KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất đưa ca Huế vào nội dung giáo dục địa phương, trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học Cơ sở (Trang 29 - 31)

- Quy trình dạy hát Ca Huế:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Trên đây là cá nhân chúng tôi đã đề xuất đưa ca Huế vào nội dung giáo dục địa phương, trong chương trình giáo dục phổ thơng mới ở trường THCS, để tổ chức triển khai nội dung lồng ghép đưa ca Huế vào trường THCS đặc biệt là giảng dạy trong chương trình Âm nhạc địa phương hay hoạt động ngoại khóa âm nhạc trong chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Từ thực tế triển khai các nội dung và hình thức trên, tơi rút ra những kết luận sau:

- Ca Huế vốn phong phú và đa dạng, để tìm hiểu và học hết các làn điệu cần nhiều thời gian.

- Trong phạm vi hạn hẹp cho phép, chúng tôi đã sưu tầm một số nội dung về ca Huế phù hợp với nhận thức cũng như lứa tuổi của các em học sinh trung học để góp phần đưa ca Huế vào trường trung học.

- Dạy hát ca Huế đã khó, việc dạy hát ca Huế lại càng không phải dễ dàng, đặc biệt là đối tượng học hát ở đây lại là các em học sinh trung học. Chính vì vậy, người dạy hát cần phải có những kỹ năng nhất định về hát ca Huế, biết cách làm cho giờ học hát ca Huế luôn gần gũi, vui vẻ, tạo cho các em có cảm giác như đang sống trong khơng khí lao động, sinh hoạt của người dân lao động xứ Huế.

- Giáo viên âm nhạc cần tìm tịi, sáng tạo, lồng ghép các chủ đề phù hợp với các hoạt động khác để tạo cho học sinh niềm vui, hứng thú và tự hào khi được tìm hiểu và học hát ca Huế của quê hương mình.

- Việc dạy hát các bài, các làn điệu ca Huế theo lối truyền khẩu cho các em học sinh không chỉ dừng lại ở chỗ các em hát thuộc, biết tên bài, hát đúng cao độ, mà còn phải làm cho các em hiểu được nguồn gốc xuất xứ cũng như những nét đẹp tâm hồn, cốt cách của con người xứ Huế trong những làn điệu, bài hát mà các em được học.

Kiến nghị:

Để triển khai thực hiện lồng ghép đưa ca Huế vào trường trung học có hiệu quả góp phần vào hoạt động giáo dục tồn diện của nhà trường như đã trình bày trong phần đặt vấn đề tôi xin được đề xuất một số ý kiến sau:

- Đưa ca Huế vào trường THCS là một nội dung không hề đơn giản. Cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo đồng bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục cho đến các nhà trường và đội ngũ giảng dạy bộ môn Âm nhạc.

- Cần tìm nội dung các bài hát và cách đặt lời mới phù hợp với đối tượng học để đưa một số làn điệu ca Huế cơ bản, gần gũi, phù hợp với nhận thức cũng như khả năng của các em để tập hợp thành một tập tài liệu hỗ trợ cho việc đưa ca Huế vào trường học.

- Cần tổ chức nhiều hơn nữa các đợt tập huấn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ mơn Âm nhạc về ca Huế mang tính đồng bộ rộng khắp trên tồn Tỉnh.

- Không chỉ là dạy hát, học hát, chúng ta cần đa dạng hóa các hoạt động để các em được tìm hiểu nhiều hơn về ca Huế như: tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, mời nghệ nhân về nói chuyện, tổ chức hội thi Tiếng hát dân ca trong đó khuyến khích các tiết mục ca Huế, .... với mục đích đưa ca Huế đến gần hơn với các em.

- Tổ chức cuộc vận động sưu tầm các làn điệu, bài hát trong kho tàng ca dao dân ca xứ Huế hay cuộc thi viết lời mới cho các làn điệu ca Huế trong học sinh để các em thêm hiểu biết và yêu mến ca Huế của quê hương mình.

- Để đưa ca Huế vào nhà trường nói chung và trường trung học cơ sở nói riêng thì cần có sự vào cuộc và sự nỗ lực thực sự của các cấp ngành, các nhà trường và toàn xã hội. Để các làn điệu, bài hát trong kho tàng âm nhạc trong dó có ca Huế ln là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày của lớp trẻ hôm nay và mai sau, được lưu giữ và phát huy cùng với nền văn hóa dân tộc.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi đề xuất, lồng ghép góp đưa ca Huế vào nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thơng mới ở trường Trung học cơ sở. Kính mong Hội đồng khoa học của nhà trường và quý thầy cô giáo nhận xét, bổ sung và góp ý kiến, để đề tài của chúng tơi được hồn thiện và sớm đi vào hiện thực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất đưa ca Huế vào nội dung giáo dục địa phương, trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học Cơ sở (Trang 29 - 31)