Xuất một số giải pháp phòng trừ sâu đục thân mình trắng

Một phần của tài liệu Đề tài " Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr"" pdf (Trang 43 - 57)

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. xuất một số giải pháp phòng trừ sâu đục thân mình trắng

(Xylotrechus quadripes Chevr)

Việc phòng trừ sâu đục thân hại cà phê chè đã được nghiên cứu nhiều ở nước ta và đã có những biện pháp phòng trừ có hiệu quả tốt. “ Không có biện pháp riêng rẽ nào có hiệu quả cao mà phải biết kết hợp các biện pháp kĩ thuật tổng hợp từ khâu chọn giống, canh tác, đến biện pháp lựa chọn thuốc BVTV cũng như thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất” (Bùi Thế Đạt, và CS (1995) [2].

Từ các kiến thức tôi thu thập được trong phần tổng quan và các kết quả điều tra theo dõi như trên tôi xin đề xuất một số giải pháp trừ sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè theo hướng IPM như sau:

- Trồng cây che bóng: Đối với vườn cà phê mới, khi chuẩn bị trồng vườn cà phê mới cần thiết kế trồng cây che bóng. Ban đầu dùng cây che bóng tạm thời là những cây họ Đậu như điền thanh, lạc dại, lạc, đỗ, cốt khí, muồng hoa vàng, trồng thành băng ở giữa hai hàng cà phê, cách gốc 60 - 80cm để che bóng, chắn gió, cung cấp thêm đạm cho cây phát triển, chống cỏ dại, tuy nhiên cần kiểm tra, tỉa cành lá tránh cây che bóng lấn át cây cà phê. Khi cây cà phê lớn thì dùng cây che bóng tầng trung như: keo dậu, muồng hoa vàng, mỡ, trẩu, xina và một số cây ăn quả như nhãn, mít,… những loại cây này vừa có che bóng lại tăng thu nhập, cải tạo đất, lựa chọn loại cây nào là tùy tình hình đất đai, lao động của chủ vườn( đất xấu thì trồng cây cải tạo như keo dậu, muồng đen, muồng hoa vàng,… nhà có lao động dồi dào thì trồng cây ăn quả) mật độ trồng 5 x 6 m, 8 x 8m – 10 x 10m, trồng theo hình vuông để đảm bảo che bóng được tất cả các cây cà phê. Và trồng cây che bóng tầng cao như muồng đen, keo tây với khoảng cách 12 x 18m hoặc 12 x 24m ( cứ 5 hàng cà phê thì có một hàng muồng đen, keo tây). Nếu trồng cà phê trên đồi thì cần tuân theo nguyên tắc thiết kế trồng cà phê trên đất dốc là trồng cây phòng hộ trên đỉnh, trồng cây băng cây phân xanh chống xói mòn. Trên đất dốc >8°, trồng cây lạc dại (Arachis Pintoi) để chắn xói mòn,

che phủ, cải tạo đất trồng hàng cà phê và cây che bóng theo hình nanh sấu, theo đường đồng mức..Ngoài ra có thể trồng đai rừng chắn gió cho cây cà phê đai rừng này cần thẳng góc với hướng gió chính hoặc chếch một góc 600. Đai rừng chính rộng 9 m, ở giữa trồng 3 hàng muồng đen, hàng cách hàng 1,5 m, và cây cách cây 2m (trồng hàng nanh sấu). Hai bên mép đai rừng có thể trồng thêm 2 hàng cây ăn quả như mít, nhãn, xoài tạo thành những hành cây chắn gió ở tầng thấp. Tại miền Bắc người dân có kinh nghiệm trồng cây bạch đàn để làm đai rừng chắn gió. Đối với vườn cà phê đã trồng lâu mà thiếu hệ thống che bóng, cây che bóng ít, kém hiệu quả thì bổ sung cây che bóng tầng cao, tầng trung.

