4.3.1 Chế tạo hệ thống vít tải a. Chế tạo vỏ vít tải - Chọn ống thép đúc có sẵn để làm vỏ vít tải. - Kích thước của ống thép: + Đường kính ngồi: 113mm. + Đường kính trong: 109mm. + Bề dày: 2mm. + Chiều dài: 2260mm.
Trên vỏ vít tải ta hàn sẵn 1 tấm thép kích thước 180mm x 120mm có khoan 4 lỗ lắp vừa 4 lỗ đế động cơ. Tấm thép được hàn với ống bao thông qua 2 tai
đặt theo hình chữ V.
Cấu tạo vỏ vít tải được mơ tả qua hình 22.
Hình 22: Vỏ vít tải
b. Chế tạo 2 nắp bịt đầu lắp trên 2 đầu ống bao ngoài
Hai nắp được chế tạo bằng tôn 2mm. Trên hai nắp khoan 4 lỗ để bắt ổ bi tự lựa.
Hình 23: Nắp bịt đầu
c. Chế tạo cửa nạp liệu và cửa tháo liệu * Chế tạo cửa nạp liệu
Xẻ dọc ống bao theo đường kính, chiều dài 200mm.
Xẻ trên ống bao 1 lỗ có chiều dài cung 124mm và chiều cao 53mm.
Chế tạo 1 hình hộp chữ nhật bằng thép tấm với mặt cắt ngang có kích thước 100mm x 50mm.
Mài bo cung 2 mặt có kích thước 100mm theo biên dạng của lỗ đã khoét trên ống.
Mài vát 2 mặt cịn lại sao cho lắp khít với lỗ đã khoét trên ống bao. Trên 2 mặt vừa được mài bo cung khoan các lỗ để lắp cánh phân dòng. Ghép hộp chữ nhật vào lỗ đã cắt trên ống bao bằng phương pháp hàn.
Cánh phân dịng được chế tạo bằng tơn có độ dày 1mm, 1 đầu được cuộn để lắp chốt với các lỗ vừa khoan. Nhờ chốt và các lỗ mà góc của cánh phân dịng có thể thay đổi để điều chình 2 dịng giá thể vào 2 thùng chứa giá thể.
Hình 24: Cửa tháo liệu
d. Chế tạo thùng cấp liệu
Khai triển thùng cấp liệu ra 1 mặt phẳng. Dùng tơn dày 1,5mm cắt theo hình đã khai triển rồi hàn lại với nhau.
Sau đó hàn thùng cấp liệu vào ống bao ngồi tại vị trí cửa nạp liệu.
e. Chế tạo vít tải * Trục vít tải:
Chọn trước trục có đường kính 24mm bằng thép CT3, chiều dài 2460mm.
* Chế tạo cánh vít:
- Dùng bìa các tơng cắt theo biên dạng cánh vít, gá lên trục vít rồi chỉnh sửa để đạt yêu cầu.
- Cắt các tấm tôn dày 1,5mm theo tấm bìa các tơng đã khai triển. - Có 2 phương pháp chế tạo cánh vít:
+ Phương pháp 1:
Hàn các tấm tôn đã cắt lại với nhau. Khoan lỗ ở 2 đầu của khối lá tôn đã hàn, dùng pa lăng kéo khối lá tôn cho đến khi đạt được kích thước u cầu.
Phương pháp này khó đạt được độ chính xác cần thiết. + Phương pháp 2:
Lồng các tấm tơn đã cắt vào trục. Định vị tấm tôn đầu tiên lên trục bằng phương pháp hàn chấm sao cho tấm tơn phải vng góc với trục. Sau đó kéo dãn tấm tơn để đạt được bước xoắn và góc nghiêng cần thiết rồi hàn. Các tấm tơn cịn lại được hàn đuổi so với tấm tôn đầu tiên. Chú ý: Trong quá trình hàn đuổi phải đảm bảo độ nghiêng và độ song song giữa các cánh xoắn. Sau khi
đã định vị các tấm tôn trên chiều dài của trục, ta sẽ hàn chắc chúng lại.
Khi đã hình thành được một trục vít tải sơ bộ, ta đặt vít tải đó lên hai khối chữ V, dùng tấm so để kiểm tra độ cao cánh vít tải và độ đồng tâm. Trong quá trình kiểm tra, đánh dấu những vị trí khơng đều rồi tiến hành mài lại các vị trí đó.
Lắp trục vít vào ống bao ngồi rồi quay sơ bộ để kiểm tra khe hở giữa đỉnh cánh vít và bề mặt trong của ống bao ngồi.
Hình 26: Vít tải