Thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Đề ôn thi lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 35 - 37)

thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là thể hiện ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Là điều kiện quan trọng để hình thành Pháp Luật.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa do cơ sở kinh tế, xã hội… của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa quy định. Các cơ sở này trước hết phản ánh ý thức pháp luật, sau đó mới thể hiện thành các quy phạm pháp luật tương ứng.

- Do đó ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề tư tưởng trực tiếp để giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, thiết lập một trật tự xã hội mới bằng cách xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với những điều kiện của chủ nghĩa xã hội.

- Khơng có ý thức pháp luật phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội thì khơng thể có pháp luật đồng bộ, phù hợp.

b. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng phải thông qua hành vi của con người và các tổ chức xã hội. Mà hành vi của con người và tổ chức xã hội xử sự theo yêu cầu của pháp luật phụ thuộc vào ý thức pháp luật của họ.

-Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện sự nhận thức của công dân và thái độ của họ đối với các quy định pháp luật. Cho nên ý thức pháp luật được nâng cao, thì tinh thần tơn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yếu cầu của pháp luật càng được bảo đảm. Do dó ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa.

- Cần phải nâng cao trình độ nhận thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật để thúc đẩy việc thực hiện pháp luật

c. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật.

- Để áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật phải có sự hiểu biết đúng đắn về nội dung yêu cầu của quy phạm pháp luật đó của người áp dụng pháp luật.

-Để có sự hiểu biết đúng đắn về nội dung yêu cầu của quy phạm pháp luật đòi hỏi ý thức pháp luật của người áp dụng pháp luật phải phát triển đầy đủ

-Nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa nhất là với thẩm phán là điều rất quan trọng đảm bảo việc xét xử đúng đắn.

-Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa tạo ra khả năng áp dụng pháp luật trong trường hợp cụ thể mà vì lý do nào đó pháp luật hiện hành không trực tiếp đề cập đến. Khắc phục những lạc hậu của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

d. Pháp Luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở để cũng cố, phát triển và nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa ln ln phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động, phản ánh nhu cầu mong muốn của nhân dân nên nhân dân có nhu cầu hiểu biết pháp luật. Và vì vậy góp phần nâng cao ý thức pháp luật.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa quan hệ với các quy phạm đạo đức được xây dựng trên nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nên tác động tích cực đối với ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở để nhận thức, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, tình cảm và thái độ tơn trọng của họ đối với các quy phạm pháp luật. Việc nghiêm chỉnh thực hiện và kiên quyết ngăn chặn vi phạm pháp chế trong một mức độ nhất định làm cho các quan điểm về pháp luật xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển một cách đúng đắn và rõ nét hơn.

Câu 20. Vấn đề bồi dưỡng và giáo dục nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa

- Sự hình thành ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là mơt q trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… do đó, để nâng cao ý thức pháp luật thì bên cạnh việc chú trọng việc xây dựng một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, phù hợp cịn phải tiến hành nhiều biện pháp để tạo ra điều kiện cho việc hình thành và phát triển tồn diện ý thức pháp luật XHCN, trong đó đặc biệt là cơng tác khơng ngừng bồi dưỡng, giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.

-Văn hóa pháp lý là khái niệm rộng hơn ý thức pháp luật thể hiện ở mỗi cơng dân về trình độ kiến thức đối với pháp luật hiện hành, trình độ tơn trọng pháp luật, sự xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật, có sự đánh giá hoặc phản ứng đúng đắn đối với các hành vi pháp luật của các cá nhân khác. (đó là sự thống nhất của các yếu tô: Kiến thức pháp lý, đánh giá và xử sự phù hợp với pháp luật))

- Giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xun tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho con người mơt trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tơn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.

- Mục đích của giáo dục pháp luật thể hiện:

+ Giáo dục pháp luật chằm hình thành làm sâu sắc và mở rộng hệ thống trí thức pháp luật của cơng dân (Mục đích nhận thức)

+ Giáo dục pháp luật chằm hình thành tình cảm và long tin đối với pháp luật (Mục đích cảm xúc) + Giáo dục pháp luật chằm hình thành đơng có hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực (Mục đích hành vi)

+ Đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tun truyền, giải thích pháp luật bằng mọi phương pháp, phương tiện.

Ví dụ:Các tổ chức xã hội có hình thức tun truyền: Các cuộc thi tìm hiểu…

+ Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp lý và cán bộ hành chính nhà nước.

+ Tăng cường giáo dục pháp luật trong các trường của Đảng, nhà nước, kể cả các trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp và đại học.

+ Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào công việc soạn thảo, thảo luận, đóng góp ý kiến về các dự án luật để thơng qua đó nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

+ Tăng cường đấu tranh chống vi phạm pháp luật. Thông qua công tác đấu tranh chống vi phạm pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội ý thức pháp luật của nhân dân sẽ được củng cố và nâng cao + Phải thực hiện viêc kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức văn hóa và nâng cao trình độ chung của nhân dân

+ Đẩy mạnh sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục nâng cao ý thức pháp luật

Câu 2 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa:

a. Khái niệm

- Để tồn tại và phát triển, giữa con người phải có sự liên hệ với nhau về vật chất, về tinh thần và những mối liên hệ này ln có giới hạn. Người ta gọi những mối liên hệ có giới hạn đó là những

quan hệ.

- Những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội được gọi là quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội rất đa dạng: Quan hệ hơn nhân gia đình, quan hệ lao động, quan hệ tài sản… Sự hình thành và phát triển các quan hệ xã hội diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố, song quyết định nhất vẫn là do điều kiện sản xuất và sinh hoạt vật chất. Đây là những yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý chí của con người.

- Tính tổ chức của đời sống cộng đồng địi hỏi các quan hệ xã hội phải được điều chỉnh. Và người ta dùng nhiều loại quy tắc xử sự (quy phạm xã hội) để đều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong đó các quy phạm pháp luật điều chỉnh có hiệu quả nhất.

- Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước sử dụng hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhằm đảm bảo cho chúng phát triển phù hợp với ý chí và lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu Đề ôn thi lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w