- Chế độ chăm sóc: Cung cấp đầy đủ phân bón, chú ý dùng nhiều phân hữu cơ để bảo vệ đất, cây phát triển tốt, bền vững, tránh tình trạng suy kiệt như dùng toàn phân vô cơ. Thường xuyên tiến hành làm cỏ, tỉa cành. Cung cấp thêm nước cho cây cà phê ở một số giai đoạn nhạy cảm như nở hoa, nuôi quả (nếu thời điểm đó không có mưa) để thân lá, cành phát triển tốt, tạo cấu trúc kín, làm mất điều kiện sâu borer ưa hoạt động là khô, nóng. Gần đây khí hậu biến đổi nên nước ngọt ngày càng khan hiếm vì vậy người trồng cà phê ở Đác Min đã dùng cây che bóng và mô hình tủ gốc cho cây cà phê, mô hình này dễ làm, hiệu quả kinh tế lại cao, có thể tận dụng các loại phế thải thực vật như cỏ, rác, thân lá của ngô, lá chuối, xác vỏ cà phê… để tủ gốc cà phê. Ưu điểm của mô hình này là giảm sự bốc hơi và giữ độ ẩm cho đất, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, cung cấp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác cho cây cà phê khi vật liệu tủ hoai mục [20]. Khi thấy thân cành có biểu hiện suy thoái thì đốn tỉa kịp thời, gồm các công việc :

+ Tạo hình sửa cành

• Hãm ngọn : Khi cây cà phê được 3 tuổi, hãm ở độ cao từ 1,4 - 1,6m

• Nuôi thân : Nuôi thêm 1-2 thân từ chồi vượt khỏe, thường xuyên đánh chồi vượt trên thân, đỉnh nơi đã hãm ngọn. Nuôi thêm thân bổ sung từ chồi vượt khi cây cà phê bị khuyết tán.

• Sửa cành : Cắt bỏ cành xấu, cành bé, không đạt chuẩn, sâu bệnh, cành già cho quả nhiều vụ, đầu cành chỉ còn 4-5 cặp lá, cắt sâu vào tán chừa lại 10- 20cm, để tạo các cành thứ cấp sung sức.

• Cưa đốn phục hồi : Áp dụng với vườn già, cỗi, năng suất kém còn dưới 4 tạ nhân/ha, trước đó tiến hành nuôi thêm tầng 2 cao trên tầng 1 là 40-60cm để tranh thủ 2-3 vụ quả. Cưa vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, cưa cao 20-25cm, giữ lại trên gốc 3-4 thân, chiều cao hãm ngọn 1,6-1,8m. Sau đó dọn sạch, đào các hố khuyết và trồng dặm, gieo cây phân xanh, trồng cây che bóng tạm thời, bón phân theo quy trình, chú ý tỉa bỏ các cành vượt, chồi thừa để tập trung nuôi chồi chính.

+ Thường xuyên điều tra thăm vườn để phát hiện sâu, quyết định dùng biện pháp phòng trừ hợp lí như :

• Biện pháp hóa học: dùng hỗn hợp thuốc Supracide hoặc Sumithion bột thấm nước phun phòng, trừ.

• Biện pháp vật lý, cơ giới : khi phát hiện cây cà phê bị sâu đục thân gây hại mà khó có khả năng cứu vãn thì nhổ bỏ, cưa đốn cây đem tiêu hủy hoặc tìm diệt sâu non trong cây.

Ngoài các biện pháp trên cần thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ dịch hại trên cây cà phê để cây sinh trưởng phát triển tốt, giữ cấu trúc ‘‘kín’’ chống sâu đục thân borer tấn công.

PHẦN 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

1. Tại vùng trồng cà phê chè Chiềng Pha tôi đã phát hiện được 10 loài sâu hại cà phê ở thời kì kinh doanh. Trong đó loài sâu gây hại chủ yếu, ảnh hưởng tới năng suất chất lượng cà phê và thường xuyên có mặt trên vườn cà phê là sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Cherv) và rệp sáp (Pseudococus

2. Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Cherv) gây hại phổ biến trên cà phê chè tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu- Sơn La.

