GÓP PHẦN ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu dạy học lịch sử địa phương theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT (Trang 29 - 32)

HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

1.Yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của chuyên đề

Đã trình bày tại phần TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ, Mục 3.Mục tiêu, Trang 9.

2. Bảng mô tả yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi và bài tập chuyên đề

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Mô tả mức độ cần đạt 1. Hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm. Biết được 03 hoạt động tiêu biểu đã trình bày. Hiểu được cách làm thơng qua sự hướng dẫn của giáo viên. Đánh giá được tính chất quan trọng của những hoạt động trải nghiệm thực tế. Liên hệ điều kiện kinh tế xã hội địa phương.

2. Hoạt động trải nghiệm thực tế. Biết cách làm một số hoạt động cụ thể. Nhận thức được ý nghĩa của các hoạt động. Tạo ra những sản phẩm cụ thể. Vận dụng vào cuộc sống.

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Mô tả mức độ cần đạt 3. Trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, phát triển những giá trị văn hóa. Là học sinh em phải làm gì để bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa quê hương.

Ý thức được sứ mệnh lịch sử của cá nhân mình đối với việc bảo vệ, giữ gìn.

Truyền thơng được những thơng tin về văn hóa. Đưa ra ý tưởng mới, có tính đột phá, soạn thảo được chuyên đề về văn hóa.

3. Biên soạn câu hỏi theo bảng mô tả

Câu 1 : Trình bày các bước gói bánh chưng xanh bằng lá dong trong ngày tết. Câu 2. Từ những trải nghiệm thực tế em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về một hoạt động văn hóa tiêu biểu nơi quê hương em đang sống.

Câu 3. Phát biểu nhận thức của bản thân em về những giờ học chuyên đề ngoại khóa lịch sử tìm hiểu di sản văn hóa truyền thống phi vật thể trên quê hương Hà Tĩnh.

4. Xây dựng hướng dẫn chấm câu hỏi đã biên soạn (Không xây dựng).IV. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ IV. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ

1. Kết quả áp dụng đề tài

Sau hoạt động trải nghiệm tôi đã tiến khảo sát về đề tài tại khối lớp 12 của đơn vị mình cơng tác và có kết quả cụ thể như sau:

Khối 12 Số lấy ý kiến của học sinh là 415 em. Khơng thích hoạt động trải nghiệm đã tiến hành Thích hoạt động trải nghiệm đã tiến

hành

Đặc biệt yêu thích hoạt động trải nghiệm đã tiến hành.

SL % SL % SL %

18 4.0 52 13 345 83

Nhận xét: Qua kết quả điều tra cho ta thấy việc chủ động xây dựng nội dung, thiết kế

dạy học định hướng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh đã có hiệu quả tích cực thật sự.

Giáo viên phải chủ động xây dựng nội dung dạy học để đáp ứng việc giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục văn hóa truyền thống cho cho học sinh.

2. Một số kinh nghiệm khi xây dựng chuyên đề định hướng một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Lịch sử cấp THPT. nghiệm cho học sinh trong dạy học Lịch sử cấp THPT.

2.1.Trên cơ sở việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, Tổ bộ môn cần chủ xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình dạy học, thiết kế các chuyên đề mới, mạnh dạn đưa ra những ý tưởng mới cho dù còn những hạn chế nhất định, đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chun mơn, chú trọng đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng mới, ứng dụng CNTT trong dạy học, bám sát các chỉ đạo của cấp trên.

2.2. Khi xây dựng chuyên đề phải lựa chọn hình thức và phương pháp cụ thể để dễ tiến hành thực hiện.

2.3. Xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể, chuẩn bị chu đáo, an toàn về mọi hoạt động.

2.4. Quán triệt tư tưởng giáo dục học sinh triết lí học đi đơi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, trang sách liên hệ với cuộc sống.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xây dựng chuyên đề về trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử về các giá trị văn hóa cụ thể mang tính thường nhật ở địa phương là một điều khá mới mẻ, nhiều khi bản thân cứ ngỡ như sai lầm nhưng tơi đã chủ động nghiên cứu và tìm ra một hướng mới. Sau một quá trình thu thập, xử lí tài liệu, tham khảo các sáng kiến trên trang thông tin của các trường, và giúp đỡ của đồng nghiệp đề tài đã được thực hiện.

Hi vọng đề tài sẽ thành cơng, góp phần bé nhỏ vào việc đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông, là tư liệu, công cụ cho giáo viên dạy học lịch sử chia sẻ, tìm hiểu, trau dồi chuyên mơn nghiệp vụ. Sáng kiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT.

2. Kiến nghị

2.1. Về phía giáo viên

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng nội dung, thiết kế dạy học các chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử. Tích cực học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng đổi mới phương

pháp, tránh bị động, đối phó, ln ln tiếp thu tri thức khoa học của nhân loại để từng bước nâng cao trình độ tay nghề.

Ứng dụng những thành tựu mới nhất của sử học, của công nghệ, cũng như những sáng kiến kinh nghiệm, nhằm từng bước đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.

Quán triệt sâu sắc các chỉ đạo của BGH, Sở GDĐT, Bộ để thực hiện nhiêm túc nhiệm vụ của bản thân.

2.2. Về phía các cấp quản lí

2.2.1. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo

Cần phổ biến rộng rãi các sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên đạt kết quả cao để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.

2.2.2 Đối với trường trung học phổ thơng

Tăng cường vai trị hoạt động của các Tổ chuyên môn nhằm trao đổi thông tin khoa học, phương pháp dạy học mới, đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ.

Khen thưởng thích đáng cho những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cao nhằm động viên đội ngũ nhà giáo say mê nghiên cứu khoa học, cải tiến việc dạy học.

Tổ chức nhiều hoạt động giúp học sinh có nhiều hơn các sân chơi để trải nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

01.Almanach những nền văn minh thế giới. NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội 1995.

02. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thơng và mơ hình trường phổ thơng gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

03. Nguồn tài liệu tìm hiểu qua mạng internet, các SKKN trên trang điện tử của các trường THPT ở Hà Tĩnh.

04. Phương pháp dạy học lịch sử- Phan Ngọc Liên-NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2003.

05. Kinh nghiệm thực tế của bản thân. HẾT

Một phần của tài liệu dạy học lịch sử địa phương theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w