Những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ bị hại trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 60 - 77)

Bộ luật tố tụng có nhiều quy định về bị hại, mục đích của quy định bị hại trong tố tụng hình sự khơng những để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án mà còn để bảo vệ tốt quyền lợi của bị hại - chủ thể chịu thiệt thòi do bị tội phạm xâm phạm. Do đó, để nâng cao hiệu quả bảo vệ bị hại trong tố tụng hình sự đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về bị hại. Ngồi cần phải có

quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thì cần phải nâng cao trình độ văn hóa pháp lý của người áp dụng pháp luật và nhân dân, công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật và chủ thể bị áp dụng pháp luật.

Thứ nhất, tăng cường nâng cao nhận thức của cơ quan lập pháp và cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về quyền bị hại

Như đã phân tích ở phần trên, q trình ban hành Luật hình sự và Tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay chưa nhận thức đầy đủ lý luận và tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền của bị hại trong quá trình tố tụng. Hệ thống tư pháp Hình sự ở Việt Nam chỉ tập trung đấu tranh phòng, chống tội phạm mà chưa hướng đến bảo vệ bị hại. Do đó, cần phải đặt mục đích chính của nền tư pháp hình sự là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và cơng dân nói chung và bị hại nói riêng thơng qua hoạt động đấu tranh phịng, chống tội phạm mà không phải là đấu tranh phịng, chống tội phạm, từ đó mới hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và cơng dân. Về phía cơ quan cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, giải pháp nâng cao nhận thức và năng lực, trách nhiệm thực hiện quyền đòi hỏi nhiều ở kỹ năng thực thi pháp luật. Cụ thể:

Các giải pháp nâng cao năng lực nhận thức về quyền của bị hại cần tập trung vào các giải pháp nhằm đổi mới tư duy tố tụng, tư duy một chiều về mục tiêu của nền tư pháp hình sự Việt Nam. Thời gian qua, tư duy pháp lý về mục đích của tư pháp hình sự là “tìm kiếm sự thật” về tội phạm và “kiểm soát tội phạm” mà chưa chú trọng quyền của bị hại trong TTHS. Chính tư duy một chiều, tập trung kiểm soát tội phạm mà xem nhẹ nhiệm vụ tôn trọng và bảo vệ quyền của những người tham gia tố tụng, trong đó có quyền của bị hại. Cần phải có sự đổi mới và tránh tư duy một chiều như đã nói trên đối cơ quan THTT và người THTT.

Các giải pháp nhằm nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ và tư duy về quyền con người, trong đó có quyền của bị hại cho người THTT. Tình trạng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chỉ giỏi về nghiệp vụ tố tụng trên lý thuyết mà khi thực

tố tụng do xem nhẹ quyền và nghĩa vụ của bị hại. Chính vì vậy, nâng cao nghiệp vụ phải gắn liền với nâng cao nhận thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ tư pháp là hướng đào tạo có tính bền vững.

Thứ hai, nâng cao trình độ nhận thức, khả năng, năng lực trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất và đạo đức của người tiến hành tố tụng

Để bảo vệ quyền lợi của bị hại trong tố tụng hình sự thì ngồi sự hồn thiện của các quy định pháp luật cịn địi hỏi trình độ nhận thức, khả năng, năng lực trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phảm chất và đạo đức của người tiến hành tố tụng.

Năng lực, trình độ chuyên mơn, phẩm chất đạo đức của cơng chức nói chung và người tiến hành tố tụng nói riêng là yếu tố có vai trị quan trọng quyết định chất lượng giải quyết các vụ án của Tịa án nói chung, của Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh Đồng Nai nói riêng. Thẩm phán là người trực tiếp xét xử để bảo đảm sự ổn định và công bằng cho xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại nên yêu cầu đầu tiên đối với Thẩm phán là phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ. Do Thẩm phán là người “cầm cân, nảy mực”, để bảo vệ công lý, là người nắm trong tay quyền lực, danh vọng và địa vị nhưng đi kèm trách nhiệm lớn lao. Chính vì vậy, quy trình đào tạo, tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán cần thực hiện một cách một cách khoa học. Nhiệm vụ của Tịa án là bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền lợi của bị hại và người thực thi nhiệm vụ chính là các Thẩm phán.

Trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót về áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Nai thì trình độ chuyên môn của người tiến hành tố tụng là yếu tố có vai trị quyết định chất lượng giải quyết các vụ án. Do đó, để đáp ứng nhu cầu về chuyên mơn thì phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng người tiến hành tố tụng thường xuyên, chuyên sâu để nhằm trang bị, cập nhật kiến thức pháp lý và kỹ năng áp dụng pháp luật. Ngoài ra, bản thân Thẩm phán, Kiểm sát viên phải chủ động nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng xét xử bằng cách trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các Thẩm phán, Kiểm sát viên khác và nghiên cứu lại các quyết định giám đốc thẩm để rút kinh nghiệm, tự sửa chữa những yếu kém trong công tác, nâng cao chất lượng xét xử. Khi có vụ án

phức tạp thì Thẩm phán chủ động báo lãnh đạo cơ quan để tổ chức cuộc họp giữa các Thẩm phán để trao đổi chuyên môn, đưa ra cách giải quyết phù hợp để Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án tham khảo.

Hội đồng xét xử trong vụ án hình sự khơng chỉ mình Thẩm phán mà cịn có Hộ thẩm nhân dân (đối với Hội đồng xét xử sơ thẩm). Hội thẩm nhân dân là người trực tiếp áp dụng pháp luật để thể hiên bản chất Nhà nước là của dân nhưng Hội thẩm không yêu cầu về kiến thức pháp lý và khơng có kỹ năng xét xử. Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động, hằng năm cần tổ chức tập huấn văn bản pháp luật mới cho Hội thẩm nhân dân và bồi dưỡng kỹ năng xét xử, cách xử lý các tình huống thường gặp để góp phần nâng cao chất lượng. Để hoàn thiện chế định này theo đúng tính chất của nhân dân tham gia vào q trình xét xử của Tịa án thì cần phân định rõ các giai đoạn tham gia của Hội thẩm nhân dân trong q trình xét xử vụ án như xác định có tội hay khơng có tội theo niềm tin nội tâm của Hội thẩm, còn việc pháp dụng pháp luật để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên thì thuộc về thẩm phán là người trực tiếp áp dụng pháp luật trong giải quyết và xét xử các vụ án hình sự để ban hành bản án công bằng, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại nên Thẩm phán phải có có kiến thức pháp lý, bản lĩnh nghề nghiệp.

Ngồi nâng cao trình độ nhận thức, khả năng, năng lực trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất và đạo đức của người tiến hành tố tụng thì nhận thức về pháp luật của người dân cũng đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bị hại. Khi người dân có sự hiểu biết và am hiểu pháp luật thì họ sẽ biết cách bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình, nhất là khi họ bị thiệt hại và tham gia tố tụng với tư cách bị hại. Vì vậy, cần tăng cường cơng tác tun truyền giáo dục pháp luật để nâng cao kiến thức pháp luật của nhân dân để từ đó họ biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật trong xã hội. Việc nâng cao trình độ pháp luật của người dân có thể thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như căng treo băng rơn khẩu hiệu; phóng tác cụm pano tuyên truyền; biên soạn tài liệu tuyên truyền; sáng tác mẫu tranh cổ động; tuyên truyền miệng; xây dựng tủ sách pháp luật ở từng địa phương; niêm yết cơng khai

nhà văn hóa của từng phường xã. Khi người dân có trình độ cao khơng những bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình mà thực hiện quyền giám sát các hoạt động tố tụng cũng hiệu quả hơn.

Thứ ba, nâng cao ý thức pháp luật của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật và chủ thể bị áp dụng pháp luật

Ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng, đến chất lượng giải quyết án và bảo vệ quyền lợi của bị hại trong vụ án hình sự. Tất cả các chủ thể bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, bị hại và người tham gia tố tụng khác đều cần có ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình và trong ứng xử với hành vi của các chủ thể khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự.

Để hoạt động áp dụng pháp luật của người tiến hành tố tụng được đúng đắn và hiệu quả thì phải nâng cao ý thức pháp luật của những người tiến hành tố tụng. Ý thức pháp luật của người tiến hành tố tụng còn đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục ý thức pháp luật của bị hại, của người tham gia tố tụng và toàn dân. Nếu những người áp dụng pháp luật, cơ quan công quyền thực hiện những hành vi sai trái thì làm cho nhân dân khơng cịn niềm tin vào pháp luật và chế độ, dẫn đến thái độ coi thường pháp luật của người dân, từ đó mà tội phạm xảy ra càng nhiều, càng nhiều chủ thể bị thiệt hại. Ngược lại nếu những người áp dụng pháp luật có ý thức pháp luật cao, ban hành bản án đúng pháp luật thì khơng chỉ trừng trị người phạm tội mà cịn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới; ngồi ra cịn giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Mặt khác, ý thức pháp luật và hành vi của người tiến hành tố tụng có ảnh hưởng rất lớn đến quyền con người, quyền lợi hợp pháp của công dân và bị hại bởi họ là có thể ban hành những quyết định làm pháp sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hay nhiều quyền của bị hại, có thể đưa lại lợi ích hoặc thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần cho các tổ chức, cá nhân khác. Chính vì vậy, những người tiến hành tố tụng phải rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị nghề nghiệp, rèn luyện bản lĩnh, độc lập suy nghĩ, vì lợi ích chung, vững vàng trong quá trình tiến hành tố tụng.

