Đơn vị: %/năm Ngân hàng 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 2,90 3,20 3,80 5,50 5,30 Vietinbank 3,10 3,40 4,00 5,60 5,60 BIDV 3,10 3,40 4,00 5,60 5,60 MB Bank 3,00 3,40 4,54 5,12 5,35 VietCapitalBank 3,80 3,80 5,90 6,20 6,30 VIB 3,65 - 5,20 - 6,30 VP Bank 3,65 3,70 5,20 5,50 5,60 SHB 3,50 3,70 5,80 6,40 6,70 PublicBank 3,30 3,60 5,00 6,70 5,80 Sacombank 3,10 3,40 4,80 5,60 6,20 Sea Bank 3,50 3,60 5,40 6,10 6,20 Maritime Bank 3,00 3,50 5,00 - 5,60 ACB 3,00 3,20 4,40 5,50 6,20 Techcombank 2,55 2,75 3,90 4,50 4,50 PGBack 3,70 3,70 5,30 5,80 6,20 PVcombank 3,90 3,90 5,60 6,20 6,60 Bản Việt Bank 3,35 3,45 5,80 6,30 6,55 SCB 3,95 3,95 5,70 6,80 6,80 TP Bank 3,50 3,55 5,40 - - Đông Á Bank 3,40 3,40 5,30 5,80 6,10 Bắc Á Bank 3,60 3,60 5,70 6,20 6,50
Xem bảng trên chúng ta thấy rằng các NHTM đều áp dụng đúng quy định của pháp luật về lãi suất tiền gửi trần. Và mức lãi suất tiền gửi tại các NHTM cũng mang tính cạnh tranh tức là khơng có NHTM nào lãi suất tiền gửi cao q và khơng có NHTM nào lãi suất tiền gửi thấp quá. Sự can thiệp của nhà nước trong việc quy định mức lãi suất tiền gửi trần như hiện nay là hợp lý với cơ sở lý luận về hoạt động của các
56 Điều 1 Quyết định số 1729/QĐ-NHNN ngày 30/09/2020 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014.
57 HF (2021), Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay UPDATE 6/2021 so sánh trực quan chi tiết nhất, Website: house-family.net, cập nhật: 1/6/2021
TCTD và thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Thứ năm, bảo hiểm tiền gửi. Về bản chất, hợp đồng gửi tiền là hợp đồng vay
tiền của NHTM từ khách hàng. Tuy nhiên, quan hệ vay tài sản này không cần phải thực hiện biện pháp bảo đảm nào. Vì vay tiền của khách hàng là hoạt động kinh doanh được pháp luật cho phép của NHTM. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, pháp luật có các quy định yêu cầu các NHTM phải tham gia bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 201258 và Nghị định số 68/2013/NĐ-CP59 xác định NHTM là một trong những tổ chức phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo quy định của Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nếu NHTM rơi vào tình trạng phá sản thì sẽ thực hiện thủ tục phá sản như doanh nghiệp, theo thứ tự ưu tiên thanh tốn, nếu cịn tiền thì người gửi tiền sẽ được thanh tốn, nếu hết tiền thì người gửi tiền khơng được thanh tốn. Thơng thường nếu đã tới phá sản thì sẽ khơng đủ khả năng thanh tốn cho người gửi. Tuy nhiên, người gửi là cá nhân sẽ được bảo hiểm trả tối đa 75.000.000 đồng đối với mọi khoản tiền gửi theo Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/06/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Việc quy định chỉ chi trả bảo hiềm tiền gửi đối với cá nhân mà khơng có tổ chức đang tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người gửi tiền. Trong trường hợp nhà nước khơng có cơ chế bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là tổ chức như vậy sẽ khó huy động vốn từ chủ thể này.
Đánh giá tổng thể, hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Hơn nữa, thực tế cho thấy nhà nước đang thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của các NHTM. Do đó, việc gửi tiền vào các NHTM vẫn là một kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. Nhìn vào Biểu đồ 3.2 dưới đây chúng ta thấy rằng, trong khoảng thời gian vừa qua số lượng tiền gửi của khách hàng tại các NHTM liên tục tăng trong khoảng thời gian từ 2013-2019. Sang năm 2020 và 2021, dịch bệnh Covid -19 đã tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế. Và trong bối cảnh đó việc cấp tín dụng và huy động vốn của NHTM đều bị suy giảm60. Điều đó cũng làm cho quá trình TCT các NHTM bị chậm lại so với mục tiêu đặt ra.
58 Khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012
59 Khoản 1 Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/06/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi.
