Xu hướng chính luận

Một phần của tài liệu Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay. (Trang 59 - 63)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Các xu hướng tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay

2.3.3. Xu hướng chính luận

Đây là dạng tản văn lấy nghị luận làm phương thức biểu hiện chính, lấy các vấn đề của đời sống chính trị - xã hội làm nội dung quan tâm và bàn luận. Tản văn chính luận bám chắc vào nhân vật, những sự kiện, hiện tượng… có ý nghĩa tiêu biểu trong cuộc sống; lấy sự đồng tình cũng như tư tưởng, kiến giải của chính tác giả làm cơ sở lập luận. Ngơn ngữ trong tản văn chính luận sống động, đậm chất văn học, văn phong trong sáng, rõ ràng, khái quát được đặc điểm, bản chất, quy luật của sự việc, sự kiện, hiện tượng được bàn tới. Chính những đặc trưng này mà trong tản văn chính luận, người cầm bút thể hiện rõ khuynh hướng tư tưởng cũng như sắc thái tình cảm cá nhân. Các nhà văn trăn trở về cuộc đời, về các vấn đề của chính trị - xã hội của đất nước; họ ln có sự đấu tranh mạnh mẽ để các giá trị đạo đức, nhân văn giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp. Có thể kể đến các cây bút tản văn chính luận tiêu biểu như: Vương Trí Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Huỳnh Như Phương, Cao Huy Thuần... Các tác giả đã mạnh dạn đi sâu bàn luận, góp tiếng nói của mình vào các vấn đề mang tính thời sự của đời sống chính trị - xã hội.

Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã từng cho rằng: “Văn học nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, khám phá, sáng tạo lại thực tại xã hội”. Thực vậy, văn chương nghệ thuật có chức năng nhận thức và phản ánh hiện thực đời sống, trong đó tản văn cũng đảm nhận vai trò này. Nếu như ở các thể loại khác, văn chương phản ánh đời sống

thơng qua hình tượng văn học thì tản văn đã trực tiếp bày tỏ tiếng nói cá nhân về các vấn đề khác nhau của hiện thực xã hội. Tản văn chủ đề này suy tư sâu sắc hiện thực đời sống, thẳng thắn phê phán những bất cập, nhiêu khê của xã hội. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn đa chiều vào các mặt tốt - xấu, tích cực - tiêu cực…, góp phần vào việc thay đổi tư duy, nhận thức của con người trong xã hội.

Một trong những cây bút tản văn tiêu biểu theo xu hướng chính luận này là

Vương Trí Nhàn. Với ông, thực trạng xã hội là một nhu cầu thiết yếu, một vấn đề

nhức nhối, bức thiết phải đề cập đến trong tản văn. Bằng sự sắc sảo của mình, ơng

đã bàn luận về nền giáo dục sa sút, một số căn bệnh như bệnh thành tích (Bởi muốn

vậy nên ta được vậy). Ngồi ra cịn vấn đề tha hóa biến chất, vụ lợi, vơ trách nhiệm

của con người (Bảy bước tới tha hóa). Có khi cịn là vấn đề mà ít ai chú ý như rác thải (Luận về… Chất thải). Hay với Nguyễn Tất Thịnh, ông chú trọng về giá trị đạo đức (Tản văn về đạo đức); mâu thuẫn giữa đạo đức và vô đạo đức (Mâu thuẫn đạo đức

và các khái niệm đạo đức). Ngoài ra tản văn giai đoạn này còn đề cập đến vấn đề

tham nhũng đang là một vấn đề nóng bỏng của xã hội (Người có chức có quyền và tệ

tham nhũng - Hữu Thọ).

Tập tản văn Sợi tơ nhện của Cao Huy Thuần dày hơn 300 trang và được chia thành 4 phần: Khai thị, Thiền ý, Tử sinh và Một mảnh tình riêng. Tản văn Chuyện trị của Cao Huy Thuần khơng những giúp độc giả lĩnh hội được thông tin tri thức của nhiều ngành khoa học, như: triết học, thần học, chính trị, văn học, tâm lý học, xã hội học... mà còn đưa người đọc tới sự liên tưởng về những bài học, thơng điệp rút ra từ triết lí nhân sinh và kinh nghiệm sống.

Đặc biệt, ngày nay chứng kiến những thay đổi lớn về cuộc sống, môi trường đang bị hủy hoại, ô nhiễm đến mức báo động, tản văn khá tinh tế và nhạy cảm đã muốn gửi tới con người thơng điệp cần phải có thái độ ứng xử đúng đắn và trân trọng với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên chính là “bản thể đậm chất người” trong tâm thức sáng tạo của con người (Có một kẻ rời bỏ thành phố, Trò chuyện về những cái cây đã

chết của Nguyễn Quang Thiều; Phố và cây Hà Nội của Hoàng Việt Hằng…).

Tản văn từ sau 1986, cái tôi tác giả mạnh dạn đi sâu vào các khía cạnh của đời sống chính trị, xã hội và con người để nhìn nhận, phân tích. Điều đó đã làm cho tản văn chính luận có sự tác động mạnh mẽ vào tâm lí người đọc, khơi sâu vào sự năng động của tư duy phân tích đem đến cho người đọc những khối cảm

trí tuệ qua những nhận thức và những lí giải về các vấn đề nóng bỏng của hiện thực đời sống. Các tác phẩm với vai trị, sứ mệnh của nó đã tái hiện rõ nét một bức tranh tổng thể các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị... Tất cả được khắc họa chi tiết, đem đến những cảm quan mới trong nhận thức của người đọc, cũng như góp phần làm nên xu hướng tản văn chính luận giai đoạn này.

