Giao tiếp với nhân cách.

Một phần của tài liệu Các nhân ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách (Trang 28 - 33)

II. Vai trò của yếu tố hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

2.Giao tiếp với nhân cách.

2.1 Khái niệm về giao tiếp.

Giao tiếp là một dạng hoạt động. Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa người với người trong xã hội hay nói cách khác giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiên thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.

2.2 Vai trò của giao tiếp.

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người do đó không thể thiếu trong sự phát triển nhân cách.

Vd: Khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có nhu cầu giao tiếp, và cụ thể ở đây chính là người mẹ, sau khi được sinh ra thì nhu cầu đó ngày càng phát triển và mở rộng dần; bố, ông ,bà,...

-Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội chuẩn mực xã hội, làm thành bản chất con nguời, đồng thời thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng nhân loại và của xã hội để từ đó tạo nên bản chất con người, làm cho nhân cách phát triển. Và nhất là đối với trẻ em thì ngoài yếu tố để tồn tại thì nó còn giúp trẻ phát triển tâm lí ổn định.

Vd: Cho trẻ tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, bé khỏe bé ngoan,...trẻ sẽ ý thức được vai trò của mình, trẻ sẽ năng động hơn, thích giao lưu, tiếp xúc với mọi người, không sợ khi đứng trước đám đông, hình thành trong trẻ sự tự tin,...

-Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh gía bản thân mình như là một nhân cách để hình thành một thái độ cảm xúc nhất định đối với bản thân, hay nói khác đi qua giao tiếp .con người hình thành năng lực ý thức.

Vd: Trẻ tự so sánh mình vơí các bạn về học lực, sức khỏe, khéo tay, múa dẻo,... để từ đó hình thành sự quýêt tâm cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ không thua kém bạn để làm ông bà, bố mẹ vui lòng và mình cũng được vui và được thưởng.

Giao tiếp của cá nhân được thể hiện qua các mối quan hệ sau: • Quan hệ giữa cá nhân với gia đình.

• Quan hệ giữa cá nhân với bạn bè, mọi người xung quanh. • Quan hệ giữa cá nhân với xã hội.

a. Quan hệ giữa cá nhân với gia đình.

Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống,tâm- sinh lý,

cùng có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định.

Khi đứa trẻ ra đời , trước hết là người mẹ và sau đó là cha và mọi người thân khác trong gia đình đã liên kết lại tạo thành môi trường văn hóa- xã hội đầu tiên của cuộc đời mỗi người- môi trường gia đình. Đây thực sự là một môi trường xã hội đầu tiên và gần gũi nhất của các cá nhân, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển, nhất là trẻ em. Trong đó vai trò trung tâm thuộc về nhân cách và sự giáo dục của người mẹ.

Gia đình là môi trường và tác nhân quan trọng đảm bảo sự sống ,chăm sóc và giáo dục con người đạt được tới mức tối đa các giá trị xã hội cơ bản; là màng lọc giúp con người khắc phục được những tác động tự phát của những yếu tố tiêu cực ngoài xã hội, giúp con người thích ứng với cuộc sống phức tạp và đầy biến động.

Gia đình văn hóa, sống lành mạnh, sống có chuẩn mực đạo đức là tấm gương để con cái noi theo.

b.Quan hệ giữa cá nhân với bạn bè và nhóm

Nhân cách của con người còn bị tác động bởi sự giao tiếp với bạn bè ,với những người xung quanh.

khi con người có sự tương tác với bạn bè và người xung quanh thì các mô hình kĩ năng xã hội cơ bản và cách ứng xử của con người

Ví dụ:Những trẻ em quan hệ ít với bạn bè trong thời kì thơ ấu thường sau này dễ bị rối loạn nghiêm trọng về cảm xúc và hành vi .Trong nhóm bạn cùng lớp ,những trẻ bị các bạn xa lánh, từ bỏ,khi lớn lên sẽ gặp các khó khăn về tâm lý, từ đó có nguy cơ cao về lệch chuẩn nhận thức xã hội, hành vi trong ứng xử (có vấn để trong nhận định ,đánh giá các vấn đề xã hội và có các hành vi trộm cắp hay các hành vi phạm pháp khác).

Con người thường bắt trước các khuôn mẫu hành vi của người khác, trước hết và gần gũi là hành vi của bạn, nên có thể học ,bắt chước bạn cả những hành vi tốt và không tốt.

Ví dụ:

Nếu đứa trẻ nhìn thấy bài kiểm tra của bạn có hình vẽ và được cô giáo cho điểm cao, trong bài kiểm tra trẻ sẽ cố gắng vẽ hình để được điểm cao như bạn.

Bạn bè là tấm gương tốt nhất để cá nhâ soi và phát hiện ra chính mình. Trong quá trình tương tác với bạn , các hành vi của con người được cá nhân tiếp nhận và phản ứng theo sự cảm nhận của cá nhân , nhờ quan sát các phản ứng đáp lại mà cá nhân nhận ra hiệu quả tác động của mình, từ đó điều chỉnh , tăng cường hoặc làm mất nó.

c. Quan hệ giữa cá nhân với xã hội

là các tập thể.Tập thể là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung phục tùng các mục đích của xã hội.

Tập thể có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách.Trước hết, tập thể giúp cá nhân tìm thấy chỗ đứng của mình và thõa mãn nhu cầu hoạt đông, giao tiếp. Vì vậy, hoạt động tập thể là điều kiện, đồng thời là phương thức thể hiện và hình thành những năng khiếu, năng lực và các phẩm chất trong nhân cách.Tập thể tác động đến nhân cách qua hoạt động cùng nhau, qua dự luận tập thể,truyền thống tập thể, bầu không khí tập thể.Nhờ vậy, nhân cách của mỗi cá nhân liên tục được điều chỉnh, điều khiển cũng như phải thay đổi để phù hợp với các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia. Ngược lại, mỗi cá nhân tác động tới cộng đồng, xã hội, tới cá nhân klhác thông qua tập thể.Chính vì thế, trong giáo dục người ta thường vận dụng nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng

Một môi trường xã hội lành mạnh, như nền dân chủ, các quan hệ xã hội, điều kiện văn hoá - tinh thần của xã hội có sự phát triển hài hoà… thì sẽ tạo điều kiện cho tính tích cực của nhân cách phát huy.

*Kết luận:

Tóm lại giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa người và người, một nhân tố cơ bản của việc hình thành và phạt triển tâm lý ý thức, nhân cách. Song hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong công đồng, trong nhóm và tập thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy , hoạt động và giao tiếp cá nhân là yếu tố trực tiếp quyết định đối với sụ hình thành và phát triển nhân cách.Con người luôn sống trong môi trường nhưng môi trường không quyết định nhân cách của con người mà chính những hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp của cá nhân trong môi trường đó mới chi phối đến đời sống tâm lý và hình thành nhân cách của cá nhân.Ngạn ngữ Pháp có một câu nói “anh hãy cho tôi biết bạn của anh là ai,tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào.”

Như vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng

giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Như thế, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên.

Hoạt động các nhân có liên quan mật thiết với các nhân tố di truyền, môi trường và giáo dục. Toàn bộ các nhân tố này họp lại thành một chỉnh thể và có tác động đồng bộ đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Trong đó:

• Nhân tố di truyền đóng vai trò tiền đề.

• Nhân tố môi trường đóng vai trò điều kiện.

• Nhân tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo

• Và nhân tố hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định t

Một phần của tài liệu Các nhân ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách (Trang 28 - 33)