Quy định dữ liệu điện tử là một nguồn của chứng cứ

Một phần của tài liệu CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN (Trang 26 - 27)

Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm sử dụng công nghệ cao, BLTTHS 2015 đã bổ sung mới và quy định cụ thể về DLĐT với tư cách là một loại nguồn của chứng cứ như: khái niệm về DLĐT; các nguồn chứa DLĐT; yêu cầu về giá trị chứng cứ của DLĐT.

CCĐT lần đầu tiên đề cập đến trong Thông tư số 10/2012/TTLT-BCA-BQP- BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/9/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, VKSND Tối cao, TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, nhưng phải đến thời điểm thơng qua BLTTHS 2015 thì vấn đề chứng cứ là DLĐT mới được chính thức ghi nhận trong hệ thống pháp luật với tư cách là một nguồn chứng cứ, được sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.[48, tr.36]

Điều 87 BLTTHS 2015 quy định DLĐT là một nguồn của chứng cứ. Về bản chất, DLĐT là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử (Điều 99 BLTTHS 2015). Các đối tượng phạm tội thơng qua hoạt động phạm tội của mình đã để lại những dấu vết dưới dạng DLĐT trên các phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, USB, ổ cứng di động, đĩa quang, email, website, account… Ngoài các phương tiện điện tử, DLĐT cũng được thu thập từ mạng máy tính, mạng viễn thơng, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

Ví dụ: Mọi thông tin giao dịch giữa anh A với ngân hàng, xác nhận tài khoản Facebook, Viber, các thông tin nhạy cảm về quan hệ nam nữ, giao dịch kinh doanh đều bị công ty B nắm bắt thơng qua website có chứa mã độc của công ty. Trong trường hợp này, DLĐT có thể hiểu là những thơng tin riêng tư của anh A đã được

lưu trong máy của công ty B. Nội dung thông tin được phản ánh trong dữ liệu này hồn tồn có giá trị chứng minh tội phạm.

Ngoài ra, mã độc xâm phạm vào thiết bị của anh A cũng có thể coi DLĐT. Những thơng tin trong DLĐT hồn tồn có thể trở thành chứng cứ buộc tội cơng ty B về tội “Xâm phạm bí mật an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác”.

DLĐT được định nghĩa tại Điều 99 BLTTHS 2015 đã thể hiện sự nhất quán và cụ thể hóa khái niệm “dữ liệu” trong Luật Giao dịch điện tử năm 2006: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự”. DLĐT được thừa nhận giá trị pháp lý và có giá trị làm chứng cứ từ năm 2006 - trong Luật Giao dịch điện tử. Tuy nhiên, phải đến khi BLTTHS 2015 ra đời thì DLĐT mới được luật hóa, coi là một trong các nguồn của chứng cứ.

Một phần của tài liệu CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)