Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Toát yếu thể loại tản văn
1.1.2. Đặc điểm của tản văn
Khi xác định tản văn là một thể loại văn học, nhiều nhà nghiên cứu đã bước đầu nhận diện đặc điểm cơ bản của thể loại này, tiêu biểu là: Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Hồng Ngọc Hiến… Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và thực tiễn phát triển của tản văn từ năm 1986 đến nay, chúng tôi rất chia sẻ với tác giả Lê Trà My khi bàn về tản văn được thể hiện trong luận án
Tản văn Việt Nam thế kỷ XX (từ cái nhìn thể loại). Trong phạm vi của luận
án này, chúng tôi chủ yếu kế thừa với một vài điều chỉnh cần thiết về một số đặc điểm cơ bản của tản văn làm cơ sở triển khai các vấn đề nghiên cứu.
1.1.2.1. Tản văn có tính đa dạng, phong phú về đề tài
Đề tài của tản văn rất rộng lớn. Có thể nói, khơng có gì là tản văn khơng đề cập tới, từ quá khứ, hiện tại, tương lai đến tự nhiên, xã hội, nhân sinh, sự kiện, cảnh vật, tình cảm, tinh thần, ngơn luận, các vấn đề về thiên văn, địa lí, tơn giáo, văn hóa, nghệ thuật, triết học; rộng như biển, nhỏ như cây cỏ, khơng có gì là khơng thể đưa vào ngòi bút của các cây bút tản văn. Tất cả đều có thể trở thành đề tài của thể loại năng động này.
Tản văn là thể loại rất phồn tạp, có khả năng hấp thụ một số thể loại khác, như: tùy bút, văn tiểu phẩm, tốc kí, đặc tả, du kí, phóng sự, hồi kí… để làm cho hình thức phong phú, đa dạng, khơng bị bó buộc vào một khn phép nào cả... Hình thức của tản văn hết sức linh hoạt, nó có liên hệ giao thoa với các thể loại khác. Tản văn có thể trữ tình như thơ, sinh động như tiểu thuyết, sắc sảo như văn nghị luận. Với sự đa dạng đó, tản văn là thể loại có tính tổng hợp. Có khi nghiêng về trữ tình, tự sự, nghị luận, cũng có khi phối hợp với các phương thức đó nhằm tạo nên một chỉnh thể tác phẩm... Dạng thức thể loại của tản văn vì vậy mà khác thường, có tính tạo hình rất lớn.
1.1.2.2. Tản văn là thể loại khơng có cốt truyện, kết cấu linh hoạt, dung lượng ngắn gọn, hàm súc
Cốt truyện được dựng lên từ những yếu tố như sự kiện, biến cố, hành động, nhân vật… Nếu như cốt truyện hiểu theo nghĩa rộng là yếu tố nhất thiết phải có của các thể loại văn xi như truyện ngắn, tiểu thuyết thì tản văn khơng địi hỏi phải có cốt truyện. Tuy vậy, hiếm có thể loại văn học nào có khả năng bám sát đời sống và tạo sự tương tác tức thời, có hiệu ứng cộng cảm cao như tản văn. Tản văn được hình thành dựa trên những dòng suy nghĩ, hồi tưởng và cảm nhận của tác giả về một chủ đề hay những khoảnh khắc trong cuộc sống. Người viết tản văn có thể vẫn sử dụng “hư cấu”, nhưng đó là hư cấu nghệ thuật để tái hiện hoặc xây dựng lại hình ảnh cụ thể. Đặc biệt, tản văn có thể sử dụng hư cấu để tái hiện chân dung và tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm của mình. Với những đặc điểm như trên, có thể khẳng định, tản văn khơng có cốt truyện như các loại văn xuôi hư cấu khác.
