Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 1991-1999

Một phần của tài liệu kinh_te_nong_nghiep_nong_thon_co_so_ly_luan_va_thuc_tien_tai_an_do (Trang 25 - 26)

III. Các cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ từ năn 1991 đến nay

1. Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 1991-1999

Từ năm 1991 Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách tồn diện. Trong đó, nơng nghiệp là một lĩnh vực trọng tâm. Ấn Độ nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có cải cách nơng nghiệp một cách tồn diện mới làm cho kinh tế tăng trưởng bền vững thực sự. Với chủ trương này, hàng loạt những biện pháp đã được Ấn

Độ áp dụng trong quá trình cải cách, đó là:

9 Tăng cường kết cấu hạ tầng trong nơng nghiệp. Về thủy lợi, Chính phủ đã đưa ra kế hoạch phát triển các nguồn nước, lập quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nước cho 100 khu vực được ưu tiên. Các lĩnh vực bảo quản, chế biến, tiếp thị sau thu hoạch... cũng được tăng cường đầu tư. Việc sử dụng phân bón được chú ý hơn. Nhà nước đã chi 10 triệu USD cho chương trình cải tạo và khai thác đất hoang.

9 Quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng sản lượng lương thực tại miền Đông và Đông Bắc, mở rộng và củng cố các hợp tác xã.

9 Khuyến khích nghề làm vườn, trồng hoa, cây dược liệu, trồng rừng, tăng xuất khẩu các sản phẩm thuộc lĩnh vực này.

9 Thành lập trung tâm dự báo mùa màng quốc gia giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất. 9 Sửa đổi Luật Hàng hố thiết yếu, kiểm sốt chặt chẽ việc tích trữ và buôn bán các loại nông sản

nhằm ổn định thị trường.

9 Xây dựng chương trình quốc gia về công nghiệp hố nơng thôn, với kế hoạch mỗi năm triển khai ở 100 nhóm làng xã.

Từ năm 1992, tất cả những kiểm soát về giá cả đối với các loại phân bón dùng trong nơng nghiệp

được dỡ bỏ. Tháng 4-1995, kế hoạch bảo hiểm toàn diện cho mùa màng đã được đưa ra, trong đó, phí

bảo hiểm được phân chia giữa các bang và trung ương, theo tỷ lệ 1/2. Về nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp: Các ngân hàng nông thôn ở từng khu vực đã được thành lập và đã đóng góp tới 11% lượng tín dụng để phát triển nơng nghiệp.

Nhìn chung, nếu so với những bước tiến của tài chính, thương mại, cơng nghiệp và dịch vụ thì những thành quả của nền nơng nghiệp chưa tương xứng song đã để lại nhiều dấu ấn. Tuy nhiên, muốn đánh giá đúng những thành tựu của nông nghiệp Ấn Độ, cần phải thấy rằng, nông nghiệp Ấn Độ chỉ sở hữu khoảng 2,3% diện tích đất đai của thế giới nhưng nó là nguồn sống chủ yếu của 58% dân số Ấn Độ, tức là đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 17,5% dân số của thế giới. Sản xuất lương thực của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, các kết quả đạt

được của nông nghiệp Ấn Độ trong công cuộc cải cách này khơng được thể hiện rõ vì ngay sau đó, cuộc cải cách kinh tế lần hai được áp dụng.

Một phần của tài liệu kinh_te_nong_nghiep_nong_thon_co_so_ly_luan_va_thuc_tien_tai_an_do (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)