3. Cây che bóng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ cây cà phê chè bị hại bởi sâu đục thân, vườn trồng cây che bóng có tỷ lệ hại nhỏ hơn nhiều so với vườn không có cây che bóng.

4. Tuổi cây có ảnh hưởng rõ nét tới tỷ lệ sâu đục thân, tuổi cây càng lớn, cây càng già thì tỷ lệ sâu đục thân càng tăng

5. Chế độ chăm sóc cũng là yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ hại của sâu đục thân borer, chăm sóc tốt làm cây sinh trưởng, phát triển tốt, tạo cấu trúc kín hạn chế sâu đục thân vì vậy vườn cà phê được chăm sóc tốt tỷ lệ sâu borer gây hại giảm hơn nhiều so với vườn cà phê có chế độ chăm sóc kém.

6. Vị trí trồng khác nhau (sườn núi phía Đông, phía Tây) cũng có ảnh hưởng tới tỷ lệ hại của sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevr) hại cà phê chè tuy nhiên sự khác nhau này không lớn và có thể khắc phục bằng các biện pháp canh tác như chăm sóc tốt và trồng cây che bóng... do sâu đục thân sinh trưởng và sinh sản mạnh ở điều kiện nhiệt độ cao, trời nắng nhiều, ánh sáng trực xạ.

4.2. Kiến nghị

Do thời gian thực tập có hạn về thời gian và quy mô, kết quả điều tra trên

mới chỉ sơ bộ, bước đầu. Tôi kiến nghị các đề tài sau cần tiến hành với thời gian dài, cần nhiều đề tài qua các năm để có kết quả khẳng định chính xác , đầy đủ hơn về thành phần sâu hại cà phê, quy luật phát sinh gây hại, diễn biến tỷ lệ, mật độ hại của sâu đục thân mình trắng hại cà phê.

Do thời gian, quy mô thực hiện đề tài không cho phép, kiến thức còn hạn chế nên tôi chưa nghiên cứu, thử nghiệm được các biện pháp phòng trừ sâu đục thân borer sao cho hiệu quả. Vậy tôi kiến nghị các đề tài nghiên cứu tiếp tục:

1. Tìm hiểu về thiên địch cũng như các biện pháp sinh học, thử nghiệm biện pháp dùng bẫy feromol để hấp dẫn, diệt trừ xén tóc cái lúc chúng ra rộ và kết hợp các biện pháp canh tác kĩ thuật nhằm giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ

được các loài côn trùng, thiên địch có ích. Đồng thời kết hợp các biện pháp đó thành quy trình IPM cho sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevr.

2. Thường xuyên chăm sóc, điều tra thăm vườn, chú ý cành tán hợp lí, trồng cây che bóng để hạn chế sâu.

3. Nên phòng vào đầu mùa hè bằng hỗn hợp phân trâu bò và thuốc trừ sâu Trebon... quét lên vỏ thân. Nếu phát hiện cây bị sâu hại cần trừ sớm thì mới có hiệu quả, khi phát hiện muộn, sâu đục vào gỗ, phần thân trên chỗ bị đục bị héo dần và chết, khó có khả năng phục hồi.

4. Tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các loại thuốc trừ sâu sinh học, thử nghiệm bẫy feromol.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Đình Bổng (2001), Điều tra sâu hại cà phê và hiệu lực trừ rệp sáp

giả vằn Ferrisia virgata C. (Pseudococcidae – Homoptera) của một số loại thuốc trừ sâu, tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

2. K.s Bùi Thế Đạt, PGS, Ts Vũ Khắc Nhượng (1995), Kỹ thuật gieo trồng

và chế biến cà phê, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội

3. Đoàn Công Đỉnh (1999), Tổng kết điều tra dịch hại ở Tây Nguyên trong 3

năm 1996 – 1998, Tạp chí Bảo vệ Thực vật số 1 năm 1999.