Đặc điểm tự do, linh hoạt trong kết cấu của tản văn khiến người đọc có cảm giác tản văn là thể loại rất “tản mạn”, bởi tản văn có thể bắt đầu từ một “tứ”, một sự chuyển động trong suy ngẫm tác giả về một vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó của hiện thực, lịch sử, tự nhiên, xã hội và con
người. Kết cấu của tản văn chuyển động đa chiều nhưng đều liên kết vào một điểm. Sự linh hoạt đó hồn tồn có trật tự, có tính liên kết, mang đậm tính văn chương. Nhà văn trong q trình sáng tác đã căn cứ vào ý đồ sáng tác và nhu cầu biểu hiện để sắp xếp, tổ chức văn bản, chất liệu, chi tiết để tạo nên chỉnh thể tác phẩm hoàn chỉnh. Trong lí luận về tản văn, người ta nói đến này là “hình tản mà thần tụ”; Có nghĩa là, xét ở phương diện hình thức, những điều mà tản văn đề cập tới vơ cùng tản mạn, gọi là “hình tản”, nhưng bản chất lại rất thống nhất về chủ đề, tình cảm, tư tưởng, gọi là “thần tụ”, “tụ” ở bên trong, ở những thơng điệp, triết lí vừa chắt lọc, thuyết phục lại vừa khơi gợi những suy ngẫm, cảm xúc ở người đọc.
Nói tản văn là thể loại có dung lượng ngắn gọn là cách nói phỏng ước, bởi dung lượng của tác phẩm được biểu thị ở cấu trúc, ở khả năng bao quát đời sống chứ không chỉ dừng lại ở số lượng câu chữ. Theo Lê Trà My, tính chất ngắn gọn của tản văn được quy định “trước hết là do tản văn thường có cấu tứ dựa trên một tín hiệu trung tâm (một hình ảnh, một chi tiết, một tình huống, một nhân vật…) và xoay quanh một ý tưởng trọng tâm. Ý tưởng tác phẩm được dồn nén ở tín hiệu trung tâm này” [66; tr.42]. Bên cạnh đó, “tính chất ngắn gọn của tản văn còn phụ thuộc vào sự biểu ý đặc thù của nó. Mỗi tác phẩm thường chỉ tập trung biểu hiện ở một ý tưởng nhất định. Cũng có tác phẩm triển khai thành một hệ thống hình ảnh, chi tiết có vai trị tương đương” [66; tr.42].
Người viết tản văn tinh lọc các chi tiết hàm súc, giàu sức gợi, lựa chọn chất liệu từ đời sống để bày tỏ quan điểm của mình. Đó có thể là những tác phẩm được trình bày dưới dạng một mẩu chuyện nhỏ nhằm vẽ lại một vài nét chân dung của ai đó, hoặc kể lại một vài kỷ niệm từng ám ảnh trong ký ức, hay trở về theo dịng hồi niệm, hoặc miêu tả một ấn tượng sâu đậm nào đó dành cho một sự vật, sự kiện, con người có thực trong cuộc đời. Cấu trúc của tản văn thường chọn “hạt nhân” là một tín hiệu thẩm mĩ trung tâm - một biểu tượng, một hình ảnh có tính tượng trưng để
rồi xoay quanh nó mà “dệt” những trường liên tưởng, đan cài cảm xúc và suy tư. Chính vì thế, tản văn có quy mơ nhỏ gọn, khơng dàn trải và thường đạt được tính hàm súc cao.
1.1.2.3. Tản văn là thể loại biểu hiện rõ nét cái tôi tác giả
Đây là đặc điểm nổi bật nhất, tạo nên tính khu biệt của tản văn so với các thể loại khác. Nếu như trong tiểu thuyết, cái tơi tác giả chìm vào các hình tượng nhân vật bộc lộ qua sự tương quan giữa nhiều quan niệm, cách nhìn...; ở trong thơ cái tơi tác giả được thể hiện qua thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình thì ở tản văn, thể loại này biểu hiện rõ nét nhất cái tôi tác giả. Cái tôi ấy hiện diện trong tác phẩm thường là duy nhất, từ đầu đến cuối, bộc lộ tư tưởng, tình cảm của bản thân mình về các vấn đề được đề cập đến, bởi giữa chủ thể lời nói nghệ thuật trong tác phẩm và bản thân người viết có sự gần gũi, gắn kết đặc biệt. Tản văn miêu tả thế giới và con người thông qua việc tự cảm nhận các vấn đề của đời sống, mang đậm tính chủ quan của người viết. Độc giả có thể nhận thấy nhà văn đang thủ thỉ, trút bầu tâm sự của lịng mình, ở đó khơng có sự giả dối, điểm tơ, phóng đại. Chính vì thế, tản văn được viết dưới ý thức, ngôn ngữ và giọng điệu của hình tượng nhân vật này. Thơng qua chủ thể lời nói, hình tượng nhân vật trong tản văn rất gần gũi và mang hình bóng của tác giả.
