1. Công ước này sẽ được mở để cho việc kí kết tại Montreal vào ngày 28 tháng 5 năm 1929 bởi các quốc gia tham gia vào Hội nghị quốc tế về luật hàng không được tổ chức tại Montreal từ ngày 10 tới ngày 28 tháng 5 năm 1999. Sau ngày 28 tháng 5 năm 1999, Công ước sẽ được mở cho tất cả các quốc gia ký kết tại trụ sở của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ở Montreal cho tới khi có hiệu lực theo khoản 6 của điều này.
2. Tương tự, công ước này cũng sẽ được mở cho các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực ký kết. Theo công ước này, một “Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực” được hiểu là bất kỳ tổ chức nào được thành lập bởi các quốc gia có chủ quyền của một vùng lãnh thổ nhất định, có thẩm quyền đối với các vấn đề nhất định được điều chỉnh bởi Công ước này và đã được trao quyền ký kết, phê chuẩn, chấp nhận hoặc gia nhập Công ước. Tương quan với “một quốc gia thành viên” hoặc “các quốc gia thành viên” trong Công ước này, trừ quy định tại khoản 2 điều 1, khoản 1(b) điều 3, khoản (b) điều 5, điều 23, 33, 46 và khoản (b) điều 57, áp dụng tương tự với
tổ chức hội nhập kinh tế khu vực. Theo điều 24, các trường hợp tương tự của “đa số các quốc gia thành viên” và “một phần ba các quốc gia thành viên” sẽ không được áp dụng đối với Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực.
3. Công ước này sẽ là bắt buộc đối với các quốc gia và các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực khi đã ký.
4. Bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức hội nhập kinh tế khu vực nào khơng ký vào cơng ước có thể chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập bất cứ lúc nào.
5. Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập sẽ được lưu lại bởi Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, mà sau đây sẽ được gọi là Cơ quan lưu chiểu.
6. Cơng ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 60 kể từ ngày Cơ quan lưu chiểu lưu văn kiện thứ 30 của sự thông qua, phê chuẩn, chấp thuận, hoặc thừa nhận giữa các quốc gia thành viên đã được lưu chiếu trong văn kiện. Một văn kiện đã được lưu bởi Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực sẽ khơng được tính vào trong điều khoản này.
7. Đối với các quốc gia và các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực khác, cơng ước này sẽ có hiệu lực sáu mươi ngày sau ngày lưu chiểu của văn kiện thông qua, phê chuẩn, chấp thuận hoặc thừa nhận.
8. Cơ quan lưu chiểu sẽ nhanh chóng thơng báo cho các bên ký kết và các quốc gia thành viên về: (a) Mỗi chữ ký vào bản công ước và thời điểm ký;
(b) Mỗi bản lưu chiểu của một văn kiện thông qua, phê chuẩn, chấp thuận hoặc thừa nhận và thời điểm của nó;
(c) Thời điểm hiệu lực của cơng ước;
(d) Thời điểm có hiệu lực của bất kỳ điều chỉnh nào về giới hạn trách nhiệm được quy định bởi công ước này;
(e) Bất kỳ tuyên bố bãi bỏ công ước nào theo Điều 54.
Điều 54 - Tuyên bố bãi ước
1. Bất cứ quốc gia thành viên nào đều có thể bãi bỏ Cơng ước này bằng văn bản thông báo tới Cơ quan lưu chiểu.
2. Tuyên bố bãi ước sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày Cơ quan lưu chiểu nhận được thông báo.
Điều 55 - Mối quan hệ với các văn kiện của công ước Vacsava