Chương 1 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.1 Tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặc lịch sử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Sau khi hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời, hệ thống ngân hàng chính thức chuyển sang hoạt động theo mơ hình hai cấp; theo đó, lần đầu tiên đối tượng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
“Ngân hàng nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một và là ngân hàng của các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp hai. Ngân hàng nhà nước là ngân hàng duy nhất được phát hành
tiền.”
2.1.2 Mạng lưới hoạt động.
Mạng lưới ngân hàng thương mại có bước phát triển rộng khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước kể cả ở những vùng nông thôn xa xôi. Hiện nay với số lượng là 2300 chi nhánh (CN) và phòng giao dịch (PGD) trên cả nước (theo thống kê năm 2009), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) đang dẫn đầu hệ thống ngân hàng thương mại về độ phủ sóng của mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch.
Bảng 2: Số lượng CN và PGD của một số NHTM đến cuối năm 2010
Ngân hàng
ABBank
Eximbank
Nguồn: Website của các NHTM
Chương 2 - Tình hình hoạt động và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam trong những năm gần đây.
2.1.3 Quy mô vốn điều lệ.
Quy mô vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên khi so sánh quy mô vốn của các ngân hàng thương mại trong nước với các nước trong khu vực thì vẫn ở mức thấp. Tính đến cuối năm 2010 thì có 4 ngân hàng thương mại có mức vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng (khoảng trên 500 triệu USD với tỷ giá thời điểm đó), 15 ngân hàng trên 3000 tỷ (khoảng 160 triệu USD), số còn lại ớ mức dưới 3.000 tỷ đồng, thấp nhất là 1.000 tỷ.
Bảng 3: Quy mô vốn của các NHTM một số quốc gia trong khu vực ASEAN
Đơn vị: Triệu dollar
Quốc gia INDONESIA
Bank Mandiri Bank BNI
Bank central Asia bank Rakyat Indonesia Bank Danamon Indonesia Panin Bank VIETNAM Vietinbank BIDV Vietcombank Agribank Sacombank ACB Techcombank PHILIPINES
Bank of Philippine Islands Metropolitan Bank
Equitable PCI Bank
Quốc gia MALAYSIA Maybank Public bank (PBB) Commerce Asset AMMB Holding RHB Bank Berhad Hong Leong Bank
THAILAND
Bangkok Bank
Siam Commercial Bank Kasikornbank
Krung Thai Bank Siam City Bank Thai Military Bank Bank of Ayudhya
SINGAPORE
Nguồn: www.thebanker.com
Chương 2 - Tình hình hoạt động và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam trong những năm gần đây.
Những số liệu này cho thấy có sở để xem xét lời nhận định là số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay quá nhiều nhưng quy mô của từng ngân hàng lại quá nhỏ, trong mối tương quan với quy mơ trung bình của các ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế trong khu vực ASEAN.
Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 141/2006/NĐ-CP yêu cầu tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 và dự tính sẽ ớ mức 5.000 tỷ đồng
cuối năm 2012 ở mức 10.000 tỳ đồng và cuối năm 2015 nhằm đảm bảo cho các ngân
hàng đủ vốn hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng và đảm bảo trên thị trường khơng có những ngân hàng nhỏ hoạt động khơng hiệu quả vì quy mơ vốn thấp.
“Chính vì thế có thể nhận thấy rằng cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có những bước nỗ lực để rút dần khoản cách về quy mô vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với các nước trong khu vực. Đây là dấu hiệu tích cực thúc đầy sự phát triển của hệ thống trong tương lai.”
2.1.4 Hệ số an toàn vốn.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang hướng đến mục tiêu an toàn và lành mạnh hơn, với sự tăng cường hoạt động giám sát từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và sự tự nguyện giảm bớt các mục tiêu lợi nhuận để dành ưu tiên cho các mục tiêu an tồn từ phía chủ sở hữu các ngân hàng. Nhiều động thái của cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác lập tính an tồn cho hệ thống ngân hàng như ban hành thông tư 13 yêu cầu tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro (hệ số CAR) phải đạt tối thiểu là 9%, nhằm mục tiêu hướng tới các chuẩn mực quản trị ngân hàng quốc tế và nhất là đáp ứng được các yêu cầu của Basel.
“Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng.” Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng chịu đựng không
những rủi ro tín dụng mà cịn rủi ro thị trường, rủi ro vận hành của các ngân hàng. Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn chung có sự cải thiện trong những năm qua đặc biệt một số ngân hàng có hệ số CAR cao nhiều so với mức quy định của Ủy ban Basel.
