II. NỘI DUNG
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử
Thứ nhất, xây dựng và ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể việc giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trên các website thương mại điện tử quốc tế
Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các bên, do đó, nếu khơng đạt được sự thống nhất ý chí thì sẽ khơng có hợp đồng. Trong giao kết hợp đồng theo mẫu, hợp đồng hình thành khơng dựa trên cơ sở thống nhất ý chí tự do của người tiêu dùng vì vậy quyền lợi của họ đã bị tước bỏ, ví dụ: cơ hội thảo luận, bàn
26
bạc các điều khoản của hợp đồng. Để đảm bảo tính cơng bằng trong giao dịch thương mại quốc tế giữa người bán và người tiêu dùng, pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử quốc tế cần đưa ra những quy định cụ thể hơn với hợp đồng mẫu trên các website thương mại điện tử. Bên cạnh các quy định chung và mang tính kỹ thuật về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử nước ngồi thì Nhà nước cịn cần phải xây dựng và ban hành các quy định chi tiết về nội dung của các hợp đồng thương mại điện tử mẫu được đưa lên website.
Thứ hai, tăng cường kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử quốc tế
Để tăng cường kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử, Chính phủ, các bộ ban ngành hữu quan cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thuế hiện hành để phù hợp với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại điện tử trong thương mại quốc tế. Sau cơng tác rà sốt, ta sẽ phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo hoặc đã lạc hậu với sự phát triển nhanh như thương mại điện tử. Phối hợp với các doanh nghiệp có sàn giao dịch điện tử trao đổi, lường trước các trường hợp, rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch thương mại điện tử.
Về vấn đề thuế và hải quan đối với các giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần ban hành đầy đủ các quy định hướng dẫn về việc kê khai, thực hiện các thủ tục hải quan đối với các sản phẩm và chính sách thuế cụ thể áp dụng với đối tượng này. Hiện Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có bất kỳ quy định nào về việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua sàn giao dịch điện tử trong khi ngành logitics tại Việt Nam ngày càng phát triển. Đây có thể là một lỗ hổng lớn nếu các ngành luật liên quan đến hoạt động thương mại điện tử khơng có quy định rõ ràng. Việc ban hành các quy định về thuế và hải quan đối với hoạt động thương mại điện tử là cần thiết và phải được xây dựng phù hợp với khuyến cáo của OECD.
27
III. KẾT LUẬN
Bài viết đã phân tích những vấn đề nội dung cơ bản của thương mại điện tử trong thương mại quốc tế để hiểu được sự phức tạp của loại hình thương mại này. Thông qua khái niệm, đặc điểm và các quy định pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, có thể thấy quy định pháp luật về hoạt động thương mại điện tử nằm rải rác ở nhiều ngành luật, nghị định, thông tư dẫn đến pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến thương mại điện tử trong thương mại quốc tế cũng rất khó khăn, yêu cầu cấp thiết đặt ra là hoàn thiện pháp luật thương mại quốc tế để Việt Nam sẵn sàng hội nhập thế giới.