Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở việt nam (Trang 49 - 50)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Giải pháp để phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam

2.2.1. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, sản lượng thủy hải sản nhằm đảm bảo mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm là 18 – 20 kg và đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỉ USD.

Phương hướng phát triển ngành ngư nghiệp tập trung vào các chương trình đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản.

* Đối với chương trình đánh bắt hải sản

- Phát triển việc khai thác hải sản với nhiều quy mơ thích hợp, có chính sách khuyến khích ngư dân tự mua sắm ngư cụ, tàu thuyền và tổ chức tốt vấn đề đánh bắt. Đầu tư các phương tiện đánh bắt xa bờ, mà nòng cốt là lực lượng quốc doanh. Tiến hành điều tra, quy hoạch mở rộng ngư trường, bảo tồn sinh sản và phát triển đàn cá.

- Khai thác hiệu quả nguồn lợi hải sản vùng kinh tế đặc quyền, bảo vệ và tái tạo tài nguyên vùng gần bờ. Tập trung vào ba phương diện chủ yếu sau đây:

+ Đầu tư xây dựng các cơ sở hậu cần dịch vụ, trong đó ưu tiên kết cấu hạ tầng trên các đảo Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo phục vụ việc đánh bắt xa bờ và bảo vệ an ninh vùng biển; nâng cấp một số cảng cá ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

+ Đầu tư phát triển đội tàu đánh bắt ngồi khơi, đóng mới hàng năm 2.200 tàu công suất 23 – 45 CV, 200 tàu công suất từ 90 CV trở lên, 25 tàu cho việc bảo vệ nguồn lợi hải sản, trang bị các thiết bị đồng bộ về thăm dò, hàng hải,… Sau năm 2010, phát triển loại tàu công suất 400 – 1.000 CV với trang thiết bị đánh bắt hiện đại.

+ Tổ chức thu mua, sơ chế và xuất thẳng trên biển chủ yếu đối với sản phẩm cá tươi nhằm nhanh chóng giải quyết việc tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân, thực hiện khai thác dài ngày trên biển và đảm bảo an toàn cho ngư dân đánh bắt ngoài khơi.

* Đối với chương trình ni trồng thủy sản

- Về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, phương hướng chủ yếu là phát triển các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao (tơm càng xanh, cá ba sa…). Có các hình

thức ni trồng thích hợp (ni lồng, ni bè) đối với từng vùng. Tổ chức tốt các dịch vụ về giống, thức ăn, phịng trừ dịch bệnh.

- Ni trồng thủy sản nước lợ, tập trung vào việc nuôi tôm ở các tỉnh ven biển, hình thành những vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu với giải pháp chính là đẩy mạnh chuyển giao cơng nghệ sản xuất tôm giống nhân tạo.

- Về nuôi trồng thủy sản nước mặn, tuy mới phát triển trong thời gian gần đây, nhưng đối tượng nuôi là cá cam, cá song, tôm hùm với phương thức nuôi trong lồng cố định hoặc bè nổi tại Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và hai tỉnh thí điểm ở miền Bắc là Hải Phịng, Quảng Ninh. Tiến hành thử nghiệm ni trai ngọc và nhân ra đại trà (nếu có kết quả) ở các eo vịnh kín, ít chịu ảnh hưởng của sóng gió.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản ở việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)