Tuy nhiên do các chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay vẫn chưa tiếp cận hoàn tồn với các chuẩn mực kế tốn quốc tế do đó các chỉ số này một phần nào đó vẫn chưa phản ánh chính xác mức độ an tồn vốn thật sự của các ngân hàng.
2.1.5 Mơi trường hoạt động.
Môi trường hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây liên tiếp chịu tác động bất lợi từ những điều kiện kinh tế vĩ mô. Cuộc khủng
thương mại trong nước. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam trải qua gian đoạn lạm phát cao ở mức 2 con số là 12.36%, 22.97%, 11.75%, 18.15% lần lượt ở các năm 2007,
2008, 2010, 2011. Chính sách tiền tệ trong thời kỳ lạm phát được thắt chặt, lãi suất
huy động và cho vay ở mức cao và tình hình thanh khoản của các ngân hàng cũng gặp khó khăn.
Cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, dấu hiệu thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước đã biểu hiện rõ thông qua việc nâng lãi suất tái cấp vốn và giảm mức tăng trưởng tín dụng. Chính vì thế ngân hàng thương mại ở Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được các mức lợi nhuận đề ra trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ nhất là khi nền kinh tế vừa vượt qua những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Yếu tố tỷ giá trong thời gian gần đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động ngân hàng. Chỉ trong vòng năm 2010, ngân hàng nhà nước đã hai lần điều chỉnh tỷ giá VND/USD liên ngân hàng lần lượt ở mức tăng 3% và 2.1%, và trong vòng quý 1 năm 2011 đã điều chỉnh tăng thêm 9.3%. Sau những lần điều chỉnh tỷ giá, cơng thêm tình hình nhập siêu, lạm phát ở mức hai con số, giá vàng có xu hướng tăng…làm thị trường ngoại hối có dấu hiệu căng thẳng. Chênh lệch giữa tỷ giá thị trường tự do và niêm yết có lúc lên tới gần 2000 VND/USD gây khó khăn khơng nhỏ cho hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh vàng trong thời gian qua cũng chịu sự quản lý chặt chẽ từ
phía ngân hàng nhà nước, nhiều văn bản pháp luật được ra đời siết chặt hoạt động huy động, cho vay và kinh doanh vàng miếng như thông tư 01/2010/TT- NHNN, 10/2010/TT-NHNN, 22/2010/TT-NHNN. Bên cạnh đó thị trường bất động sản và chứng khốn là hai lĩnh vực có thể nói là chiếm tỷ trọng khá lớn trong danh mục cho vay của ngân hàng đặc biệt trong những năm 2007, 2008 cũng bị những hạn chế cho vay từ cơ quan quản lý nhà nước cụ thể như ở thông tư 13/2010/TT- NHNN áp đặt hệ số rủi ro cho các khoản vay bất động sản, chứng khoán tới 250%, chị thị 03 về cho vay kinh doanh chứng khoán, nghị quyết số 11/NQ-CP yêu cầu giảm dư nợ cho vay bất động sản.
Như vậy có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đang đối mặt với những biến động khơng thuận lợi từ tình hình kinh tế vĩ mơ trong khoản 4 năm trở lại đây và nhiều quy định từ phía Ngân hàng nhà nước cho thấy rõ xu hướng thắt chặt quản lý nhằm nâng cao tính an tồn của hệ thống ngân hàng thương mại, nhất là sau những bài học kinh nghiệm từ sự đỗ vỡ của hàng loạt ngân hàng tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu vừa qua.
Chương 2 - Tình hình hoạt động và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam trong những năm gần đây.
2.3 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
2.3.1 Tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với NHTM Việt Nam.
Tại quốc gia có thị trường tài chính phát triển nhu cầu vốn của doanh nghiệp được đáp ứng bởi nhiều kênh khác nhau của thị trường tài chính. Nhu cầu vốn trung dài hạn thông thường được huy động từ thị trường chứng khốn thơng qua phát hành các cơng cụ nợ. “Nguồn vốn ngắn hạn cụ thể là nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt thường
được đáp ứng thông qua các ngân hàng.”
