xã L, huyện TP, tỉnh ĐN nên đã rủ cháu TH vào nhà cởi quần TH và thực hiện hành vi giao cấu, xuất tinh vào âm đạo TH. Sau đó khoảng 1 tuần, T tiếp tục thực hiện hành vi giao cấu với TH lần thứ 2 và có xuất tinh vào âm đạo của TH.

Đến ngày 17/11/2018 khi tham gia tập văn nghệ, cô PTT cán bộ xã thấy bụng cháu to nên đưa đến Phòng khám đa khoa CV tại thị trấn PC, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng siêu âm. Qua siêu âm cho thấy: Cháu TH có 1 thai sống trong tử cung khoảng 20 tuần tuổi, thai phát triển bình thường. Sau đó, cơ PTT có đưa cháu về gia đình và báo cáo chính quyền địa phương.

Ngày 20/11/2018 mẹ cháu TH là chị NTĐ đưa cháu đến một phòng khám đa khoa tư nhân tại thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước phá thai nên khơng có cơ sở lấy mẫu giám định ADN xác định ai là người đã có quan hệ tình dục với cháu TH, trong khi đó việc quan hệ tình dục diễn ra chỉ có 2 người khơng có người chứng kiến.

Qua vụ án trên cho thấy, khi phát hiện có hành vi phạm tội xảy ra CQĐT và VKS chưa làm tốt công tác điều tra ban đầu, chưa lấy mẫu giám định ngay đối với bào thai dẫn tới mẹ cháu đưa cháu đi phá thai gây khó khăn cho quá trình điều tra vụ án.

Trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của một số KSV cịn hạn chế, chưa nắm vững BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành, chưa nhiệt tâm với loại án này vì đây là loại án phức tạp, hầu hất là một chứng một cung nên rất dễ dẫn đến oan sai, không chứng minh được phạm tội, dẫn đến những sai sót trong cơng tác kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.VKSND tỉnh Đồng Nai chưa tổ chức được các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác kiểm sát điều tra các VAHS nói chung và các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.

Kết Luận Chương 2

Trong chương 2, trên cơ sở những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tác giả đã phân tích đánh giá tình hình tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020 cho thấy tình hình tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi có nhiều diễn biến phức tạp, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tại chương 2 tác giả cũng đánh giá thực trạng kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, các hoạt động điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi của VKSND tỉnh Đồng Nai bao gồm: thực trạng kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, thực trạng kiểm sát việc khám xét, thực trạng kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, xem xét dấu vết trên thân thể; thực trạng kiểm sát việc giám định và thực trạng kiểm sát việc tạm đình chỉ và kết thúc điều tra, trong đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong q trình kiểm sát điều tra. Từ đó, tác giả đã đánh giá nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế bao gồm những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn tại chương 2 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)