Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có một số báo cáo về cắt đại tràng trái và đại tràng Sigma điều trị ung thư đại tràng. Tuy nhiên, các kết quả có sự khác biệt tương đối rõ ràng về:
- Tỷ lệ tái phát và thời gian sống thêm khơng bệnh
- Thời gian tái phát bệnh trung bình
- Tỷ lệ tử vong và thời gian sống thêm toàn bộ sau mổ
5.1. Tỷ lệ tái phát và thời gian sống thêm không bệnh
Tỷ lệ tái phát và sống thêm không bệnh sau mổ là những yếu tố quan trọng đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt đại tràng điều trị ung thư đại tràng Sigma.
Theo Hữu Hoài Anh qua nghiên cứu 78 bệnh nhân cắt đại tràng trái và đại tràng Sigma điều trị ung thư đại tràng, tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 7 năm 2014 thì kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tái phát đến thời điểm kết thúc nghiên cứu gặp 16,2%. Trong đó di căn gan 2,7%, phổi 2,7%, gan cùng với phổi 1,3%, xương 1,3%, tại chỗ 8,1%. Tỷ lệ bệnh nhân bị di căn tạng cũng phù hợp với đặc điểm di căn xa của ung thư đại tràng là chủ yếu di căn gan và phổi [2].
Tuy nhiên theo một nghiên cứu khác của Park (2010) nghiên cứa trên 237 bệnh nhân được phẫu thuật cắt đại tràng Sigma điều trị ung thư theo dõi trong 5 năm có tỷ lệ tái phát 6,1% [14].
5.2. Thời gian tái phát bệnh trung bình
Theo Hữu Hồi Anh: Thời gian tái phát bệnh trung bình 54,8 tháng. Tỷ lệ tái phát sau 1, 2, 3, 4, 5 năm tính theo phương pháp Kaplan-Meier lần lượt là 5,4%, 8,3%, 13%, 21,8% và 36,3% [2].
Theo Nguyễn Văn Xuyên và cộng sự nghiên cứu trên 51 BN cắt đại tràng Sigma điều trị ung thư đại tràng theo dõi 5 năm có thời gian tái phát trung bình là 45,6 tháng
Nghiên cứu của Braga M (2011) trên 1134 BN theo dõi trong 10 năm có tỷ lệ tái phát 5 năm sau mổ 32,5%, thời gian tái phát trung bình là 55,6 tháng [13].
Nghiên cứu của Zhang C (2011) trên 265 BN theo dõi trong 7 năm có tỷ lệ tái phát 5 năm sau mổ là 19,3%, thời gian tái phát trung bình là 65 tháng [15].
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ và thời gian tái phát 5 năm sau mổ của các tác giả khác nhau thấy khác nhau dao động nhiều từ 4% đến 40%.
Sự khác nhau có thể do lựa chọn bệnh nhân, kỹ thuật mổ, điều kiện chăm sóc, theo dõi điều trị sau mổ khác nhau.
5.3. Tỷ lệ tử vong và thời gian sống thêm toàn bộ sau mổ
Theo Nguyễn Văn Xuyên và cộng sự nghiên cứu trên 51 BN cắt đại tràng Sigma điều trị ung thư đại tràng theo dõi 5 năm, tỉ lệ sống sau mổ 3 năm và 5 năm lần lượt là 83,3% và 75%.
Theo Hữu Hoài Anh kết quả nghiên cứu thấy đến thời điểm kết thúc nghiên cứu có 11,8% bệnh nhân tử vong. Thời gian sống thêm tồn bộ trung bình 57,8 tháng.
Tỷ lệ sống thêm tồn bộ sau 1, 2, 3, 4, 5 năm tính theo phương pháp Kaplan-Meier lần lượt là 98,7%, 94,3%, 92,6%, 90,3%, 85,5%.
Theo Đồn Thành Cơng tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ 1, 2, 3 năm lần lượt là: 100%, 94,2%, 88,1% [2].
Theo Nguyễn Cường Thịnh lần lượt là 93,4%, 96,8%, 89,5% [2]. Theo Phạm Đức Huấn có tỷ lệ sống sau 5 năm 37,1% [2].
Sự khác nhau về thời gian sống thêm sau mổ qua thống kê của các tác giả có thể do sự lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu, kỹ thuật mổ, thời gian theo dõi… khác nhau.
Phân tích một số yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm tồn bộ và sống thêm khơng bệnh:
Một số tác giả cho rằng vị trí u đại tràng liên quan tới thời gian và tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ. Thời gian tái phát bệnh trung bình với nhóm kích thước u khác nhau có sự khác biệt tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi.
Thời gian sống thêm tồn bộ trung bình với nhóm kích thước u khác nhau thấy khác biệt. Đa số tác giả cho rằng kích thước u đại tràng càng lớn liên quan tới thời gian và tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ.
Thời gian tái phát bệnh trung bình với mức độ xâm lấn u có khác biệt. Thời gian sống thêm trung bình với mức độ xâm lấn u có sự khác biệt nhưng chưa có ý nghĩa. Hầu hết các tác giả kết luận mức độ xâm lấn u có liên quan tới thời gian và tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ.
Thời gian tái phát bệnh trung bình của nhóm chưa có di căn và có di căn hạch có khác biệt. Thời gian sống thêm trung bình của nhóm khơng di căn và có di căn hạch thấy khác biệt. Các nghiên cứu đều có kết luận di căn hạch có liên quan tới thời gian và tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ.
Thời gian sống thêm trung bình của nhóm khơng di căn xa và có di căn xa có khác biệt. Các tác giả khẳng định di căn xa liên quan tới tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ.
Thời gian tái phát trung bình của nhóm giai đoạn bệnh I, II và III, IV có sự khác biệt nhưng chưa rõ ràng. Thời gian sống thêm tồn bộ trung bình của nhóm giai đoạn I, II với nhóm giai đoạn III, IV khác biệt nha. Các nghiên cứu
cho thấy giai đoạn bệnh có liên quan tới thời gian và tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ [2].
KẾT LUẬN
Ung thư đại tràng Sigma là loại ung thư thường gặp trong các loại ung thư đường tiêu hóa và hay gặp ở các bệnh nhân cao tuổi. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, ung thư đại trực tràng hồn tồn có thể chữa khỏi được đồng thời cho người bệnh cơ hội sống vui vẻ và lâu dài như một người bình thường khơng mắc bệnh tật gì. Do đó việc nhận biết các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm ung thư đại tràng trong cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại kết quả tốt trong công tác điều trị ung thư đại tràng. Hiện nay việc chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng đã có nhiều tiến bộ. Sự phát triển của khoa học và kỹ thuật giúp cho việc đánh giá đặc điểm bệnh ung thư đầy đủ hơn, góp phần làm thay đổi phác đồ điều trị.
Bệnh có tỉ lệ tử vong, tỉ lệ tái phát và di căn cao.
Kĩ thuật cắt đại tràng Sigma điều trị ung thư đại tràng Sigma ngày càng hồn thiện. Do có nhận thức sự hiểu biết về cấu tạo giải phẫu đại tràng cũng như nhận thức mới về tầm quan trọng trong việc nạo vét hạch giảm thiểu tỉ lệ tái phát, di căn.
Thời gian sống thêm sau phẫu thuật ngày càng được gia tăng, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa các nghiên cứu do có sự khác biệt về trình độ kĩ thuật, trang thiết bị của các trung tâm phẫu thuật, do vậy chưa thể khẳng định được mức độ hiệu quả của các phương pháp phẫu thuật.