Một số quy định về thừa kế

Một phần của tài liệu MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN Đề tài CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 37)

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

2. Một số quy định về thừa kế

2.1 Người để lại di sản thừa kế: là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho

người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

2.2 Di sản thừa kế: ( theo khoản 1 điều 637- Bộ luật Dân Sự) Di sản thừa kế bao

gồm: tài sản riêng,phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế. Tài sản riêng tức là những tài sản thuộc phần sở hữu riêng của người chết đứng tên lúc còn sống.Tài sản chung với người khác là phần tài sản do lúc còn sống người chết đã đồng tạo ra cùng chung với một người khác, thì lúc chết phần tài sản đó cũng được đưa vào di sản của người chết.

2.3 Người thừa kế: Nếu là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở

thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.Nếu là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2.4 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tịa án tun bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tịa án xác định người đó đã chết. Nếu khơng xác định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày Bản án tịa án tun bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết.

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tồn bộ hoặc phần lớn di sản.

2.5 Địa điểm mở thừa kế: Là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản,nếu

không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tồn bộ hoặc phần lớn di sản.

3 Người quản lý di sản,nghĩa vụ và quyền của người quản lý di sản

3.1 Người quản lý di sản ( chương XXII điều 638-Bộ luật dân sự) - Người quản

lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. - Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu,sử dụng,quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. - Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

3.2 Quyền của người quản lý di sản *.Người quản lý di sản quy định tại khoản

1 và 3 điều 638-Bộ luật dân sự có các quyền sau: - Đại diện cho người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế.-Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế. Người đang chiếm hữu,sử dụng,quản lý di sản quy định tại khoản 2 điều 638-Bộ luật dân sự có quyền sau:- Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoải thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế.Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế nghĩa vụ của người quản lý di sản.

3.3 Người quản lý di sản

Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và 3 điều 638 - Bộ luật dân sự có các nghĩa vụ sau: - Lập danh mục di sản,thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết

mà người khác đang chiếm hữu,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bảo quản di sản,không được bán, trao đổi,tặng cho,cầm cố,thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác,nếu khơng được người thừa kế đồng ý bằng văn bản. - Thông báo về di sản cho những người thừa kế. - Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại - Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế Người đang chiếm hữu,sử dụng,quản lý di sản quy định tại khoản 2 điều 638-Bộ luật dân sự có nghĩa vụ sau: - Bảo quản di sản,khơng được bán,trao đổi,tặng cho,cầm cố,thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác - Thơng báo về di sản cho người thừa kế - Bồi thường thiệt hại,nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại - Giao lại di sản theo thoải thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

4 Các hình thức thừa kế

4.1 Thừa kế theo di chúc

4.2 Thừa kế theo pháp luật

4.2.1 Hình thức thừa kế theo hàng thừa kế được áp dụng trong những trường hợp:- Người chết không để lại di chúc. - Di chúc không hợp pháp. - Những

người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người lập di chúc,cơ quan được hưởng thừa kế theo di chúc khong còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. - Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng quyền di sản.

4.2.2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực. - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ khơng có quyền hưởng di sản,từ chối quyền hưởng di sản,chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, liên quan đến cơ quan tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế.

4.3 Di tặng và từ chối nhận di sản Di tặng: - Di tặng là trường hợp khác của di

chúc,là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng người khác.Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. - Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng,trừ trường hợp toàn bộ di sản khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Từ chối nhận di sản: Về việc từ chối nhận di sản pháp luật quy định như sau: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản,trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ

4.4 Những người không được quyền hưởng di sản - Người bị kết án về hành vi

cố ý xâm phạm tính mạng,sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng,hành hạ người để lại di sản,xâm phạm nghiêm trọng danh dự,nhân phẩm của người đó. - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ ni dưỡng người để lại di sản. - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. - Người có hành vi lừa dối,cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc,giả mạo di chúc,sữa chữa di chúc,hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản Những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu người để lại di sản đã biết các hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.Tài sản khơng có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước trong trường hợp khơng có người thừa kế theo di chúc,theo pháp luật hoặc có những khơng được quyền hưởng di sản,từ chối nhận di sản thì tài sản cịn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà khơng có người nhận thừa kế sẽ thuộc Nhà nước.

II.CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1 Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch di sản thừa kế của người chết cho những người cịn sống theo sự định đoạt của người có tài sản còn sống. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm di chuyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản hoặc có thể di chúc bằng miệng trong các trường hợp khẩn thiết.