Ba xu hướng chính trữ tình, tự sự và chính luận, tản văn từ sau 1986 đến nay đã góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa, dân chủ hóa nền văn học. Tản văn đã trở thành một thể loại văn học năng động, đa dạng về số lượng, chất lượng và đạt được những thành tựu đáng kể trong nền văn học đương đại Việt Nam. Tản văn từ sau 1986 đến nay đã thể hiện được vai trị và sứ mệnh của mình khi là một thể loại linh hoạt, “cơ động”, gần gũi nhất với hiện thực đời sống thế tục nhưng ln đảm bảo được đặc tính nghệ thuật của thể loại, nó góp phần xây dựng và kiến tạo ngơn ngữ thể loại mới mẻ, sinh động. Bởi vậy, tản văn từ sau năm 1986 đã xác lập được vị trí riêng và thể hiện được vai trị của mình trong hệ thống các thể loại của văn học Việt Nam.

Tiểu kết

Trên cơ sở phân tích các điều kiện chi phối sự vận động và phát triển của tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay (hiện thực xã hội phong phú, phức tạp trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự mở cửa, giao lưu rộng rãi với thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa; sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của mạng viễn thơng tồn cầu; sự kế thừa và phát triển của thể tản văn trong bối cảnh nền văn học đổi mới), luận án đã khái quát các chặng đường vận động của tản văn để người đọc có thể so sánh, đối chiếu về quá trình phát triển của tản văn qua từng giai đoạn. Luận án đã hệ thống hóa và phác thảo được diện mạo, các xu hướng tiêu biểu của thể loại tản văn trong nền văn học Việt Nam từ sau năm 1986. Nhìn chung, từ cuối thế kỷ XX, bối cảnh xã hội mới mẻ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn học đã tạo điều kiện cho tản văn phát triển, từng bước khẳng định được vị trí của mình. Sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, mơi trường mạng chính là khơng gian lý tưởng cho tản văn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Tản văn Việt Nam hiện đại (tính từ thế kỷ XX cho đến nay) đã đạt được những thành tựu nhất định. Tính riêng từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX, tản văn được xem là thời kỳ khởi sắc. Tản văn giai đoạn này có sự gia tăng nhanh chóng về

số lượng sáng tác, sự đa dạng đề tài, chủ đề và sự tham gia của đông đảo đội ngũ sáng tác, như: Hồng Phủ Ngọc Tường, Tơ Hồi, Băng Sơn, Mai Văn Tạo, Lý Lan, Thanh Hào, Mai Ngữ, Vĩnh Quyền, Kiều Ly, Nguyễn Việt Hà, Vũ Tam Huề, Lê Minh Hà, Tạ Duy Anh, Đỗ Phấn… Từ đầu thế kỷ XXI đến nay được coi là thời kỳ bùng nổ, là “thời của tản văn”. Nhờ có sự phát triển của cơng nghệ, mạng Internet nên tản văn đạt được thành tựu trên nhiều phương diện. Thuật ngữ “tản văn mạng” trở nên quen thuộc, nó là một bộ phận khơng thể tách rời của tản văn Việt Nam, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thể loại văn học năng động và phát triển bậc nhất trong 20 năm đầu thế kỉ XXI. Về số lượng tác phẩm, khó có thể thống kê đầy đủ số lượng các tản văn xuất hiện trong giai đoạn này khi có rất nhiều tuyển tập tản văn được ấn hành ra mắt độc giả. Nhìn vào số lượng tác giả và tác phẩm cũng như thực tiễn sáng tác, xuất bản, tái bản tác phẩm một số cây bút tên tuổi của thể loại tản văn trong giai đoạn này, như: Y Phương, Băng Sơn, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Việt Hà… độc giả không khỏi bất ngờ về những thành quả mà họ đạt được. Cho đến nay, tản văn Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế chắc chắn của mình trong nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung và các thể loại văn xi nói riêng.

Chương 3. CÁI TÔI TÁC GIẢ VÀ BỨC TRANH ĐỜI SỐNG TRONG TẢN VĂN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống; là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan. Từ điển thuật ngữ văn học đã chỉ rõ: “Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện lên y như thật” [27, tr. 24]. Trong văn học, nhà văn sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật để lí giải và cắt nghĩa đời sống, bày tỏ quan điểm, tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình. Nhờ những hình tượng nghệ thuật đó mà sự vật, sự việc, hiện tượng và con người được khắc họa một cách rõ nét, sống động. Bên cạnh đó, thơng qua hình tượng nghệ thuật, sở trường, phong cách, tài năng của nhà văn được thể hiện một

cách rõ ràng và chính xác nhất. Tìm hiểu hình tượng nghệ thuật trong tản văn Việt Nam từ sau năm 1986 đến nay, chúng tơi tập trung tìm hiểu cái tơi tác giả và bức tranh thế giới.

Một phần của tài liệu Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay. (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w