Củng cố, luyện tập bằng đóng vai, phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 33 - 36)

Mục đích: Phỏng vấn là một phương pháp ít được sử dụng hơn trong quá trình dạy học do đòi hỏi năng lực học sinh phải khá tốt đó là vừa nắm bắt nhanh kiến thức vừa có ngơn ngữ giao tiếp tốt. Tuy nhiên sử dụng phương pháp phỏng vấn trong củng cố bài học sẽ vừa kiểm tra được việc nắm kiến thức của học sinh vừa rèn luyện được kĩ năng trình bày vấn đề, đồng thời thấy được suy nghĩ của các em về vấn đề được học. Yêu cầu khi phỏng vấn là hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, đúng nội dung bài học, sử dụng câu hỏi vừa phải để không kéo dài thời gian mà vẫn đảm bảo củng cố được hết kiến thức cần củng cố. Hình thức phỏng vấn giáo viên có thể nêu câu hỏi hoặc cho một học sinh khác vào vai người phỏng vấn để đặt câu hỏi.

Ví dụ minh họa.

Bài 15: Bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai. Hoạt động củng cố, luyện tập.

- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về thực trạng các thiên tai ở nước ta và biện pháp phòng chống.

- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Phỏng vấn nhanh - Phương tiện: Micro

- Dự kiến thời gian: 5- 7 phút - Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Giáo viên cho một học sinh xung phong vào vai một phóng viên. Một học sinh khác vào vai một cán bộ tài nguyên môi trường. Yêu cầu người phỏng vấn hỏi những nội dung liên quan đến bài học và có thể mở rộng về tình hình thực tế cũng như những thắc mắc của bản thân về những vấn đề liên quan đến bài học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Học sinh cả lớp thảo luận và đánh giá bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ tình trạng cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường ở nước ta?

Trả lời: Biểu hiện chứng tỏ mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường là: Thiên tai ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn và gây hậu quả nặng nề hơn. Các loại môi trường đều bị ô nhiễm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của con người.

Câu 2: Hiện nay bão đang ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn, sức tàn phá ghê gớm hơn. Vậy theo anh (chị), Việt Nam chúng ta cần có những biện pháp gì để hạn chế tác động của bão?

Trả lời: Bão ngày càng mạnh……Vì vậy cần phải:

+ Xây dựng hệ thống dự báo chính xác về hoạt động của bão. + Củng cố đê kè ven biển.

+ Sơ tán dân khi có bão lớn.

+ Xây dựng nhà ở kiên cố, xây dựng các cơng trình cần tính tốn đến khả năng chịu tác động của bão.

+ Thông báo kịp thời đến người dân đặc biệt là ngư dân đi biển khi có bão để trú tránh an tồn.

Câu 3: Năm 2020 tình trạng sạt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản đặc biệt là ở vùng Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa thiên Huế. Vậy theo anh (chị) nguyên nhân là do đâu và chúng ta cần phải làm gì để hạn chế chế hiện tượng này?

Trả lời: Nguyên nhân của sạt lở đất tăng trong thời gian gần đây là do: Sự biến đổi của khí hậu dẫn tới mưa lớn kéo dài. Kết hợp địa hình đồi núi dốc và mất lớp phủ thực vật do chặt phá rừng bừa bãi.

Biện pháp:

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng thêm rừng. + Quy hoạch các điểm dân cư.

+ Sơ tán dân khỏi những vùng nguy hiểm có khả năng sạt lở cao khi có mưa lớn kéo dài.

+ Tiết kiệm năng lượng, khai thác tài ngun hợp lí….góp phần chống biến đổi khí hậu.

Câu 4: Để đảm bảo sự phát triển bền vững theo anh (chị) cần có biện pháp nào đối với vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Trả lời:

+ Duy trì hệ sinh thái nguồn gen.

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên trong giới hạn có thể phục hồi. + Đảm bảo chất lượng mơi trường.

+ Ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

+ Ngăn ngừa ơ nhiễm, kiểm sốt và cải tạo môi trường.

Học sinh trả lời phỏng vấn

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 33 - 36)