Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống theo gương Bác Hồ vĩ đại:

Một phần của tài liệu tiểu luận tư tưởng hồ chí minh, nghiên cứu về bảo tàng hồ chí minh hiểu rõ hơn về các kiến thức được học trong môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 34 - 40)

đại:

Phần trưng bày tài liệu, hiện vật trong chủ đề sáu và chủ đề bảy là những lời dăn dạy về đạo đức, tác phong, lối sống cho các cán bộ, Đảng viên nói riêng và cho tồn thể nhân dân Việt Nam nói chung.

Trong tác phẩm: “Sửa đổi lối làm việc” viết năm 1947 trưng bày tại Bảo tàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên những kinh nghiệm, những bài học thực tiễn có tính lý luận, bồi dưỡng tác phong lãnh đạo của người đảng viên cộng sản. Người đặc biệt chú trọng đến

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi Việt Bắc

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đội thiếu sinh quân

35 việc nâng cao tư cách và đạo đức cách mạng của đảng viên và khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào Thi đua yêu nước. Người nhắc nhở toàn dân: “Mỗi một người lấy việc xung phong trong phong trào thi đua ái quốc làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình”.

Trong giai đoạn miền bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền nam đấu trang giành độc lập, thống nhất tổ quốc, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng, Người nhắc nhở đảng viên phải phấn đấu, chú trọng nâng cao đạo đức cách mạng, coi đó là nền tảng của mỗi đảng viên để hoàn

thành nhiệm vụ vẻ vang của mình. Năm 1958, chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, trong đó Người nêu lên tư cách của một người đảng viên là: Phải trung thành tuyệt đối với Đảng, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng; ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên lợi ích của cá nhân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng vì dân mà đấu tranh; gương mẫu trong mọi việc, ra sức học tập chủ nghĩa Mác- Lênin, ln ln dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và đồng chí mình tiến bộ.

36 Về phần mình, lời nói đi đơi với việc làm, Chủ tịch Hồ Chí minh ln là gương sáng về thực hành đạo đức cách mạng. Những kỷ vật của Người để lại được giới thiệu trong Bảo tàng (như bộ quần áo gụ, đôi dép cao su,…) khơng chỉ nói về cuộc sống giản dị, đức khiêm tốn của một con người mà cịn nói lên nhân cách của một vị lãnh tụ của nhân dân.

37

Kết luận

Sau chuyến đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, mỗi con người, đặc biệt là những con người đất Việt đều có những trải nghiệm vơ giá. Những chuyến đi tìm về lịch sử như vậy thật sự khiến người ta phải trầm ngâm về hiện tại. Được nhìn những hình ảnh của Bác, thấu hiểu nỗi lòng của Bác, mỗi chúng ta đều tự nhủ là phải biết sống nhân ái hơn, bao dung và đùm bọc với cộng đồng hơn, để không phải cảm thấy hổ thẹn với sự hy sinh to lớn của Bác. Những cái vọng ước của mình trong hiện tại có thể đối với bản thân là rất lớn, nhưng đó chỉ là vọng ước của cá nhân tầm thường, dẫu có thất bại cũng có thể vượt qua, có thể làm lại, nó khơng là gì đối với tấm lịng của Bác, sẵn sàng quên mình để lo cho mong ước chung của nước của dân. Thiết nghĩ xã hội phát triển hiện nay, khi người ta có chút tài năng, người ta có thể sẵn sàng dứt áo ra đi tìm một miền đất hứa ở bên kia đại dương, tạo dựng sự nghiệp và quay lưng lại với việc đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Ngày ấy, nếu Bác với tài năng và mối quan hệ tốt của mình, Bác có thể dễ dàng sống trên một miền đất trù phú nào đó ở Tây phương, tạo dựng cho mình một sự nghiệp hồn toàn xa rời với đất nước, với cách mạng, với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ấy vậy mà Bác với một tấm lịng u nước và nhân ái vơ bờ đã nỗ lực hết mình học hỏi những điều hay, những bài học quý giá ở xứ người để đem về lại cho đất nước Việt Nam, để cùng huấn luyện toàn dân đứng lên chiến đấu giành cách mạng theo đường lối đúng đắn nhất. Nếu khơng có Bác, lịch sử đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta không thể viết nên những chiến công hào hùng và quả cảm đến thế. Một dân tộc quả cảm đã được hấp thụ tinh chất của nhà lãnh đạo quả cảm và nhân từ. Là con cháu của dân tộc ấy, ngày nay, mỗi con người Việt Nam phải tự nhủ sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của cha ông ngày xưa, sống sao cho xứng đáng với tấm lòng của Bác - người cha đầy tài năng và lòng nhân ái, đã hy sinh cả cuộc đời mình cho tất cả chúng ta.

Kết thúc đề tài, nhóm nghiên cứu khoa học chúng em rất mong Bảo tàng ngày càng hồn thiện hơn về cơng tác tun truyền, hướng dẫn tham quan; các hiện vật thu thập được ngày càng đầy đủ và phong phú; tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc Hội thảo, triển lãm để tất cả mọi người được hiểu rõ hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng em muốn

38

đề xuất ý kiến, đó là: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chúng ta sẽ tổ chức nhiều hơn các buổi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, với thời lượng lớn hơn, để nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, tư tưởng, ý chí, lịng u nước cho sinh viên, để sinh viên hiểu và noi theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

39

Danh mục tài liệu tham khảo:

STT Tên tài liệu Nhà xuất bản Tác giả

1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh NXB Chính trị quốc gia (2006) PGS.TS Phạm Ngọc Anh (chủ biên) 2 Bảo tàng Hồ Chí Minh (sách hướng dẫn tham quan)

NXB Thanh niên (2006)

Bà Nguyễn Thị Tình

(chủ biên)

3 Sửa đổi lối làm việc NXB Sự thật (1948) Hồ Chí Minh 4 Đạo đức cách mạng – Hồ Chí Minh tồn tập NXB Chính trị quốc gia (2002) Hồ Chí Minh

Ngồi ra, bài nghiên cứu có tham khảo một sống trang web:

40

Contents

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

NỘI DUNG ................................................................................................................................ 3

Chương I: Khát quát chung về Bảo tàng Hồ Chí Minh: ............................................................. 3

1.1. Lịch sử xây dựng và hoạt động: ................................................................................... 3

1.1.1. Lịch sử xây dựng (từ 1970 đến 1990): ................................................................. 3

1.1.2. Q trình hoạt động (từ khi mở cửa đón khách, tức từ 1990 đến nay): ............... 4

1.2. Khái quát các gian trưng bày: ...................................................................................... 5

1.2.1. Gian long trọng (gian mở đầu): ............................................................................ 5

1.2.2. Phần trưng bày tiểu sử: ......................................................................................... 6

1.2.3. Phần trưng bày các đề mục mở rộng…………………………………………...20

Chương II: Chức năng tuyên truyền, giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh: ........................ 24

2.1. Tuyên truyền, giáo dục về lịng u nước, thương dân của chủ tịch Hồ Chí Minh: . 24 2.2. Tuyên truyền, giáo dục ý chí vượt mọi khó khăn trong học tập, lao động và chiến đấu:………………………………………………………………………………………28

2.3. Tuyên truyền giáo dục tư tưởng cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh: ............... 29

2.4. Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống theo gương Bác Hồ vĩ đại: . 34 Kết luận .................................................................................................................................... 37

Một phần của tài liệu tiểu luận tư tưởng hồ chí minh, nghiên cứu về bảo tàng hồ chí minh hiểu rõ hơn về các kiến thức được học trong môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)