Những người tiến hành tố tụng cần phải có ý thức pháp luật cao để nhận thức được ý thức pháp luật tác động tích cực đến q trình thực hiện nghiệp vụ. Các quyết định áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng tên gọi, trình tự thủ tục do pháp luật quy định, người tiến hành tố tụng phải ln ln có tinh thần thượng tơn pháp luật trong mọi hoạt động của mình.

Khơng những thế, ý thức pháp luật của Thẩm phán nói riêng và người tiến hành tố tụng nói chung cịn có vai trị quan trọng khi các quy định của pháp luật hiện hành không theo kịp sự phát triển của các quan hệ xã hội. Cụ thể khi pháp luật quy định không rõ ràng hoặc thiếu vắng quy định của pháp luật, có nhiều quan điểm khác nhau và việc áp dụng quy định này không thống nhất. Trường hợp này, ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm của người có thẩm quyền có ý nghĩa để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và khách quan. Nếu vì động cơ cá nhân hoặc những ngun nhân khác nhau có thể khơng bảo vệ tốt và đúng đắn quyền lợi của người cần được bảo vệ. Do vậy, quá trình áp dụng pháp luật phải được giám sát chặt chẽ, đồng thời phải có biện pháp xử lí nghiêm minh những người cố ý áp dụng sai pháp luật.

TAND hai cấp tỉnh Đồng Nai cần thực hiện theo đúng các quy định pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Người tiến hành tố tụng phải nắm chắc nội dung của các quy định cần áp dụng. Đối với những quy định chưa rõ ràng, còn nhiều ý kiến khác nhau thì phải nỗ lực nghiên cứu để áp dụng cho đúng với tinh thần pháp luật. Các vướng mắc cần được tổng hợp lại để kiến nghị với những người có thẩm để áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ tư, tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật

Để nâng cao chất lượng trong việc xét xử vụ án hình sự, hạn chế những thiếu sót trong việc ban hành bản án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại thì cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong q trình xét xử do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Thông qua cơng tác kiểm tra để nắm tình hình áp dụng pháp luật của các Tịa án địa phương, của Tòa án nhân dân cấp huyện về các kết quả đạt được và những hạn chế thiếu sót để rút kinh nghiệm

mơn của Tịa án nhân dân thì kiến nghị với lãnh đạo Tịa án cấp trên đề ra các giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị này; Khi phát hiện vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, sự thiếu thống nhất giữa các Thẩm phán trong cùng một Tòa án hoặc giữa các Tịa án khác nhau thì kiến nghị Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn, giải thích để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

Để việc kiểm tra đạt kết quả thì cần có kế hoạch kiểm tra hàng năm và việc kiểm tra phải tiến hành một cách khách quan, tồn diện, tránh hình thức. Kết thúc đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra phải tổng hợp kết quả, ban hành kết quả kiểm tra, tổ chức rút kinh nghiệm và gửi kết quả về cho Tòa án địa phương, trong đó nêu ra những kết quả làm được để tiếp tục phát huy, chỉ ra những hạn chế thiếu sót cần rút kinh nghiệm nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trong cơng tác chuyên mơn của Tịa án nhân dân trong thời gian tới.

Việc tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử của Tòa án là một nhiệm vụ quan trọng, kịp thời phát hiện sai phạm và chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng của Tịa án. Thơng qua kiểm tra chuyên môn, các trường hợp vi phạm tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị hại được phát hiện để từ đó xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, đạt được ý nghĩa của pháp luật hình sự.

Thứ năm, tăng cường cơng tác phối hợp giữa Tịa án nhân dân với các cơ quan tiến hành tố tụng và Tịa án với chính quyền địa phương

Khi tiến hành xét xử vụ án hình sự, những người tiến hành tố tụng không chỉ thuộc Tịa án nhân dân mà cịn có Viện kiểm sát nhân dân. Khác với vụ án dân sự chỉ phát sinh ở Tịa án thì vụ án hình sự bắt đầu từ Cơ quan điều tra, sau đó Viện kiểm sát truy tố và Tòa án xét xử. Như vậy, để giải quyết vụ án hình sự thì cần có sự liên quan đến nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau. Trong đó, mỗi một giai đoạn lại có sự liên quan chặt chẽ với nhau, giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn tiếp theo. Kết thúc giai đoạn điều tra là kết luận điều tra, dựa trên kết luận điều tra

Một phần của tài liệu BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)