Biểu đồ 2.2: Tăng tưởng tiền gửi các NHTM giai đoạn 2013 – 6/201961
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM)
b. Pháp luật về NHTM huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá
Phát hành giấy tờ có giá cũng là một kênh huy động vốn rất quan trọng của các NHTM. Theo quy định của pháp luật hiện hành, NHTM được phép phát hành những loại giấy tờ có giá sau đây: Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Vì vậy, nhà nước cũng quan tâm xây dựng, ban hành nhiều quy phạm pháp luật về nội dung này để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh đáp ứng nhu cầu huy động vốn, kích thích q trình TCT các NHTM. Những ưu điểm nổi bật của pháp luật trong lĩnh vực này bao gồm:
- Đối tượng được mua giấy tờ có giá của NHTM đã mở rộng. Theo đó, Thơng tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31/03/2021 có quy định: Đối tượng mua giấy tờ có giá là các TCTD (trong đó có NHTM) bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Quy định này phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và điều đó giúp cho các NHTM thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Pháp luật đã quy định về trình tự, thủ tục chào bán phù hợp với từng loại giấy tờ có giá.của NHTM. Theo đó, trái phiếu tn thủ trình tự chào bán theo hai phương thức chủ yếu là: Chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ. Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi hiện nay pháp luật đang để cho các NHTM tự quyết định cách thức chào bán.
- Pháp luật đã thống nhất về đồng tiền được sử dụng để thanh tốn khi mua giấy tờ có giá của NHTM là bằng đồng Việt Nam. Quy định này đã thống nhất giúp cho các chủ hiểu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Bên cạnh những thanh tựu kể trên, những quy định của pháp luật về huy động vốn của NHTM bằng phát hành giấy tờ có giá còn một số bất cập như sau:
61 Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2019), “Tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Tháng 3
- Việc giải thích những khái niệm kể trên khơng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của những người có nhu cầu. Theo đó, trong Thơng tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31/03/2021 đã giải thích các khái niệm trên theo cách “gộp chung”: “Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Với quy định như vậy chúng ta sẽ hiểu rằng bản chất của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là giống nhau. Vậy tại sao quy định của pháp luật phải sử dụng bốn tên gọi để chỉ một loại giấy tờ cùng bản chất. Nghiên cứu sinh cho rằng, theo cách hiểu từ trước đến nay bốn loại giấy tờ trên có điểm giống và có nhiều điểm khác biệt nên cần phải giải thích rõ ràng để NHTM và khách hàng hiểu rõ bản chất pháp lý của từng loại.
- Pháp luật quy định trình tự, thủ tục phát hành giấy tờ có giá của NHTM cịn nhiều phức tạp. Nghiên cứu sinh cho rằng bản chất hoạt động phát hành giấy tờ có giá là các NHTM vay tiền của khách hàng. Vậy, thay vì phải chào bán thơng qua những thủ tục phức tạp pháp luật nên cho phép NHTM chào bán ngay tại các quầy giao dịch. Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền thì giao dịch viên có thể gợi ý về các phương thức “gửi tiền tiết kiệm, gửi tiền có kỳ hạn, mua giấy tờ có giá” để họ lựa chọn.
Với những hạn chế nói trên của pháp luật và do NHTM chưa linh hoạt trong cách thức chào bán nên có nhiều khách hàng khơng lựa chọn kênh đầu tư này. Chính vì điều đó, trong khoảng thời gian dài việc huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá của NHTM khơng hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó khơng phủ nhận vai trị của phương thức huy động vốn này. Thực tế, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá vẫn mang lại hiệu quả. Cụ thể, trong năm 2019 tổng lượng tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của 26 NHTM tính đến cuối quý 4 đạt hơn 6.3 triệu tỷ đồng, so với con số gần 5.5 triệu tỷ đồng hồi đầu năm đã tăng 16%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của các NHTM ở mức khoảng 4-47% so với đầu năm. Trong đó tăng trưởng cao nhất là VIB (47%)62. Để phương thức này mang lại hiệu quả cao hơn, điều quan trọng là chính nhà nước phải xây dựng được quy phạm pháp luật mang tính định hướng cho các NHTM thực hiện các giải pháp phù hợp.
c. Pháp luật về vay vốn của NHTM từ NHNN và các TCTD khác *Quy định về vay vốn của NHTM từ NHNN
Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật gọi đây là trường hợp NHNN tái cấp vốn cho NHTM. Theo đó, NHNN tái cấp vốn cho NHTM là việc NHNN đồng ý cho NHTM vay một khoản tiền trong một thời gian xác định để giải quyết cơng việc
thường mang tính cấp bách của NHTM với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi. Nhưng chúng ta cần lưu ý rằng, có hai trường hợp cơ bản tái cấp vốn của NHNN với các TCTD (trong đó có NHTM): (1) Tái cấp vốn để NHTM thực hiện những công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của chính NHTM; (2) Tái cấp vốn để NHTM thực hiện những cơng việc phục vụ một chính sách xã hội nào đó của nhà nước. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, việc tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM mang cả hai ý nghĩa nói trên.