+Loại di chúc phổ biến

- Di chúc văn bản

- Di chúc miệng

Tuy nhiên, một di chúc dù bằng văn bản hay bằng miệng thì chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc khơng trái quy định của pháp luật.

Nếu việc lập di chúc có người làm chứng thì người làm chứng khơng phải là những người sau:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc.

- Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2.2 Về quyền thừa kế thế vị của cháu và chắt

Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “Trường hợp con của người

để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Với quy định trên, nếu hiểu theo câu chữ của điều luật thì khi cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt không được quyền hưởng di sản của ơng, bà hoặc cụ do có một trong các hành vi được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 [1] sẽ kéo theo cháu hoặc chắt cũng không thể được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ.[2]

Theo giải đáp tại tiểu mục 4 Mục II Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của TANDTC thì: Thừa kế thế vị được hiểu là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu cịn sống”. Trường hợp một người đã khơng được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của BLDS năm 2015, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ khơng được hưởng di sản của người cha. Do vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng khơng được hưởng di sản thừa kế nên khơng có “phần được hưởng nếu cịn sống” để cho người khác hưởng thế vị. Như vậy, cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người được quyền hưởng di sản thì cháu hoặc chắt mới được hưởng thế vị thay cha, mẹ khi cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.

2.3 Về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Quy định này vẫn còn khá chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như:

(1) Khi người con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì người con ni của người con đẻ của người để lại di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay khơng?

(2) Khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con đẻ của người con ni đó có được hưởng thừa kế thế vị khơng?

( 3) Người con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con ni của người con ni đó có được hưởng thừa kế thế vị khơng?

Có quan điểm cho rằng trường hợp (3) khơng được thừa kế thế vị, trường hợp (2) được thừa kế thế vị, còn trường hợp (1) chỉ được thừa kế thế vị nếu người để lại di sản coi như cháu ruột.

Tham khảo quy định tại tiểu mục đ Mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 (Nghị quyết 02/HĐTP)[6]: “Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ của người nuôi dưỡng và cũng không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người ni. Do đó, con ni khơng phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ và con đẻ của người nuôi”. Và tại tiểu mục a Mục 6 Nghị quyết 02/HĐTP quy định: “Về phía gia đình cha ni, mẹ ni: con ni chỉ có quan hệ thừa kế với cha ni, mẹ ni mà khơng có quan hệ thừa kế với cha, mẹ và con đẻ của người nuôi. Trong trường hợp người có con ni kết hơn với người khác thì người con ni khơng đương nhiên trở thành con nuôi của người khác đó cho nên họ khơng phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật”. Tại tiểu mục b Mục 5 Nghị quyết số 02/HĐTP quy định: “Trong trường hợp con ni chết trước cha ni, mẹ ni, thì con của người nuôi (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của chắt được hưởng nếu cha, mẹ của chắt còn sống vào thời điểm mở thừa kế”. Theo đó, trường hợp (2) được hưởng thừa kế thế vị, còn trường hợp (1) và (3) không được hưởng thừa kế thế vị (do con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ và con đẻ của người nuôi).

Quy định trên còn cho thấy, nội dung chỉ thể hiện về quan hệ thừa kế giữa “con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi” mà khơng có nội dung nào quy định liên quan đến trường hợp của “cha đẻ, mẹ đẻ”. Tuy nhiên, tiêu đề của điều luật lại thể hiện là “Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ”. Như vậy, có thể thấy giữa tiêu đề và nội dung của điều luật đã khơng có sự thống nhất với nhau.

2.4 Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng , mẹ kế

Theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015 thì: “Con riêng và bố dượng, mẹ

kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và cịn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con.

Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp cụ thể thì có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất về nội dung như thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và dựa vào tiêu chí nào để đánh giá là có sự chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì pháp luật cũng chưa đề cập đến. Chẳng hạn như:

(1) Thời gian chăm sóc, ni dưỡng nhau giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là bao lâu sẽ được coi là chăm sóc như cha con, mẹ con;

(2) Hành vi chăm sóc sẽ được thể hiện từ hai bên hay chỉ từ một bên (người được thừa kế)

(3) Nếu như một bên chỉ thể hiện hành vi chăm sóc, ni dưỡng, nhưng về tình

Một phần của tài liệu MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN Đề tài CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 37)