Tại Việt Nam, thị trường tài chính đang ở giai đoạn phát triển thấp. Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập cách đây khoảng 12 năm, tuy nhiên hoạt động trên thị trường này chỉ mới diễn ra sôi nổi trong khoản thời gian vài năm trở lại đây và hiện tại cũng đang trong giai đoạn khó khăn do đó doanh nghiệp Việt Nam khó có thể huy động vốn qua kênh này một cách dễ dàng. Ngân hàng vẫn là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thu nhập của các ngân hàng Việt Nam có từ nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng thì thu nhập chủ yếu đến từ các nguồn sau đây: thu nhập từ lãi, thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng, thu nhập từ mua bán chứng khốn và thu nhập từ đầu tư góp vốn liên kết, liên doanh. Theo số liệu thống kê từ khoảng 10 ngân hàng Việt Nam có thể thấy rằng tại các ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập. Mức phổ biến trong các ngân hàng được khảo sát là
trong khoảng từ 60% cho đến 75%, cá biệt một số ngân hàng trên 80% thu nhập đến từ hoạt động tín dụng.
Thông thường tại các ngân hàng của các quốc gia phát triển trên thế giới có xu hướng giảm dần thu nhập từ hoạt động cho vay, tăng dần thu nhập từ dịch vụ và hoạt động đầu tư. Tuy nhiên các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay vẫn lệ thuộc rất lớn vào hoạt động cho vay đặc biệt tại các ngân hàng nhỏ khơng đủ điều kiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ do đó lợi nhuận vẫn phải trong chờ từ hoạt động cho vay mang lại. Cho vay là hoạt động sinh lời nhưng tiềm ẩn rủi ro rất cao. Một danh mục tài sản với tỷ trọng các khoản cho vay lớn càng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.
Bảng 4: Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập của các ngân hàng
STT
Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập (Đ/v: %) 1 ABBank 2 ACB 3 Agribank 4 BIDV 5 DongA Bank 6 Eximbank 7 MB 8 Sacombank 9 Vietcombank 10 Vietinbank
Nguồn: Báo cáo Tài Chính của các Ngân Hàng
Một danh mục sử dụng vốn với hơn phân nữa là cho vay và hơn 60% thu nhập từ lãi có thể thấy rằng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam thì hoạt động cho vay vẫn là hoạt động quan trọng bậc nhất. Chính vì thế địi hỏi áp dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro hiện đại cho hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro này là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
2.3.2 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Quản trị rủi ro luôn là hoạt động trung tâm trong các ngân hàng. Trong thực tiễn, nội dung của các hoạt động quản trị rủi ro phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như:
trình độ phát triển của thị trường tài chính tiền tệ, các nguồn lực mà đặc biệt ở đây
là nguồn lực tài chính và nguồn lực con người.
So với các nước đã có thị trường tài chính phát triển hàng trăm năm thì rõ ràng trình độ phát triển của “thị trường tài chính Việt Nam” mới đang ở “trình độ thấp”.
Chương 2 - Tình hình hoạt động và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam trong những năm gần đây.
Nghèo nàn về sản phẩm và dịch vụ tài chính, nhỏ bé về quy mơ và nguồn vốn kinh doanh, phạm vi hoạt động của thị trường chủ yếu ở trong nước, trình độ quản lí tài chính hiện đại cịn yếu kém và hệ thống tài chính hoạt động chưa minh bạch, cởi mở là những hạn chế chung của thị trường tài chính - tiền tệ tại Việt Nam.
Ngân hàng là một bộ phận của hệ thống tài chính. Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã hình thành và phát triển hơn 20 năm, nhưng so với lịch sử ngân hàng trên thế giới thì đây vẫn là một hệ thống non trẻ. Hoạt động quản trị rủi ro nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng tại các ngân hàng còn lạc hậu, chưa tiếp cận sâu sắc với các chuẩn mực quốc tế.
Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng thì đo lường rủi ro là một bước quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quản trị rủi ro hiện đại. Không chỉ dừng lại
ở mức độ nhận biết, đo lường rủi ro giúp nhà quản trị định lượng một cách chính xác rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng Trong khi trên thế giới, các ngân hàng đã nỗ lực nghiên cứu cách thức lượng hóa rủi ro từ rất lâu thì tại Việt Nam hoạt động này mới chập chững tiến hành.
2.3.2.1 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi trong hoạt động cho vay bởi nó thuộc về bản chất của chất của hoạt động này. Rủi ro tín dụng có thể được phân chia thành hai phần là rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch. Nhìn chung cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cũng giống như quản trị các loại rủi ro khác là cũng phải trải qua 4 giai đoạn
là nhận biết, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nào đó, hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một số phương pháp đo lường rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng có thể kể đến đó là phương pháp phán
đốn, phương pháp xếp hạng tín nhiệm, phương pháp điểm số.
Phương pháp phán đoán
Trong phương pháp phán đốn, ngân hàng sẽ phân tích các thơng tin định tính và định lượng của khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng. Q trình đánh giá này này phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc lựa chọn các yếu tố để