PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tiểu luận quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về bắt giữ tàu biển (Trang 25 - 29)

1. Hoàn thiện các quy định pháp luật bắt giữ tàu biển ở Việt Nam

Việc ban hành Bộ Luật Hàng hải Việt Nam sửa đổi năm 2015 đã tiếp cận và chuẩn hóa các điều ước quốc tề về hàng hải vào hệ thống pháp luật hàng hải quốc gia. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thế giới của Việt Nam, việc thực thi Bộ Luật Hàng hải cịn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Một trong những vấn đề đó là các quy định về đăng kiểm tầu biển Việt Nam, các vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền và lợi ích của thuyền viên như: mức lương, chế độ bảo hiểm, thời giờ làm việc. ... Mặc khác, những quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thuyền viên chưa có tính đặc thù phù hợp, đặc biệt đối với các thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam nên chưa khuyến khích được lực lượng lao động tham gia lĩnh vực này.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động về bắt giữ tàu biển như về cơ chế, bộ máy cơ quan có thẩm quyền và kinh phí thực hiện việc bắt giữ tàu biển. Mặc dù Việt Nam chưa gia nhập Công ước về bắt giữ tàu biển nhưng đa số những quy định về bắt giữ tàu biển được Việt Nam chuẩn hóa trong từng văn bản. Có thể nói, hệ thống các quy định pháp luật trong nước đã cho thấy những nỗ lực không ngừng của Nhà nước ta trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bắt giữ tàu biển. Đồng thời, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về bắt giữ tàu biền cũng được Việt Nam quy định phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.

Hơn nữa, Việt Nam đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực trong việc giải quyết tranh chấp về bắt giữ tàu biển. Thực tế, theo Cục Đăng kiểm - Bộ Giao thông vận tải, trong năm 2019 có 39 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế bị lưu giữ tại các cảng ở nước ngoài, chiếm 5,27% số tàu biển bị kiểm tra ở nước ngồi. Nhưng Việt Nam vẫn nằm trong 23/37 quốc gia ít có tàu bị lưu giữ.

Tuy nhiên vẫn cịn những hạn chế còn tồn tại như hệ thống văn bản pháp luật tuy đã được bổ sung, sửa đổi song một số điểm vẫn còn quy định chung nên còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, do vậy, cần tiếp tục rà sốt để bổ sung, sửa đổi hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Thứ nhất, tính minh bạch – tính hợp lý - tính thống nhất – tính khả thi trong bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển chưa được quy định cụ thể. Bộ Tài chính là cơ quan được giao hướng dẫn chi tiết việc bảo đảm chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển từ Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay, Bộ này vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện, gây ảnh hưởng và khó khăn trong q trình thực hiện bắt giữ tàu biển theo lệnh của Tòa án.

Thứ hai, quy định về thủ tục bắt giữ tàu biển quy định thời hạn bắt giữ tàu biển nhằm giải quyết khiếu nại hàng hải là 30 ngày. Nhưng việc bắt giữ tàu biển trong 30 ngày là tương đối dài, ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích kinh tế của tàu mang hàng hóa, do vậy việc bắt giữ này phải giải quyết nhanh chóng tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi của các bên.

Thứ ba, Việt Nam chưa gia nhập Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999 đây cũng là một bất lợi, hạn chế lớn do nếu có tranh chấp xảy ra thì ngồi pháp luật quốc gia thì Việt Nam khơng thể sử dụng Công ước quốc tế 1999 để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình được. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế nhằm giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và cơng bằng nhất.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bắt giữ tàu biển ở Việt Nam

Cần cân nhắc thêm về thời hạn giải quyết khiếu nại nhằm tránh trường hợp Tồ án khơng kịp ra quyết định kịp thời, gây nên thiệt hại cho đương sự. Thường sẽ dựa vào thời gian thực tế đã giải quyết nhằm cân bằng thời gian bắt giữ. Bởi đa số những tàu bị bắt giữ thường là tàu thương mại nhiều hàng hóa; nếu việc bắt giữ diễn ra quá lâu thì sẽ gây thiệt hại đáng kể cho chủ tàu bị bắt giữ.

Ban hành các văn bản quy định về trách nhiệm của Tồ án trong việc vì lý do chậm trễ mà gây thiệt hại cho đương sự khi không kịp thời áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bởi, trong một số trường hợp thì Tịa có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo việc xét xử cũng như tạo điều kiện cho tàu bắt giữ thực hiện các hoạt động khác tránh bị thiệt hại do việc bắt giữ gây ra.

Việt Nam nên cân nhắc việc gia nhập các Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động bắt giữ tàu nước ngoài tại Việt Nam cũng như bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho tàu Việt Nam bị bắt giữ tại nước ngồi. Bởi, hiện nay Cơng ước quốc tế về bắt giữ tàu là cơ sở pháp lý chủ yếu cho việc bắt giữ tàu biển của Việt Nam tại nước ngoài cũng như tàu nước ngoài bị bắt giữ tại Việt Nam.

Toà án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn giải quyết trường hợp bắt giữ tàu biển khi người thuê tàu phải chịu thi hành án khi tàu đó khơng thuộc sở hữu của họ, từ đó các tồ cấp dưới có căn cứ để giải quyết. Đây là vấn đề diễn ra phổ biến trong thực tế khi thực hiện bắt giữ tàu biển mà tài sản đó khơng thuộc sở hữu của người lái tàu. Vì vậy, cần thiết phải có luật quy định về vấn đề này để tạo hành lang pháp lý nhằm giải nhanh chóng và chính xác nhất vụ việc trên.

Nói tóm lại, Pháp luật Việt Nam về hàng hải nói chung và đặc biệt về các chế định bắt giữ tàu biển nước ngồi nói riêng cịn thiếu, chưa đồng bộ và có phần lạc hậu, chưa đáp ứng được với tình hình phát triển của thương mại hàng hải nước ta hiện nay và trong tương lai. Mặt khác nhu cầu của thực tiễn giao lưu thương mại hàng hải quốc tế của nước ta trong những năm gần đây đòi hỏi cần phải nghiên cứu và đánh giá việc áp dụng pháp luật, các điều ước quốc tế, công ước quốc tế,…

Hiện nay ngành hàng hải nước ta cơ bản đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để triển khai thực hiện các điều ước và thoả thuận quốc tế. Hơn nữa, việc nước ta gia nhập Công ước đang là nhu cầu cần thiết nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế quốc dân cũng như kinh tế hàng hải nói riêng và góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vì vậy việc nâng cao hệ thống pháp luật cũng như đưa ra những giải pháp nâng cao nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam để tương thích với pháp luật quốc tế là điều vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về bắt giữ tàu biển (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w