Ở tản văn, “tự biểu hiện là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu, và do đó sức mạnh của tản văn trước hết là ở nhân cách, bản lĩnh, tầm tư tưởng, cách nhìn cách cảm, ở sự uyên bác và lịch lãm của chính người cầm bút” [66; tr.46]. Nói cách khác, tác giả đã tự “cấp” cho mình cái quyền được tuyên ngôn trực tiếp về các vấn đề liên quan đến đời sống của mình. Do đó, cái tơi tác giả về cơ bản trùng khít với nhân vật xưng tơi trong tác phẩm. Điều này tạo ra cảm giác nhà văn và người đọc đang tương tác, đối thoại trực tiếp với nhau về các vấn đề, hiện tượng của đời sống, xã hội và con người. Dĩ nhiên, những cuộc đối thoại đó là những “cuộc đàm luận trên cấp
độ mỹ học về bất kì một vấn đề gì của cuộc sống, làm nên những sắc điệu thẩm mỹ cho tác phẩm” [66; tr.47].
1.1.2.4. Tản văn có cách thức biểu đạt tự do
Tản văn là thể loại cho phép người viết có thể giải phóng tồn bộ tư tưởng của mình bằng nhiều cách thức khác nhau, khơng bị hạn định, rằng buộc trong một cái khung chật hẹp nào. Trong quá trình sáng tác, người viết tản văn có thể vận dụng thoải mái các thủ pháp của các thể loại, loại hình nghệ thuật khác. Hơn thế, thể loại này “có thể sử dụng kết hợp các thao tác tác tự sự, trữ tình, nghị luận. Nó vừa tái hiện hiện thực trong một chừng mực có thể, vừa là lời tự bạch của cái tôi chủ thể, vừa là lời phát biểu trực tiếp những quan điểm triết luận, những lí lẽ sâu sắc của nhà văn về thế giới và con người” [66; tr.54].
Đặc biệt, trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm, người viết vừa sử dụng ngơn ngữ tồn dân, vừa nâng cao biến thành ngôn ngữ nghệ thuật. Trong tản văn, nhà văn có thể khai thác ngơn ngữ tiếng lóng, tiếng chỉ nghề nghiệp riêng, phương ngữ, kể cả ngôn ngữ mạng Internet theo một ý đồ nghệ thuật nào đó. Tính khẩu ngữ được xem như là một tính chất quan trọng làm nên sắc thái lời văn, giọng điệu của tác phẩm. Trong tản văn, cá tính hóa ngơn ngữ được xem là u cầu quan trọng và là phẩm giá của tác phẩm.
Các đặc điểm cơ bản kể trên đã định hình tản văn thực sự là một thể loại văn học trong hệ thống các thể loại văn học hiện đại. Trong tương quan với các thể loại văn xi khác, tản văn có một vai trị đặc biệt. Một mặt, tản văn góp phần làm phong phú diện mạo văn học dân tộc, đặc biệt từ sau năm 1986, tản văn đã đem lại sự sơi động, mới mẻ cho đời sống văn học nói chung; mặt khác, tản văn cũng là thể loại đặt ra những vấn đề cần thiết cho nghiên cứu, lý luận văn học hiện đại bởi tính phức tạp của nó. Nhờ có một số đặc điểm nổi bật, nhất quán trong các sáng tác nên khi đặt tản văn
bên cạnh những thể loại văn xuôi khác, tản văn vẫn được nhận diện một cách rõ nét.