Đặc điểm tính cách của người Việt ở Nam Bộ (hằng số văn hoá)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài thực trạng biến đổi của một số hình thái văn hóa việt nam (khảo sát qua các hình thái văn hóa phong tục hôn nhân, giao tiếp ứng xử) (Trang 30 - 34)

2.1. Tính năng động

Tính năng động của người Việt Nam Bộ là một đặc tính rất đặc biệt, là sự sản phẩm của nhiều yếu tố kết hợp.

- Thứ nhất: người Việt Nam có sẵn bản tính linh hoạt, lanh lợi và nếu khơng có tính linh

hoạt từ trong máu thịt ấy thì sẽ khó có thể hình thành tính năng động của Nam Bộ hơm nay. Có thể nói, tính năng động chính là bước phát triển mới của tính linh hoạt truyền thống.

- Thứ hai: đó là tính tổng hợp văn hóa truyền thống của các dân tộc. Nam Bơ là cửa ngõ

của Việt: Nam tiếp xúc với các luồng giao thông đường biển từ phương Tây tới. về thời gian, thời điểm hình thành văn hố Nam Bơ trùng với thời điểm văn hoá phương Tây thâm nhâp vào Việt: Nam, mà nơi đầu tiện thâm nhâp vào chính là Nam Bơ. Trong q trình hình thành, văn hóa Nam Bộ đã gặp tính mở - thống của các nước phương Tây, người Việt Nam Bộ đã tích cực tiếp thu và dần biến thành nét năng động đặc trưng trong tính cách của mình.

Biểu hiện của sự năng động rất đa dạng, nhưng nhìn chung là sự dễ thay đổi cách sống, chỗ ở và nghề nghiệp. Những người Việt xa quệ đến khai phá vùng đất mới, họ đã chấp nhận cuộc sống nhiều biến động, họ từ bỏ cách sống biệt lập, khép kín trong lũy tre làng như ở đồng bằng Bắc Bộ, lựa chọn cư trú trong những những làng Nam Bộ, nhà cửa tản ra theo tuyến, dọc hai bện bờ kệnh rạch, trục lộ giao thông để thuận tiện cho cuộc sống làm ăn.

Người Việt vào Nam lập làng, cùng nhau ổn định cuộc sống, nhưng nếu cuộc sống ở đó chưa làm họ hài lòng, họ sẵn sàng chuyển đi nơi khác, bởi vì đã trải qua chặng đường di cư dài từ Bắc vào Nam thì có di chuyển thệm chút nữa cũng khơng ăn nhằm gì. Nếu như ở miền Bắc coi rẻ dân ngụ cư thì miền Nam lại đánh giá cao những người bản lĩnh, dám dichuyển: “Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng.” Họ cũng rất linh

hoạt trong việc lựa chọn nghề nghiệp kiếm sống: “Ra đi gặp vịt cũng lùa/ Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu.” Họ rất dễ tiếp nhận cái mới và biết sáng tạo để biến đổi chúng cho phù hợp với bản thân. Và hiện nay, phần lớn những chủ trương lớn trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đều bắt đầu từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành thuộc Nam Bộ.

Chợ nổi Cà Mau

2.2. Tính trọng nghĩa

Nam Bộ là đất của dân tứ xứ, con người khơng quen biết nhau, nhưng cũng có nhu cầu tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, do vây cơ sở của quan hệ giữa họ ở đây khơng phải tình mà là nghĩa. Người Nam Bô coi nhẹ tiền tài, của cải vật chất: “Theo nhau cho trọn đạo trời/ Dẫu khơng có chiếu trải tơi mà nằm”. Người con trai Nam Bơ khá liều lĩnh: “Gió đưa buồn ngủ lên bờ/ Mùng cơ em có rộng, cho ngủ nhờ một đêm”; “Rượu ngon cái cặn cũng ngon/ Thương em bất luận chồng con mấy đời”. Người con gái cũng bạt mạng khơng kém: “Anh có tiền dư cho em một đồng/ Em về mua gan cơng, mật cóc thuốc chồng rồi em theo anh.”

Tính trọng nghĩa dẫn đến tính hào hiệp, sống hết mình, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia, kiểu hơm nay có tiền thì dốc túi đãi nhau, ngày mai thiếu thì tính sau. Vậy nên sáng kiến tổ chức các chương trình xây nhà tình nghĩa hay đấu giá ủng hộ người nghèo, những người phát động và tham gia nhiệt tình thường là doanh nhân miền Nam.

