Giới thiệu về 01 điểm du lịch mà anh chị thích.

Một phần của tài liệu Anh chị hãy xây dựng 01 tuyến du lịch nội tỉnh và 01 tuyến du lịch liên tỉnh (tối thiểu 03 tỉnh) xây dựng 01 tuyến du lịch nội tỉnh (Trang 28 - 53)

Bài giới thiệu về thị trấn Sa Pa - Vùng đất của sương mù Bài làm :

+) Bản Cát Cát: bản Cát Cát nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng hơn 1km. Con

đường dẫn vào bản có độ dốc và uốn lượn quanh co. Bản Cát Cát là bản sinh sống của cộng đồng dân tộc H'mông với các nghề truyền thống như: trồng lúa trên ruộng bậc thang, nghề se lanh dệt vải thổ cẩm, nghề đúc bạc... Bản Cát Cát nằm ngay dưới thung lũng bên cạnh dãy núi Hồng Liên Sơn, nơi có đỉnh Fansipan nổi tiếng. Với những giá trị truyền thống vẫn cịn được giữ gìn và bảo tồn, bản Cát Cát được xem là một nơi lý tưởng dành cho các du khách thập phương ghé thăm. Con đường đi sâu vào bản xen lẫn gồm nhiều bậc thang đá, đường đất và cả đường nhựa. Ở đầu bản là con đường gồm nhiều bậc thang được lát đá vuông vức với hai bên là những ngôi nhà cổ truyền thống của người bản địa và các cửa hàng trưng bày đồ lưu niệm các sản phẩm từ vải thêu, đồ trang sức bạc, đặc sản thảo mộc Sa Pa... Vào sâu hơn sẽ có hai nhánh đường đất và đường bậc thang đá. Con đường đất bên trái hướng về phía thị trấn Sa Pa có nhiều ruộng bậc thang trồng lúa. Nếu may mắn tham quan bản Cát Cát vào khoảng tháng Chín thì khung cảnh mùa lúa chín màu vàng óng rất đẹp. Con đường bên phải là các bậc thang dẫn lối đến khu thác Cát Cát với các cây cầu gỗ xinh xắn bắt qua con suối Hoa, các bánh xe nước khổng lồ quay đều theo con nước hay khu nhà trưng bày truyền thống của dân tộc H'Mông. Khung cảnh ở đây tạo nên nét thơ mộng của một bản làng du lịch. Từ đây men theo triền đồi là lối dẫn ra lại đầu bản, băng qua cầu treo Cát Cát theo một vòng cung. Bản Cát Cát đa phần là người H'Mông đen sinh sống và định cư ở đây từ lâu. Người H'Mông cũng là dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Lào Cai. Gọi là người H'Mơng đen vì trang phụctruyền thống của họ thường dùng nhiều màu đen. về kiến trúc, nhà cửa của người

H'Mông ở đây là nhà ba gian lợp ván gỗ. Vách nhà cũng được lợp bằng gỗ dày và chắc. Nhà có ba cửa gồm: cửa chính ở mặt trước ngơi nhà và hai cửa phụ ở hai bên trái và phải ngơi nhà. Phía trước hiên nhà thường được dùng để treo và phơi ngô, các

Nghề se lanh dệt vải thổ cẩm của người H'Mông : Người H'mông ở bản Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ có nghề se lanh dệt vài nồi tiếng từ nhiều đời nay. Đây là nghề truyền thống đến nay vẫn cịn lưu giữ và bảo tồn với hình thức hồn tồn thủ cơng. Cũng như nhiều nghề truyền thống khác của các dân tộc trên khắp Việt Nam, nghề se lanh dệt vải chỉ dành riêng cho phụ nữ, vốn là những người phù hợp với công việc thêu thùa may vá. Khi đến thăm bản Cát Cát, đừng ngạc nhiên khi thấy thiếu vắng bóng đàn ơng bởi vì họ sẽ chăm cơng việc ruộng vườn. Ngun liệu chính để se lanh dệt vải là cây lanh. Cây lanh là loại cây thân nhỏ, cao tới hơn một mét, lá mọc theo cụm có bảy lá xếp như hình chiếc quạt. Cây lanh được người H'Mông trồng rất nhiều trên các thửa ruộng quanh triền núi. Đầu tiên, cây lanh được thu hoạch và bó thành những đụn to đem phơi nắng. Khi các cây khơ dần thì đem về, dùng tay tước vỏ. Việc tước vỏ đòi hỏi sự khéo léo để sợi lanh có độ dài cần thiết. Sau đó, người thợ thực hiện tiếp công đoạn giã sợi để giúp sợi lanh mềm ra bằng khúc gỗ lớn. Khi đã giã sợi xong thì bắt đầu nối sợi lanh. Các sợi được nối với nhau bằng tay để sợi lanh có độ dài mong muốn. Đây là cơng đoạn địi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn của người thợ. Khi đến bản Cát Cát hay bất cứ đâu tại Sa Pa, bạn dễ dàng bắt gặp những người phụ nữ vừa làm việc khác vừa tranh thủ se lanh. Để làm ra một tấm vải lanh đẹp cả về chất liệu lẫn màu sắc thì phải trải qua rất nhiều cơng đoạn vất vả của người nghệ nhân. Sau khi se sợi xong thì tiến hành đưa vào khung dệt để bắt đầu dệt thành vải. Tuỳ vào ý tưởng của người nghệ nhân mà có nhiều cách để tạo ra mộttấm vải hồn thiện. Thường có hai dạng là hoa văn in và hoa văn thêu. Để in hoa văn