4.Vũ Quang Giảng (2001), Nghiên cứu rệp sáp nâu Parasaisetia nigra

(Nietner) hại cà phê và biện pháp phòng trừ bằng hóa học, Luận văn Thạc sĩ

Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

5 .Giáo trình côn trùng học chuyên khoa (1982), NXB Nông nghiệp Hà Nội

6. Th.s Đoàn Triệu Nhạn, TS. Hoàng Thanh Tiệm, TS. Phan Quốc Sủng (1999), cây cà phê ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp

7. Vũ Khắc Nhượng và Đoàn Triệu Nhạn (1989), Sâu bệnh và cỏ dại trên cà

phê Viêt Nam.

8. Phan Quốc Sủng (1995) Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội

9. Ks Lê Văn Thiều phối hợp với viện BVTV (2002). Báo cáo kết quả đề tài

khoa học công nghệ,

10. Trần Huy Thọ (1999), Thông báo kết quả sâu hại cà phê chè ở Sơn La. 11. Trần Huy Thọ (2002), Thông báo kết quả sâu hại cà phê chè ở Sơn La 12. Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm (2000), Kết quả nghiên cứu và

ứng dụng các biện pháp phòng trừ một số sâu hại quan trọng trên cà phê ở phiá Bắc.

13. Viện Bảo Vệ Thực Vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và sâu bệnh

hại cây ăn quả ở Việt Nam năm 1997-1998. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

14. Fernando E.Vega, Francisco Posada (2005), Insect Biocontrol

Laboratory, United states Department of Agriculture, agricultural Research service, Beltsville, Maryland, U.S.A

15. Dr Hall,A Cork. DI Farman, SJ Phythian & Jayarama (1998),

Development of feromones for management of the coffee white stem borer.

16. Thanh Hoa (15/6/2005), Tiến sĩ Pereira và Thạc Sĩ Pereira và trồng cây che bóng cho cà phê

http://allgroundup.com/vn/interact/interviews/shadegrown/index.html27

17. Hoàng Hai (15/07/2010), Mô hình trồng cà phê tiết kiệm nước tưới ở

Ðác Min

http://giacaphe.com/6398/mo-hinh-trong-ca-phe-tiet-kiem-nuoc-tuoi-o-ac- min.html

18. Liên hiệp hội khoa học, kĩ thuật tỉnh Lâm Đồng (1995), Kỹ thuật trồng

chăm sóc và chế biến cà phê

http://www.dalat.gov.vn/web/books/Caphe/

21. Bách khoa toàn thư mở (2005), Cà phê chè http://vi.wikipedia.org/wiki/C %C3%A0_ph%C3%AA_ch%C3%A8

BALANCED ANOVA FOR VARIATE TI LE FILE CHEBONG 13/11/10 19:16

--- :PAGE 1

Che do che bong VARIATE V003 TI LE LE

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CHE$ 1 .247291 .247291 146.56 0.000 2 * RESIDUAL 34 .573696E-01 .168734E-02

--- * TOTAL (CORRECTED) 35 .304660 .870457E-02

--- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CHEBONG 13/11/10 19:16

--- :PAGE 2

Che do che bong MEANS FOR EFFECT CHE$

--- CHE$ NOS TI LE che 18 0.157636 thuan 18 0.323397 SE(N= 18) 0.968200E-02 5%LSD 34DF 0.278249E-01 ---

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CHEBONG 13/11/10 19:16

--- :PAGE 3

gfd

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CHE$ | (N= 36) --- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TI LE 36 0.24052 0.93298E-010.41077E-01 17.1 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE TILEH FILE TUOICAYC 13/11/10 21: 7

--- :PAGE 1

Một phần của tài liệu Đề tài " Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr"" pdf (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w