Không đảo lộn, “cuồng nộ” như William Faulkner; không kiến tạo những mê cung phi lí như Franz Kafka, khơng kết hợp hiện thực

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt và tiếng anh: Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 25 - 28)

4.2.3.Bức tranh và khu vườ n biểu tượng của sự chung sống văn hố Tính nhị ngun của hai nền văn hố Đơng – Tây thể hiện

4.2.18. Không đảo lộn, “cuồng nộ” như William Faulkner; không kiến tạo những mê cung phi lí như Franz Kafka, khơng kết hợp hiện thực

kiến tạo những mê cung phi lí như Franz Kafka, khơng kết hợp hiện thực và mộng tưởng để “đi tìm thời gian đã mất” như Marcel Proust… V.S. Naipaul đã tạo dựng cho mình một thế giới riêng ̶ thế giới của những ám ảnh hậu thuộc địa với chiều sâu tư tưởng, thái độ, phong cách, tài năng ngôn từ, và đặc biệt là hệ thống biểu tượng phong phú, độc đáo, thể hiện sâu sắc những giá trị Đa văn hoá.

4.2.19. KẾT LUẬN4.2.20. 4.2.20.

1. Đa văn hố là một lí thuyết có tính phổ qt trong nhiều ngành khoa học, nhưng có những ứng dụng rất hữu dụng trong việc nghiên cứu văn chương, đặc biệt là các nhà văn li hương như V.S. Naipaul. Đa văn hoá là sự chung sống bình đẳng và tơn trọng các giá trị và bản sắc văn hoá trên khắp thế giới. Nổi bật nhất trong lí thuyết Đa văn hố là lí thuyết hậu thuộc địa với cuốn Đơng phương luận của Edward Said, thuyết căn tính và nơi chốn của Doreen Massey, thuyết bản thể bất định của Stuart Hall và ba mơ hình Đa văn hố của Anders Hanberger.

2. Khơng gian, thời gian trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul được tác giả dụng công xây dựng với những nét đặc trưng, mới lạ mà nếu soi chiếu dưới lí thuyết Căn tính và nơi chốn của Doreen Massey, ta sẽ thấy những phạm trù khơng gian, thời gian đa văn hố rất đặc biệt. Đó là khơng gian đậm chất truyền thống vùng Caribe, với sự giao thoa của nhiều tôn giáo kết hợp với thời gian như một hành trình kiếm tìm bản sắc khơng mệt mỏi. Đó cũng có thể là khơng gian lữ thứ ở xứ sở sương mù Anh quốc với thời gian ngưng đọng nhằm tăng sức gợi cho những suy tư thiền định. Hoặc đó có thể là khơng gian văn hố lịch sử đầy biến động của một quốc gia châu Phi trong dịng chảy thời gian của những va chạm văn hố. Phạm trù thời gian cũng được khai thác trong mối tương quan với khơng gian, với hành trình đi tìm bản ngã, với những va chạm văn hố và với những trăn trở thời cuộc.

3. Thế giới nhân vật của V.S. Naipaul rất đa dạng, từ kiểu nhân vật dấn thân, đến nhân vật hoà nhập và nhân vật bên lề. Hầu hết các nhân vật đó đều có nguồn gốc xuất thân và hồn cảnh sống đặc biệt, là kết quả của những chuyến di cư, hoặc những chuyến xê dịch trong một thế giới phẳng. Ẩn sâu trong mỗi nhân vật là một thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, đa chiều kích trong bối cảnh đa văn hố, đặc biệt là dưới lí thuyết về bản thể bất định của Stuart Hall. Dòng ý thức, những trăn trở và chiêm nghiệm của nhân vật mang tính độc đáo thể hiện những quan điểm sống từ góc nhìn đặc biệt của con người từ nhiều bối cảnh sống khác nhau.

4. Biểu tượng Đa văn hoá trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul cũng được tác giả dụng công xây dựng qua nhiều tác phẩm và hàm chứa nhiều lớp ý nghĩa sâu sắc và đa chiều. Đó có thể là dịng sơng, ngôi nhà hay khu vườn, biểu tượng Đông – Tây gắn với nhan đề tiểu thuyết, cấu trúc các chương mục, và đặc biệt là số phận của các nhân vật, để từ đó gợi lên những chiêm nghiệm, những triết lí sâu sắc về cõi nhân sinh. Các biểu tượng khơng chỉ là kết tinh của những giá trị thẩm mỹ nghệ thuật trừu tượng mà khi soi

5. chiếu trên ba mơ hình Đa văn hố của Anders Hanberger cịn ẩn chứa những giá trị văn hố sâu sắc. Thế giới biểu tượng đã góp phần thể hiện những cuộc đấu tranh giữa các hệ giá trị văn hố, có lúc là sự chung sống, có lúc là dung hợp hoặc thậm chí là đồng hố văn hố theo cách hiểu của Đa văn hoá. Nhờ vậy mà các biểu tượng hướng tới những vấn đề mang tầm nhân loại như giải bá quyền văn hoá, vươn đến những giá trị nhân văn cao cả.

6. Như vậy, tính Đa văn hố đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi của V.S. Naipaul, một tâm thái văn chương độc đáo của thế kỉ XX. Các tác phẩm của ông ẩn chứa những diễn ngôn giải đại tự sự, hướng đến những giá trị văn hoá ngoại vi, những tiếng nói bên lề, nhưng tràn đầy khát vọng và sức sống. Vì vậy, lí thuyết Đa văn hố mang tính gợi mở những chiều sâu đó trong cấu trúc của tác phẩm. Thêm nữa, V.S. Naipaul cũng nằm trong số các nhà văn hậu thuộc địa nổi tiếng như Joseph Conrad, nên chắc chắn văn chương của ơng cũng có nhiều điểm tương đồng, tiếp thu từ Conrad. Đây có thể là những hướng mở để tiếp tục nghiên cứu mới về V.S. Naipaul nhằm đem lại một cái nhìn bao quát hơn về phong cách sáng tác và cảm quan đa văn hoá của nhà văn này.

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt và tiếng anh: Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 25 - 28)