Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung hợp đồng trong BLDS

Một phần của tài liệu Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 82 - 83)

- Quy định trên trái với quy định của WTO, các cơ quan Chính Phủ

3.2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung hợp đồng trong BLDS

Xuất phát từ bản chất của nghĩa vụ là việc mà theo đó một hoặc nhiều bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền,… theo quy định tại điều 280 BLDS. Do vậy, một hợp đồng không thể thiếu các yếu tố sau: Đối tượng, số lượng, chất lượng của hợp đồng.

Các yếu tố trên có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau có thể được thể hiện một cách rõ ràng trong thỏa thuận giữa các bên hoặc mặc dù các bên không thỏa thuận nhưng người ta có thể xác định được, ví dụ: Một hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được hình thành khi các bên chỉ thỏa thuận về số lượng, chất lượng và giá cả hàng hóa trong hợp đồng được hiểu ngầm giữa các bên hoặc được thơng qua giá thị trường hoặc theo thói quen. Điều 402 BLDS quy định về các điều khoản nội dung của hợp đồng nhưng các điều khoản này lại khơng có giá trị bắt buộc, điều này rất khó xác định thỏa thuận nào được coi là hợp đồng.

Việc quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng để xác định một đề nghị như thế nào được coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Bởi vì, trong thực tế, khơng phải mọi đề nghị đều là đề nghị giao kết hợp đồng và làm phát sinh hậu quả pháp lý, một đề nghị phải gồm những nội dung chủ yếu của hợp đồng mới được coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Các quy định của BLDS khơng có quy định về điều kiện để một đề nghị được coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Điều 390 BLDS năm 2005 quy định: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà khơng được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Quy định này chưa

rõ ràng, đầy đủ và cụ thể. Trong thực tế, một lời đề nghị thiếu đối tượng của hợp đồng thì khơng thể coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Vì vậy, cần bổ sung thêm một điều khoản vào điều 390 quy định về nội dung cơ bản của đề nghị giao kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)