và hoạ tiết lên vải, người nghệ nhân có kinh nghiệm dùng sáp ong nóng vẽ lên tấm vải lanh trơn, sau đó sẽ tiến hành nhuộm trong nước chàm. Nhuộm chàm xong sẽ ngâm vải trong nước nóng để sáp ong trơi ra. Khi sáp ong trôi đi sẽ để lộ các hoa văn và hoạ tiết được vẽ trên vải. Đối với hoạ tiết từ thêu tay, tuỳ thuộc vào kiến thức và

kinh nghiệm của người nghệ nhân mà q trình hồn thành có thể sẽ mất thời gian hơn. Tuy nhiên, bởi vì hồn tồn được thêu bằng tay nên các hoạ tiết này rất tinh xảo và đẹp đến từng chi tiết. Họ dùng các loại chỉ màu để thêu hoạ tiết các tấm vải lanh trơn hoặc vải lanh đã in sẵn hoạ tiết từ màu chàm. Đối với nước chàm, cây chàm sau khi cắt về ngâm một thời gian với nước và tro than. Màu của nước chàm có màu xanh đen, khi nhuộm lên vải lanh sẽ cho ra tấm vải đẹp mắt. Đây cũng là màu sắc tiêu biểu và nổi bật nhất trong hầu hết các trang phục truyền thống của người H'Mông ở Sa Pa. Khi đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được dịp tham quan và nhìn ngắm tận mắt các mặt hàng thổ cẩm được dệt từ vải lanh như: khăn, túi xách, quần áo, đồ lưu niệm... Tất cả trang phục và sản phẩm được dệt từ vải lanh có độ bền tốt, chắc chắn và đẹp. Nhưng quan trọng nhất đó chính là một sản phẩm truyền thống được cộng đồng người dân tộc H'Mơng ở Sa Pa gìn giữ trọn vẹn cho đến ngày nay.

+) Bản Lao Chải : Bản Lao Chải nằm cách Thị trấn Sapa chừng 7km về

phía Đơng Nam. Vị trí này khiến cho hành trình di chuyển của bạn tại nơi đây khơng quá khó khăn. Đặt chân đến Lao Chải, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên thanh bình. Đằng sau bản là những ngọn núi cao nằm đối mặt với sông. Cũng giống như bản Cát Cát, Lao Chải - Tả Van là nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số. Nếu đi từ trung tâm thị trấn Sapa, đi dọc theo phố Cầu Mây, sau đó rẽ sang phố Mường Hoa là bạn có thể đặt chân đến bản làng tuyệtđẹp này. Bản Lao Chải nằm dưới thung lũng, hai bên là hai dãy Hoàng Liên Sơn và núi Hàm Rồng hùng vĩ, bao quanh bản là các thửa ruộng bậc thang trồng lúa nằm ở cấp thấp hơn. Ruộng kéo dài đến tận cửa nhà. Đặt những bước chân đầu tiên vào Bản, bạn sẽ bắt gặp những ngôi nhà nhỏ xinh làm từ gỗ và lợp ngói trên sườn đồi, mang sự giản dị và ấm cúng. Cùng với đó là hình ảnh các cô gái người dân tộc vừa địu con sau lưng, vừa cặm cụi dệt vải. Tại đây, Cộng đồng người H’Mông đen ở Lao Chải vẫn cịn gìn giữ nhiều phong tục truyền thống cũ, nhất là tảo hôn. Trong đó, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọt và bán hàng dệt may. Những thứ họ chăn nuôi, trồng trọt đều phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình.

