3.1.1.Tăng cường phát triển đối tượng tham gia BHXH
Sẽ tiếp tục cụ thể hóa các mục tiêu, đề án, nhiệm vụ để triển khai có hiệu quả: Nghị quyết số 125/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH; kịp thời ban hành các kế hoạch để triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan hồn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 01/2016/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam; hoàn thiện các văn bản, quy định, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai trong toàn Ngành Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; các Nghị định, văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt là các quy định mới có hiệu lực thực hiện từ 1/1/2020.
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH; Chỉ thị số 34/CT- TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH; xây dựng các giải pháp phấn đấu thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT của địa phương theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Kịp thời giao kế hoạch, dự toán thu, chi, phát triển đối tượng BHXH, BHTN, BHYT năm 2020 ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đơn đốc BHXH tỉnh trong q trình triển khai thực hiện; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp, nhất là các đơn vị nợ, đọng, có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi BHXH, BHTN, BHYT; kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHTN, BHYT.
3.1.2.Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền
Trong năm 2020, BHXH Việt Nam sẽ phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức đồn thể, xã hội, cơ quan thơng tấn, báo chí tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền, tập trung vào các nhóm đối tượng phát triển BHXH tự nguyện.
Đồng thời, sẽ phối hợp với ngành Bưu điện quản lý chặt chẽ đối tượng thụ hưởng, đổi mới phương thức phục vụ, chi trả qua các tổ chức dịch vụ công; đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ. Quản lý chặt chẽ việc chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn, trợ cấp một lần, chi trả trợ cấp BHTN; tăng cường, chủ động kiểm sốt chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB, đảm bảo thực hiện đúng dự tốn được Chính phủ giao năm 2020.
Tập trung quyết liệt các giải pháp để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch thu, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT năm 2019 được Chính phủ giao; tăng cường nợ đọng BHXH, BHYT; rà sốt, xử lý dữ liệu thẻ BHYT cấp trùng; hồn thiện dữ liệu hộ gia đình, cấp mã số BHXH cho người tham gia.
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ; hồn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; triển khai hiệu quả hệ thống tương tác đa phương tiện với người dân và doanh nghiệp; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đẩy mạnh việc giao dịch điện tử; quản lý, sử dụng văn bản điện tử trong hệ thống cơ quan BHXH và trên trục liên thơng của Chính phủ.
Tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ, quy tắc ứng xử của công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH.
3.2.Một số kiến nghị về chính sách BHXH,BHYT,BHTN
3.2.1.Về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chính phủ và các bộ chức năng sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện một số quy định cịn chưa rõ và có nhiều vướng mắc trong thực hiện BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
- Một số nội dung còn vướng mắc do hướng dẫn chưa rõ như: giải quyết tính hưởng BHXH đối với trường hợp doanh nghiệp sau cổ phần hóa tiếp tục xếp hạng doanh nghiệp; xác định mức thu nhập hằng tháng; trách nhiệm nuôi dưỡng đối với thân nhân hưởng chế độ tử tuất để giải quyết tuất hằng tháng, tuất một lần; hướng dẫn thủ tục,
trách nhiệm trong việc giải quyết chế độ đối với bệnh binh hoặc công nhân viên chức hưởng trợ cấp mất sức lao động đồng thời là thương binh...
- Một số nội dung chưa có văn bản hướng dẫn như: quy định việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp tổng hợp; khen thưởng đối với đơn vị sử dụng lao động làm tốt cơng tác an tồn vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Luật Bảo hiểm xã hội; thực hiện BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện sau chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc...
- Một số văn bản chưa sửa đổi, bổ sung nội dung cho phù hợp với quy định của Luật như: văn bản hướng dẫn khám, chữa bệnh ngoại trú; danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa trị dài ngày; hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản tai nạn lao động; hồ sơ và quy trình giám định y khoa cho người tham gia BHXH; quy định việc lập biên bản tai nạn giao thông cho người tham gia BHXH bị tai nạn trên đường đi làm việc...
3.2.2.Về chế tài bảo đảm việc thực thi pháp luật BHXH, BHYT
- Cụ thể hóa và quy định rõ trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành có liên quan trong việc phối hợp, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các vi phạm về thực hiện chính sách BHXH, BHYT; đồng thời cải cách thủ tục, trình tự xử phạt sao cho đơn giản, thuận tiện và hiệu quả.
- Nâng mức phạt và bổ sung hình thức truy tố trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH.
3.2.3.Về thực hiện BHXH tự nguyện
Để thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, các bộ, ngành, chính quyền địa phương, tổ chức đồn thể các cấp theo chức năng của mình phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện với mục tiêu ổn định đời sống nhân dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước; đồng thời nghiên cứu chính sách hỗ trợ của Nhà nước với quỹ BHXH tự nguyện hoặc hỗ trợ một số đối tượng khó khăn như người nghèo, người cận nghèo... để họ có khả năng tham gia BHXH tự nguyện.
Cũng cần hồn thiện hệ thống tổ chức thực hiện BHTN. Nâng cao hơn chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ việc làm để thực hiện tốt tư vấn/ hỗ trợ việc làm - hướng giải quyết người thất nghiệp một cách bền vững nhất.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện BHTN cũng khơng thể chậm hơn. Qua đó, bảo đảm đồng bộ các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật gắn kết với cải cách hành chính, phương thức làm việc trong tổ chức thực hiện BHTN.
KẾT LUẬN
Chính sách BHXH, BHYT, BHTN của Đảng và nhà nước ta đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn đối với người lao động, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu người lao động và gia đình họ khi gặp phải những trường hợp khó khăn về: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí hay tử tuất. BHXH, BHYT, BHTN đã thực sự trở thành trụ cột của hệ thống An sinh xã hội, một công cụ để Nhà nước thực hiện chiến lược xã hội hóa các hoạt động xã hội và từng bước giảm dần sự bao cấp của ngân sách nhà nước thông qua việc xác lập trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao
động cũng như sự đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN từ những nguồn lực khác nhau. Để quỹ BHXH, BHYT, BHTN ngày càng phát triển an toàn và ổn định thì vai trị của cơng tác quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN là hết sức quan trọng và cần thiết. Làm tốt cơng tác quản lý thu nói chung, tun truyền, vận động các DN thực hiện tham gia và đóng nộp đầy đủ chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững quỹ BHXH, BHYT, BHTN; đảm bảo quyền lợi cho người lao động; góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 cũng đã chỉ rõ: Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí, tử tuất…khuyến khích, tạo điều thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm; đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương.
Trách nhiệm nặng nề, cấp bách đang đặt ra đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách BHXH Việt Nam là phải sớm có giải pháp cụ thể và đồng bộ, sửa đổi chính sách, pháp luật về BHXH, nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập, những khó khăn, tồn tại, tiếp tục củng cố, hồn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách về BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong tình hình mới, đảm bảo BHXH phải phát huy đúng vai trò là trụ cột quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội.