Các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua bài dạy

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng phòng chống một số thiên tai ở Việt Nam qua các bài học trong chương trình Địa lí lớp 12_2 (Trang 25)

4.2.3 .Phương pháp điều tra

5. Các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua các bài dạy Địa

5.3. Các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua bài dạy

lớp 12

Để giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai có hiệu quả, trong q trình giảng dạy việc áp dụng các phương pháp giáo dục dựa trên một số cơ sở sau:

5.3.1. Yêu cầu phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình Địa lí lớp 12

Mục tiêu dạy học: Để thực hiện mục tiêu dạy học, cần tiến hành bằng các phương pháp cụ thể. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu cụ thể thông thường phải được thực hiện bằng một hay một số phương pháp dạy học phương pháp dạy học thích hợp. Để đảm bảo nội dung của môn học cũng như kết hợp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai một cách hiệu quả, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai phù hợp nhất. Sự phù hợp giữa phương pháp với mục tiêu và nội dung thể hiện ở chỗ phương pháp dạy học phải trở thành phương tiện, công cụ thiết thực giúp học sinh đạt được các mục tiêu về nhận thức (nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích, so sánh, tổng hợp các nguồn tri thức). Hình thành, phát triển được các giá trị tình cảm, nhận thức được giá trị của lao động, có ý thức bảo vệ mơi trường.

Đối với chương trình Địa lí lớp 12, đặc biệt với giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai việc vận dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai đã chọn lựa, phải góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai. Học sinh phải biết cách khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống tri thức được trình bày trong kênh chữ, kênh hình, các câu hỏi trong sách giáo khoa, câu hỏi mở của giáo viên. Đảm bảo sau mỗi nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai học sinh cơ bản biết cách phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.

5.3.2. Yêu cầu đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh tích cực hóa trong học tập

Trong các nội dung học tập Địa lí lớp 12, thì giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai hiện tại vẫn chỉ là một nội dung phụ, chưa được học sinh quan tâm đúng mức. Việc làm cho học sinh có được động cơ học tập tích cực và đúng đắn là điều giáo viên phải quan tâm. Làm như thế nào để học sinh tự lực phân tích các nguyên nhân, đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai , biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. Chính vì nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai còn bị bỏ ngỏ, coi nhẹ nên sự cần thiết của việc xác định đúng các phương pháp giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai là vơ cùng quan trọng. Chính vì thế người giáo viên cần xác định được các phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải học sinh tích cực hoạt động.

25 5.4 Một số cách về giáo dục kĩ năng phịng chống thiên tai thích hợp và hiệu quả

qua bài dạy Địa lí lớp 12

Các mẫu ví dụ giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai trong dạy học Địa lí 12

5.4.1 Cách 1-Tổ chức trị chơi :Yes hay no (Có hay khơng)

Ví dụ1: Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Mục 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống

a. Mục đích :

Thơng qua trị chơi giáo dục các em ý thức phòng tránh thiên tai, biết được những việc nên và không nên làm trước, trong và sau thiên tai.

b. Chuẩn bị :

GV chuẩn bị sẵn một số hoạt động nên và không nên làm trước trong và sau thiên tai - Theo dõi thông tin về thời tiết. (Yes)

- Cẩn thận khi ra ngồi lúc có lũ lụt (Yes) - Chơi đùa ở những nơi sạt lở gần bờ sông. (No)

- Chăn thả trâu bị gần nơi sạt lở hoặc gần bờ sơng (No) - Lội nước lũ. (No) - Uống nước lũ. (No)

- Đùa nghịch khi đang ở trên thuyền. (No) - Mặc áo phao khi đi thuyền. (Yes) - Ở trong nhà lúc gió bão. (Yes)

- Nấp dưới gốc cây to hay trụ điện lúc giông sét. (No) - Nghe điện thoại hoặc mở Ti Vi lúc giông sét. (No) - Cẩn thận khi sử dụng điện lúc có gió bão, lũ lụt. (Yes) - Báo cho người lớn biết khi có bạn bị đuối nước. (Yes) - Chơi gần những ngôi nhà xiêu vẹo. (No)

- Cho đồ dùng học tập vào túi ni lơng khi có bão lũ. (Yes) - Ở trong nhà khi có giơng sét (Yes)

- Khi chăn thả trâu bị khơng được nghịch nước hoặc tắm sông. (Yes)

- Tắm sơng phải cẩn thận và nhanh chóng kêu cứu khi thấy có bạn ngã xuống sơng. (Yes)

- Vội vã về nhà khi có lũ hoặc mưa to (No)

26 - Bình tĩnh chờ bố mẹ hay người lớn đưa về khi có lũ hoặc mưa to. (Yes)

- Chơi đùa gần bờ sơng (No) - Tắm sơng một mình (No)

- Khơng lội qua dịng nước chảy mạnh (Yes)

- Trị chơi có thể tổ chức ngồi trời hay trong lớp học c. Cách chơi

Giáo viên : đọc to một hoạt động ví dụ: uống nước lũ Đây là hoạt động không nên làm Học sinh : sẽ phải trả lời Yes hoặc No

Trò chơi cứ tiếp tục tùy thuộc vào nội dung GV chuẩn bị. Nếu phát hiện em nào nói sai sẽ chịu hình thức phạt vui do lớp chọn.

Có thể tổ chức cho cá nhân hoặc tập thể v.v …

5.4.2 Cách 2: Đánh giá khả năng nhận thức bằng câu hỏi trắc nghiệm

Ví dụ2: Bài 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HĨA ĐA DẠNG

Mục 4. Các miền Địa lý tự nhiên Chọn câu trả lời đúng nhất:

1. Vùng có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là

A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ.

2. Vùng có tình trạng khơ hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là A. các thung lũng đá vôi ở miền Bắc. B. cực Nam Trung Bộ.

C. các cao nguyên ở phía Nam Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

3.Chặt phá rừng liên quan đến nhũng thiên tai nào? A. Sạt lở B.Hạn hán

C. Lũ lụt D. Các phương án trên

4. Ở khu vực đồi núi, để phòng ngừa sạt lở, lũ quét cần thực hiện những biện pháp? A. Trồng rừng B. Hạn chế dòng chảy ngầm

C. Thủy lợi D.Xây hồ thủy lợi

27

Hình ảnh về sạt lở đất ở Việt Nam và những cách phòng tránh

28

5.4.3 Cách 3. Hoạt động cặp đôi: Với tên gọi Tôi là Ai? Ví dụ 3: Vận dụng một số bài dạy lồng ghép

Giáo viên chuẩn bị tranh có liên qua đến thiên tai Bước 1: Giáo viên gọi các cặp học sinh tham gia Bước 2: Luật chơi

-1 Em được nhìn tranh minh họa có nhiệm vụ miêu tả gợi ý cho bạn cịn lại nói ra tên thiên tai

- 1 Em cịn lại khơng được nhìn tranh chỉ nghe bạn minh họa bằng hành động hoặc lời nói để đốn tên chính xác của thiên tai đó

Bước 3: Học sinh từng cặp tham gia

5.4.4 Cách 4. Hoạt động nhóm kết hợp với các hình thức dạy họckhác để dạy tiết học :

Ví dụ 4: Bài 15: BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG VÀ PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI 1: Khởi động

1.1. Mục tiêu

Nhằm huy động kiến thức thực tiễn của HS, để từ đó HS có thể có đưa ra được những nhận xét hoặc nêu được một vài đặc điểm về tự nhiên của nước ta. Qua đó, giúp HS kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới.

29 - Huy động kiến thức thực tiễn hiểu biết cá nhân về các vấn đề môi trường và thiên tai, kết nối nội dung bài học.

- Tạo tâm thế sẵn sàng học tập.

1.2. Phương pháp và phương tiện dạy học

- Phát vấn hoặc kĩ thuật KWL.

- Hình ảnh về môi trường thiên nhiên, thiên tai ở nước ta hoặc phiếu học tập KWLH.

1.3. Cách thức tiến hành

GV sử dụng kĩ thuật KWLH để kết nối những điều đã biết và muốn biết về môi trường và thiên tai ở nước ta.

Cách thức tiến hành:

- Bước 1. GV giới thiệu bài học, phát phiếu học tập KWLH cho HS. - Bước 2. Hướng dẫn HS điền các thông tin vào phiếu

Bảng KWLH

K

Em đã biết gì về mơi trường và thiên tai ở

nước ta.

W

Em muốn biết gì về mơi trường và thiên

tai ở nước ta.

L Em đã học được gì về mơi trường và thiên tai ở nước ta. H Em có thể đưa ra thơng điệp nào qua bài học

hôm nay?

- Bước 3. Đề nghị HS suy nghĩ nhanh và viết ra những điều có liên quan đến môi

trường và thiên tai ở nước ta.vào cột K và W.

- Bước 4. GV thu phiếu và tổng hợp qua các ý kiến của HS, trên cơ sở đó tạo ra các

tình huống có vấn đề giữa cái biết và cái chưa biết về môi trường và thiên tai ở nước ta. Sau đó, GV kết nối vào bài mới.

2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu một số thiên tai chủ yếu

2.1. Mục tiêu

- Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phịng chống.

-Trình bày được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống một số loại thiên tai chủ yếu ở nước ta.

30 - Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, sử dụng bản đồ.

2.2. Phương pháp và phương tiện dạy học

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Đồ dùng dạy học: Bản đồ treo tường các vùng kinh tế Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tranh ảnh, tư liệu video.

2.3. Cách thức tiến hành

- Bước 1. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm . (1 nhóm một

búc tranh về 1 loại thiên tai).

u cầu các nhóm thảo luận tìm raloaij thiên tai,ngun nhana, hậu quả ,giải pháp?  Nhóm 1: nghiên cứu về bão

 Nhóm 2: nghiên cứu về ngập lụt  Nhóm 3: nghiên cứu về lũ quét  Nhóm 4: nghiên cứu về hạn hán

- Bước 2. Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Nhóm 1:Báo cáo

- Học sinh quan sát hình ảnh bão đổ bộ vào đất liền.

+ Hầu như những nước nằm ở khu vực gió mùa thường đối mặt với rất nhiều thiên tai đặc biệt là bão. Đây cũng là nguyên nhân mà chúng ta phải chịu sự tác động mạnh do bão gây ra, trung bình mỗi năm có từ 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển.

* Dựa vào bản đồ bão, hình 9.3 trang 43, SGK Địa lí 12: nhận xét về: vùng phân bố, tần suất và thời gian bão ở nước ta (phụ lục hình 12).

+ Phân bố: vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất: Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ, càng vào Nam số lượng càng giảm dần.

+ Tần suất: bão tập trung vào tháng 8, 9, 10: 70% số cơn bão trong năm.

+ Thời gian: mùa bão bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12, tập trung nhiều nhất vào tháng 9 và chậm dần khi đi từ Bắc vào Nam.

* Bão đã gây ra những hậu quả như thế nào?

* Nếu em là trưởng ban phòng chống lụt bão Trung Ương, em sẽ đưa ra những chỉ đạo gì để giúp người dân phòng tránh và giảm bớt thiệt hại trong thiên tai?

31

+ Hướng dẫn HS nắm kiến thức về sự phân bố, nguyên nhân, hậu quả và liên hệ

giáo dục kỹ năng phòng chống lụt, lũ quét, hạn hán.

* MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BÃO

Hình 12: Thời gian hoạt động của bão

32

Hình 13:Hậu quả của bão

Hình 14:Biện pháp phịng chống

33

THÔNG TIN PHẢN HỒI BÃO

Mùa bão Vùng chịu ảnh hưởng của bão

Hậu quả của bão Cách phòng tránh bão

-Tháng 6-12, nhiều nhất vào tháng 9 sau đó đến tháng 10,8 - Mạnh nhất ở ven biển miền Trung, sau đó đến đồng bằng Bắc bộ ( hình 12) - Lật úp tàu thuyền -Mực nước biển dâng gây ngập mặn - Đổ nhà cửa, ngập lụt trên diện rộng. - Gây tác hại lớn cho sản xuất và sinh hoạt ( hình 13)

- Dự báo chính xác đường đi và hướng di chuyển của bão

- Củng cố cơng trình đê biển và sơ tán dân

- Kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn

- Chèn chống nhà cửa - Chống ngập úng, xói mịn ( hình 14)

Nhóm 1: Nghiên cứu và báo về bão

34

Nhóm 2 : Báo cáo về ngập lụt

Nhóm 2: Nghiên cứu và báo về ngập lụt

35

THÔNG TIN PHẢN HỒI NGẬP LỤT

Loại thiên tai

Phân bố Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp phòng tránh Ngập lụt - ĐBSH, ĐBSCL -Vùng trũng Bắc Trung bộ, hạ lưu sông lớn Nam Trung bộ

- Mưa bão, nước biển dâng, lũ nguồn.

- Mưa lớn, triều cường

- Gây hậu quả

nghiêm trọng cho sản xuất vụ hè thu ở đồng bằng (Phụ lục hình 15) - Xây dựng các cơng trình thủy lợi để thốt lũ

Nhóm 3: Báo cáo Lũ qt

Hình 16: Hậu quả của lũ qt

36

THƠNG TIN PHẢN HỒI LŨ QUÉT

Loại thiên tai

Phân bố Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp phòng tránh Lũ quét - Vùng núi phía Bắc. - Vùng núi từ Hà Tĩnh đến Nam Trung bộ - Mưa lớn, địa hình dốc, bị cắt xẻ mạnh, mất lớp phủ thực vật

Gây hậu quả

nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất những vùng lũ đi qua ( hình 16) - Quy hoạch vùng dân cư tránh vùng lũ quét. - Làm thủy lợi, trồng rừng, kỹ thuật trên đất dốc

Nhóm 3: Nghiên cứu và báo về

37

Nhóm 4: Báo cáo Hạn hán

Hình 17: Hạn hán

Nhóm 4 : nghiên cứu và báo cáo

38

THÔNG TIN PHẢN HỒI HẠN HÁN

Loại thiên tai

Phân bố Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp phòng tránh Hạn hán - Miền Bắc: thung lũng khuất gió - Đồng bằng Nam bộ - Vùng thấp Tây Nguyên

-Ven biển Nam trung bộ

- Mơi trường suy thối dẫn đến mùa khô kéo dài

- Đe dọa hàng vạn ha cây trồng, hoa màu và thiêu hủy hàng ngàn ha rừng ( hình 17) - Xây dựng các cơng trình thủy lợi hợp lý

- Bước 4 Giáo viên: Nhận xét và bổ sung kiến thức (thông tin phản hồi)

- Các thiên tai khác

- GV: Ngoài ra chúng ta còn phải gánh chịu các thiên tai khác: động đất, sương muối, sương giá, lốc xối... tuy mang tính cục bộ nhưng cũng gây thiêt hại to lớn về người và tài sản. Xét về không gian và thời gian mọi lúc mọi nơi chúng ta đều có thể gánh chịu hậu quả do thiên tai gây ra. Và trong số tất cả chúng ta ai cũng đã từng một lần trãi qua những thiên tai này vậy em sẽ ứng phó với nó như thế nào?

3. Luyện tập

3.1.Mục tiêu

- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng trong bài học.

3.2. Phương pháp và phương tiện dạy học

- Hoạt động cá nhân.

3.3. Cách thức tiến hành

3.31.Yêu cầu học sinh vẽ lược đồ tư duy các thiên tai hoặc vẽ lược đồ cảnh báo vùng nguy hiểm do thiên tai

- Bước 1: GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 3: GV kiểm tra kết quả thực hiện, điều chỉnh kết quả sao cho chính xác.

39

3.3.2 Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm hoặc trị chơi ơ chữ

Chọn câu trả lời đúng nhất:

1. Mùa bão ở Việt Nam

A. chậm dần từ Bắc vào Nam. B. diễn ra cùng thời gian ở mọi nơi. C. chậm dần từ Nam ra Bắc. D. diễn ra chủ yếu ở miêng Nam. 2. Ở nước ta, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão là

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng phòng chống một số thiên tai ở Việt Nam qua các bài học trong chương trình Địa lí lớp 12_2 (Trang 25)