CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Cộng hưởng từ (MRI) trong chẩn đoán uhm
MRI được sử dụng trong chẩn đoán u hốc mắt lần đầu vào năm 1984. Ngày nay, MRI trở thành một phương tiện chẩn đốn hình ảnh quan trọng để phát hiện và mô tả các bệnh lý nhãn cầu và hốc mắt. MRI cho hình ảnh trên nhiều mặt phẳng (ngang, đứng dọc, đứng ngang và bất kỳ mặt phẳng nghiêng nào) mà không cần điều chỉnh tư thế của bệnh nhân. MRI đánh giá tốt đặc tính mơ mềm cũng như hiện tượng thối hóa bao myelin, các sang thương mạch máu hoặc xuất huyết. MRI cịn cung cấp độ tương phản mơ của các cấu trúc ở đỉnh hốc mắt, ở ngoại vi hốc mắt và các u vùng sọ não – hốc mắt tốt hơn.
MRI có thể phân biệt rõ các cấu trúc giải phẫu trong hốc mắt: nón cơ, các thành phần trong ngồi nón, TKTG, nhãn cầu và tuyến lệ. Khoang trong nón là khoang nằm trong nón cơ trong đó có TKTG. Trên MRI mặt phẳng trán thì T2W, giữa TKTG và bao của nó tăng tín hiệu nhẹ. Sở dĩ có vịng tăng tín hiệu nhẹ giữa TKTG và bao của nó là do có khoang dưới nhện chứa dịch não tủy, trên T1W nó giảm tín hiệu và khác biệt rõ so với mô mỡ xung quanh. Trên mặt phẳng dọc TKTG có dạng hình chữ S. TKTG dãn lớn hình thoi cho thấy chẩn đốn u tế bào đệm của TKTG. U màng não bao TKTG thì ít gặp hơn, thần kinh sẽ phình to ra dạng hình ống do u xuất phát từ bao TKTG, có thể thấy dấu hiệu đường ray và 1/3 trường hợp có vơi hóa [12].
Mặt phẳng trán (coronal) là mặt phẳng quan trọng để khảo sát hốc mắt khoang trong nón, cho phép phát hiện những u nhỏ nằm trong nón, có thể xác định sự xâm nhiễm vào các cơ vận nhãn, mối liên quan với TKTG và sự lan rộng ra khoang ngồi nón. Thường các tổn thương trong nón giảm tín hiệu trên T1W và tăng trên T2W như: các u mạch dạng hang, viêm giả u, dãn tĩnh mạch, hiếm gặp hơn gồm có những u bạch mạch, u sợi thần kinh, u di căn…
Bốn cơ thẳng tạo thành cấu trúc gọi là nón cơ. Nón cơ chia hốc mắt thành hai phần: trong nón và ngồi nón. Khoang ngồi nón là khoang được
giới hạn bởi khoảng ngoài cơ vận nhãn và thành xương hốc mắt. Mặt phẳng khảo sát rõ nhất là mặt phẳng trán vì xương và cơ sẽ dễ phân biệt. Nhãn cầu vận động được là do sự phối hợp của các cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo. Bệnh lý nằm ngồi nón cơ có thể là sự phì đại của cơ và gân cơ, cơ thường có tín hiệu thấp hơn mơ mỡ hậu nhãn cầu trên T1W, tương phản giữa cơ và gân cơ càng rõ hơn trên T2W. Bệnh lý thường gặp do phì đại cơ là bệnh lý mắt do nội tiết ở bệnh Graves. Các thương tổn ngồi nón có thể gặp nữa là: viêm cơ, viêm giả u hốc mắt, lymphôm, u mạch máu dạng mao mạch, đa u sợi thần kinh, sarcôm cơ vân, chấn thương và hiếm gặp là rò động tĩnh mạch mắt [20].
Trên mặt phẳng trán, khi lấy TKTG làm tâm và 4 cơ thẳng trên, dưới, trong, ngồi ở 4 phía, hốc mắt được chia thành các vị trí: trên, dưới, trong, ngồi, trên trong, trên ngồi, dưới trong, dưới ngoài và trung tâm (TKTG).