Văn bia có chữ Nơm là một trong những nguồn tư liệu đặc biệt, lưu giữ được hệ thống văn tự riêng của người Việt trong suốt thời kỳ phong kiến. Văn bia đầu tiên có chữ Nơm là Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên
Linh tháp bi 碑 碑 碑 碑 碑 碑 碑 碑 碑 碑 碑碑碑碑 niên đại Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) đời vua Lý Nhân Tông. Tiếp
sau là 7 văn bia mang niên đại triều Lý có khắc chữ Nơm, đã giúp giới nghiên cứu tìm ra thời điểm chữ Nơm được sử dụng chính thức trên văn bản. Văn bia có chữ Nơm nằm trong sự phát triển chung của văn bia Việt Nam nên từ thời Lý - Trần về sau, số lượng càng tăng theo tỉ lệ thuận và chiếm một số lượng đáng kể trong kho thác bản văn bia Việt Nam. Trong số 1.500 văn bia có khắc chữ Nơm chúng tơi tuyển chọn có 105 văn bia chữ Nơm, ghi lại
những bài thơ Nôm, bài văn Nôm với nội dung phong phú. Tuy nhiên, văn bia chữ Nơm lại có niên đại xuất hiện muộn, sớm nhất là một bài thơ Nơm có niên đại thế kỷ XV, một số bài văn, bài thơ có niên đại thế kỷ XVII, số cịn lại có niên đại cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Về khơng gian, văn bia có khắc chữ Nơm phân bố rộng khắp các tỉnh từ miền núi phía Bắc đến miền Trung, song tập trung nhiều nhất vẫn ở những khu vực có truyền thống dựng bia lâu đời thuộc vùng đồng bắc Bắc bộ, như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phịng... Trong đó, những văn bia khắc những bài thơ Nôm chủ yếu được dựng ở những nơi di tích và thắng cảnh nổi tiếng. Đó là những bài thơ đề vịnh, những bài thơ xướng họa của các vua chúa, tao nhân mặc khách khi đi du ngoạn những nơi cảnh đẹp của non sông đất nước, như thắng cảnh Chùa Hương, hang chùa Trầm, núi Tản Viên (Hà Nội), chùa núi Non Nước (Quảng Nam), v.v…
Thành phần tham gia soạn văn bia có chữ Nơm cũng hết sức đa dạng, phong phú. Từ các bậc vua chúa, những người làm quan triều đình đến các chức dịch địa phương đều tham gia soạn văn bia có chữ Nơm để ghi lại những áng thơ văn ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước và những nội dung mang tính văn hóa truyền thống của dân tộc.