Theo quy định tại Thơng tư số 24/2019/TT-NHNN này 28/11/2019, mục đích NHNN tái cấp vốn cho NHTM bao gồm: (1) Hỗ trợ cho NHTM chi trả tiền gửi cho khách hàng là cá nhân, tổ chức, chi trả tiền vay cho TCTD khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (2) Hỗ trợ nguồn vốn cho vay ngành, lĩnh vực được khuyến khích phát triển. Việc tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM được tính mức lãi suất do NHNN công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được giải ngân, gia hạn. Trong trường hợp quá hạn trả nợ mà các NHTM chưa trả được số vốn vay đó thì lãi suất đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất đang áp dụng đối với khoản tái cấp vốn. Hiện nay, theo Quyết định số 1728/QĐ-NHNN ngày 30/09/2020 thì lãi suất tái cấp vốn là 4,0%/năm.
Tái cấp vốn chỉ là một cơng cụ trong q trình xử lý vốn khi TCT các NHTM. Bởi vì, tái cấp vốn khơng thể hiện rõ rệt sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống tài chính. Thậm chí, có nhiều trường hợp khi phải sử dụng đến cơng cụ tái cấp vốn thì đồng nghĩa với việc tình hình phát kinh tế - xã hội đang gặp những vấn đề khó khăn nhất định. Ví dụ, ngày 05/4/2021, NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2021/TT- NHNN quy định về tái cấp vốn đối với TCTD sau khi TCTD cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phịng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19. Theo Thông tư này, số tiền tái cấp vốn tối đa đối với từng khoản cho vay VNA không vượt quá số tiền cho vay của từng khoản cho vay VNA theo Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của TCTD. Tổng số tiền tái cấp vốn đối với các TCTD tối đa là 4.000 tỷ đồng (bốn nghìn tỷ đồng). Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, áp dụng đối với thời hạn tái cấp vốn và thời hạn gia hạn tái cấp vốn (nếu có). Lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn do NHNN công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được chuyển quá hạn. NHNN tái cấp vốn khơng có tài sản bảo đảm đối với TCTD. Vì thế, nghiên cứu sinh cho rằng, việc vay vốn của NHTM từ NHNN khơng có nhiều ý nghĩa trong TCT NHTM như những hoạt động huy động vốn khác. Nhưng điều đó khơng có nghĩa rằng chúng ta phủ nhận vai trò của kênh huy động vốn này trong TCT NHTM.
Sự phân tích này chỉ muốn giúp chúng ta xác định rõ cần tập trung vào biện pháp xử lý vốn nào khi thực hiện TCT NHTM.
*Quy định về vay vốn của NHTM từ các TCTD khác
NHTM vay vốn của TCTD khác là sự thỏa thuận giữa hai chủ thể này về việc TCTD cho NHTM vay một khoản tiền trong một thời gian xác định với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi. Hiện nay, theo quy định của Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 (Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 và Thơng tư số 18/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016), mục đích của hoạt động vay liên ngân hàng này để TCTD (trong đó có NHTM) bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, bản chất của kênh huy động vốn này có nhiều điểm khác biệt so với các kênh huy động vốn khác. Các TCTD (trong đó có NHTM) chỉ có một phần là vốn chủ sở hữu, phần lớn vốn của các TCTD có được là do huy động vốn từ cá nhân, tổ chức trong xã hội. Việc các NHTM vay vốn từ các TCTD khác không thể được coi là kênh huy động vốn quan trọng nhất. Vì thế, pháp luật đã có những quy định nhằm hạn chế tình trạng các NHTM vay vốn của các TCTD khác trong thời gian dài. Theo đó, Thơng tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 có quy định: “Thời hạn cho vay giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm”63. Bên cạnh đó, pháp luật cũng yêu cầu các TCTD (trong đó có NHTM) phải sử dụng nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp định hướng kinh doanh của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Thống đốc NHNN64.
2.1.2.2. Pháp luật về xử lý vốn huy động trong trường hợp kiểm soát đặc biệt, mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại
Bản chất của việc NHNN kiểm soát đặc biệt NHTM là chuyển giao toàn bộ NHTM cho NHNN với giá 0 đồng. Hiện nay, kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định việc tổ chức lại TCTD và Thông tư số 11/2019/TT-NHNN ngày 02/8/2019 quy định về kiểm soát đặc