Đặc biệt, tinh thần hiếu khách là một nét đặc trưng của người Nam Bộ. Do trọng nghĩa, hào hiệp, lại được thiên nhiên ưu đãi, đất rông người thưa nên bất cứ người Việt nào đến đây cũng đều là bạn. Một đặc tính nữa của người Việt Nam Bộ là tính thẳng thắn, bộc trực. Người Nam Bơ nghĩ sao nói vậy, khơng q giữ kẽ, quanh co úp mở, vòng vo như người Bắc Bơ. Người Nam Bơ có tác phong rõ ràng, dứt khốt.

2.3. Tính thiết thực

Tính thiết thực của người Việt Nam Bơ có sự kết hợp từ tính thiết thực của truyền thống văn hóa dân tộc kết hợp với tính thực dụng của truyền thống văn hố phương Tây. Tính thiết thực Nam Bơ biểu hiện ở việc trọng nội dung hơn hình thức, trọng cụ thể hơn trừu tượng. Họ có tinh thần trọng võ, trọng làm ăn buôn bán hơn văn chương... Lưu dân vào Nam Bô phần đông là dân nghèo, không phải để học hành mà là để làm ăn. Người Nam Bộ trọng hài hước nhẹ nhàng hơn triết lý sâu xa. Và mọi việc của họ chỉ cần đạt đến “vừa phải”: làm vừa phải “Cầu sung vừa đủ xài”, ngay cả tiêu chuẩn chọn chồng cũng vừa phải “Củi khô dễ nấu, chồng xấu dễ xài”, ngay chuyện học hành vươn lện vừa phải, đủ dùng thì thơi, ít người ham học cao. Tính vừa phải cùng mơi trường sống thn tiện dẫn đến tâm lý tạm bợ, đến đâu hay đến đó, sống bữa nay khơng cần tính ngày mai. Một người đạp xích lơ kiếm từng đồng, nhưng được đồng nào vẫn tiệu hết đồng ấy, không cần dành dụm, ăn hết rồi kiếm tiếp sau.

KẾT LUẬN

Tóm lại, Nam Bộ có nhiều nét riêng so với các vùng khác, do hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một vùng đất đa tộc người, văn hố Nam Bộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng sông nước và đặc trưng tiếp biến văn hoá.

Xét về mức độ, những đặc trưng chủ đạo này cũng là những nét đặc thù của vùng văn hố Nam Bộ. Bởi vì mặc dù đặc trưng đồng bằng sơng nước cũng có mặt trong các vùng văn hoá đồng bằng ở Bắc Bộ và Trung Bộ, nhưng chỉ ở Nam Bộ yếu tố sông nước mới nổi lên thành một đặc trưng chủ đạo, chi phối toàn diện cuộc sống cũng như các thành tố văn hoá của các cộng đồng cư dân. Và mặc dù các vùng văn hoá đồng bằng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đều có tiếp biến văn hố của các tộc người khác nhau, nhưng chỉ ở Nam Bộ văn hoá các tộc người thiểu số cộng cư và văn hố nước ngồi mới đủ sức khúc xạ văn hoá của cư dân Việt trong vùng đến mức làm cho nó trở nên vừa quen vừa lạ đối với chính người Việt đến từ miền Bắc, miền Trung.

Nói cách khác, tự nhiên và văn hố, hai nhân tố đó đã phối hợp để vừa phát huy, vừa biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam, buộc văn hoá Việt cũng như văn hoá của các cư dân khác sinh tụ trên địa bàn Nam Bộ phải tự cấu trúc lại, lược bỏ những giá trị khơng cịn phù hợp với mơi trường mới, phát triển hoặc sáng tạo những giá trị mới giúp con người có thể tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng sông nước, đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn hố.

Vùng đất vừa có bề dày trong diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam, lại là vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc người ở đây vị thế địa chính trị, địa văn hóa của Nam Bộ, khiến nó trở thành trung tâm mà q trình tiếp biến văn hóa diễn ra nhanh chóng cả về bề mặt lẫn bề sâu, cả về lượng và chất, tạo cho vùng văn hóa Nam Bộ có những đặc thù riêng và trở thành một gương mặt riêng khó lẫn trong diện mạo các vùng văn hóa ở nước ta.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài thực trạng biến đổi của một số hình thái văn hóa việt nam (khảo sát qua các hình thái văn hóa phong tục hôn nhân, giao tiếp ứng xử) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w