+)Bản Tả Phìn: Bản Tả Phìn thuộc xã Tả Phìn, cách trung tâm thị trấn Sa Pa

hơn 12km theo hướng Quốc lộ 4D đi quanh thành phố Lào Cai và rẽ vào con đường uốn lượn xa xôi dẫn vào bản. Trên trục đường núi quanh co này là khung cảnh những ngọn đồi thoai thoải với cỏ dại mọc um tùm ven đường. Lâu lâu bạn sẽ bắt gặp những ngôi nhà nằm im ắng bên những gốc hoa đào chớm nở. Hay những thuở ruộng bậc thang trên những ngọn đồi thấp từ xa. Con đường dẫn vào bản Tả Phìn cũng là một con đường dành cho khách du lịch thích đi bộ đường dài. Bản Tà Phìn mặc dù là một bản đã phát triển du lịch với nhiều lượt du khách đổ về tham quan mỗi ngày, nhưng do điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm của huyện Sa Pa nên vẫn còn khá hoang sơ. Đời sống của con người ở đây có lẽ vậy ít bị tác động bởi sự hiện đại hoá hơn những bản dân tộc thiểu số khác. Tả Phìn là bản làng sinh sống của người Dao Đỏ. So với người H'Mơng ở Lào Cai thì người dân tộc Dao Đỏ chiếm tỷ lệ dân số ít hơn rất nhiều. Trang phục của người Dao Đỏ cũng rất đặc trưng về màu sắc, hoạ tiết trang trí trên cổ áo hay tay áo. Điểm nhấn chính trêntrang phục của người phụ nữ Dao Đỏ là chiếc khăn quấn trên đầu có màu đỏ. Có lẽ

vì vậy mà có tên gọi là người Dao Đỏ. Phụ nữ Dao Đỏ đeo trang sức bạc, khuyên tai tròn, họ thường hay đeo túi xách chéo với hoa văn rất cầu kì. Trang phục thường có màu chàm và đen, các hoạ tiết trang trí nhiều màu nhưng được điểm xuyết nhiều chi tiết màu đỏ. Phụ nữ Dao Đỏ có tục lệ cạo sạch chân mày và một phần tóc trên trán. Chiếc khăn quấn trên đầu thường che đi phần tóc cịn lại để lộ vầng trán rộng và

phẩm chỉ là những chiếc túi thêu nhỏ nhắn nhưng được may và thêu tỉ mỉ với màu sắc rất đẹp, là một món q mà bất kì ai cũng muốn mua để làm kỉ niệm khi tới thăm vùng đất này.

+)Bản Ý Linh Hồ: được bao quanh bởi dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, nằm tại

xã San Sả Hồ, thị trấn Sa Pa, Lào Cai. Dọc theo thung lũng Mường Hoa, từ thị trấn Sapa du khách đi theo hướng bản Lao Chải. Từ đây bạn có thể nhìn thấy cây cầu Lao Chải San 2 nhỏ tí xíu bên tay trái phía dưới. Cây cầu này bắc qua vực nối liền giữa Lao Chải và Ý Linh Hồ. Các du khách đi bộ sẽ đi qua cây cầu này và sang Ý Linh Hồ. Ý Linh Hồ là một ngôi làng người H'mông đen ở Sapa, khơng khí trong bản rất n tĩnh, khơng ồn ào, náo nhiệt như những địa điểm du lịch bên trong thị trấn Sapa. Vào đến bản, du khách sẽ vô cùng thích thú với vẻ đẹp thẹn thùng của người những cô gái H’mông xinh đẹp với những bộ đồ thổ cẩm đặc sắc và những em bé vùng cao ngây ngô. Đến đây, bạn sẽ được hịa mình vào cảnh sắc thiên nhiên vùng quê hoang sơ xinh đẹp với triền ngơ xanh mướt, với dãy núi Hồng Liên Sơnsừng sững như một bức tường khổng lồ tràn ngập ruộng bậc thang trên bề mặt và con suối Mường Hoa trong veo uốn lượn quanh co. Nơi ở của người dân nơi đây là những căn nhà sàn đơn sơ trong lòng núi đặc trưng của người dân tộc miền núi. Người dân nơi đây vô cùng nồng hậu, thật thà và nhiệt tình. Chính vì thế nên đến đây, du khách luôn cảm nhận được sự ấm áp và sự tiếp đón chu đáo của người dân địa phương. Ngoài việc được thưởng thưởng cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản đậm chất núi rừng được người dân bản chế biến, đồng thời mua những món đồ thổ cẩm xinh đẹp làm quà cho bạn bè và người thân.

Phong cảnh ở Tả Van mang nhiều nét hoang sơ hơn so với một thị trấn Sa Pa vốn nhiều nhộn nhịp và đơng đúc. Nghề chính ở đây cũng là trồng lúa. Ở Tả Van có con đường chạy quanh co qua các bản làng, là tuyến đường đẹp và ln hấp dẫn đối với những du khách thích đi bộ đường dài để ngắm cảnh và tìm hiểu sâu hơn về đời sống nơi đây. Đời sống ở Tả Van diễn ra một cách thanh bình và n ả. Ngồi ruộng vườn xanh mướt ra thì kiến trúc nhà ở vẫn giữ nguyên nét truyền thống với những ngôi nhà được xây bằng đất hoặc gỗ. Hay những chiếc cầu treo bằng gỗ nằm chênh vênh bắt qua con suối chảy róc rách quanh năm.

- Những điểm du lịch nổi tiếng Sa Pa :

+)Nóc nhà Đơng Dương Fansipan (Vườn quốc gia Hồng Liên Sơn): Fansipan

cịn được gọi là “Nóc nhà Đơng Dương” vì là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, cũng như cao nhất bán đảo Đông Dương với độ cao 3.143m, nằm gần thị trấn Sa Pa và thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Dãy núi này cũng phân chia ranh giới giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Trước kia, để lên được đỉnh núi người ta phải trải qua quá trình chinh phục rất vất vả với leo núi, lội suối... vài ngày liền. Nhưng hiện nay hệ thống cáp treo đã xây dựng trên đỉnh núi, cho phép nhiều người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng đỉnh núi này. Đỉnh núi Fansipan có khí hậu từ mát mẻ đến lạnh quanh năm. Ở đây cũng là nơi đầu tiên và thường xuyên có băng giá hoặc tuyết rơi trong mùa đơng ở Việt Nam. Nhiệt độ có khi xuống dưới độ âm và nhiều sương mù bao phủ. Trên đỉnh núi có cột mốc đánh dấu bằng inox được đặt trang trọng. Theo các dữ liệu đo đạc mới nhất, đỉnh núi Fansipan hiện nay đã cao thêm hơn 4m nữa. Xung quanh đỉnh núi là quần thể văn hóa tâm linh chùa Kim Sơn Bảo Thắng Tự gồm có nhiều chùa chiền, bảo tháp, tượng Phật Quan Thế Âm, tượng Phật A Di Đà bằng đồng.

+)Nhà thờ đá Sa Pa (Trung tâm thị trấn Sa Pa) : Nhà thờ đá Sa Pa toạ lạc ngay

trung tâm thị trấn Sa Pa. Đây là khu sầm uất và nhộn nhịp nhất, tập trung rất nhiều người dân tộc thiểu số bản địa để mua bán và trao đổi hàng hoá cũng như rất nhiều khách du lịch. Nhà thờ cổ hay còn gọi là nhà thờ đá, nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi xây dựng từ năm 1895 khi người Pháp đến đây. Ngày nay, đây là cơng trình hiếm hoi mang kiến trúc cổ cịn sót lại tại thị trấn sương mù. Kiến trúc sư người Pháp đã lựa chọn vị trí hướng về phía Đơng (là hướng mặt trời mọc) cho nhà thờ. Với ý nghĩa đón lấy nguồn ánh sáng và năng lượng của Thiên Chúa. Cuối nhà thờ lại là hướng Tây, nơi mà chúa Kitô được sinh ra và trưởng thành. Tồn khn viên nhà thờ đácó tổng diện tích đến hơn 6000m2. Nơi đây có đầy đủ diện tích cho việc bố trí các khu như khu nhà thờ, khu chăn ni, nhà ở của thầy tu, dãy nhà xứ, nhà thiên thần, phần sân phía trước, khu vườn Thánh và hàng rào. Trong đó nhà thiên thần gồm có một tầng hầm, ba gian tầng trên để cứu chữa cho người bệnh và làm nơi ở cho lữ khách qua đêm. Đặc biệt, nhà thờ đá có tháp chng cao 20m, trong tháp sẽ có quả chng cao 1.5m được đúc vào năm 1932 nặng tới 500kg, tiếng vang của chng trong bán kính gần một cây số. Nhà thờ mang kiến trúc Gothic với những dấu ấn điển hình từ tháp chng đến mái vịm hình chóp. Tồn bộ nhà thờ được xây dựng bằng đá với sự đục đẽo rất khéo léo, tạo nên một cơng trình với dáng vẻ uy nghi và chắc chắn. Mặt chính diện của nhà thờ có tháp chng cao chừng 20m, trên đỉnh có thập tự giá. Phía trước nhà thờ có khoảng sân lát đá rộng rãi, là nơi tụ tập của cộng đồng người dân tộc địa phương từ các bản làng đổ về để bán các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch.

+)Núi Hàm Rồng: Núi Hàm Rồng nằm cách thị trấn Sapa khoảng 3km, là

một ngọn núi nổi tiếng thuộc vào dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ và hùng vỹ. Ngọn núi nổi tiếng bậc nhất Sapa này được đặt tên dựa theo hình dáng của chính nó -

Một phần của tài liệu Anh chị hãy xây dựng 01 tuyến du lịch nội tỉnh và 01 tuyến du lịch liên tỉnh (tối thiểu 03 tỉnh) xây dựng 01 tuyến du lịch nội tỉnh (Trang 28 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w