GIÁO ÁN MINH HỌA

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học tự chọn Địa Lý 12 tại Trường THPT Quỳ Hợp 3 (Trang 31)

THẾ MẠNH VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

I, MỤC TIÊU 1. Về kiến thức

Sau bài học, học sinh cần:

Nắm vững những thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.

2. Về kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: - Sử dụng bản đồ Atlat

- Phân tích sơ đồ các thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng.

3. Thái độ, hành vi

- Học sinh nhận thức được việc phát huy các thế mạnh của hai vùng này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tưu duy - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng bản đồ, atlat.

II, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án giảng dạy.

- Sử dụng tivi hỗ trợ giảng dạy.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị sách vở và dụng cụ học tập. - Atlat địa lí Việt Nam

1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp từ tình huống xuất phát) 3. Tiến trình bài học

Thời

gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

5 phút

A. Tình huống xuất phát

- Mục tiêu: Giúp học sinh gợi nhớ lại kiến thức đã học từ tiết học trước và tạo tâm thế tiếp nhận kiến thức mới.

- Phương pháp: trò chơi

- Phương tiện/kĩ thuật: phương tiện trực quan (hình ảnh)

GV: Cho học sinh quan sát nhanh một số hình ảnh (GV trình chiếu)

GV: Cho HS chơi trò chơi nhỏ: “Ai nhanh mắt, nhanh tay” quan sát về các đặc sản của Miền Bắc nước ta (10 giây)

- Gọi 2 học sinh lên bảng ghi tất cả các loại đặc sản mà các em quan sát được. Ai ghi nhanh, nhiều hơn (30 giây) sẽ là người chiến thắng.

? Theo các em, đây là những sản phẩm tiêu biểu của vùng nào? HS: Trả lời

GV: Dẫn dắt vào bài

32 phút

B. Hình thành kiến thức mới

*) Hoạt động 1: Tìm hiểu về thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng

- Mục tiêu: Nắm vững những thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Phương pháp/ kĩ thuật: trị chơi - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp - Tiến trình hoạt động:

Bước 1: GV tổ chức hoạt động trò chơi “Rung chuông vàng”

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi. - Hướng dẫn chơi:

+ Số người tham gia: cả lớp

+ Trọng tài: lớp trưởng và lớp phó quan sát các đáp án sai của các bạn

ghi trong bảng

+ Các dụng cụ dùng để chơi: bảng con, phấn, khăn lau, số thứ tự

- Luật chơi: GV (MC) sẽ chiếu và đọc thứ tự từng câu hỏi (câu 1 đến câu 20), mỗi câu hỏi thí sinh có 10 giây để suy nghĩ và ghi kết quả vào bảng con của mình.

Hết thời gian mỗi câu thí sinh đồng loạt giơ bảng của mình lên, GV công bố đáp án đúng.

Một số câu hỏi GV có thể yêu cầu HS giải thích và GV chuẩn kiến thức.

Những thí sinh có đáp án sai sẽ bị loại và rời vị trí di chuyển lên trên góc lớp.

Lưu ý: Khi số lượng thí sinh trên sàn đấu cịn ít (dưới 5 thí sinh) thì sử dụng phần cứu trợ (tùy số lượng HS của từng lớp và số HS bị loại GV sử dụng các phương án cứu trợ khác nhau) để cứu các thí sinh bị loại quay lại sàn thi đấu.

Thí sinh trả lời đến câu hỏi số 20 sẽ chiến thắng và nhận được một phần quà từ GV

Bước 2: Thực hiện trò chơi

GV vừa làm MC vừa điều hành các hoạt động trong suốt quá trình tổ chức trò chơi.

Bước 3: Nhận xét sau trò chơi

- GV nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của HS, những việc làm chưa tốt của các trong quá trình thực hiện trị chơi để rút kinh nghiệm. - GV cơng bố kết quả và trao phần thưởng cho người thắng cuộc.

- Tổng kết kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. Nhấn mạnh một số kiến thức, kĩ năng thơng qua trị chơi

5 phút

*) Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Khắc sâu, củng cố kiến thức cơ bản cho học sinh. - Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại.

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân - Tiến trình hoạt động:

GV: Củng cố nội dung kiến thức qua sơ đồ tư duy về thế mạnh của hai vùng.

3 phút

*) Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng

- Mục tiêu: Mở rộng kiến thức cơ bản cho học sinh và liên hệ giải thích một số vấn đề.

- Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, gợi mở - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân

- Tiến trình hoạt động:

GV: đặt câu hỏi, gợi ý học sinh trả lời.

Dựa vào sơ đồ tư duy: Nêu mối quan hệ trong phát triển KT - XH giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng? (Thuận lợi giữa vùng này với vùng kia)

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học tự chọn Địa Lý 12 tại Trường THPT Quỳ Hợp 3 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)