4 THẢO LUẬN CÁ NHÂN TRONG NHÓM
4.7 Phan Anh Tuấn:
Kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp tục đánh dấu một năm khởi sắc trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung và các vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu.
Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02% so với năm 2018; trong đó quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%, quý III tăng 7,48% và quý IV tăng 6,97%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra là từ 6,6-6,8%.
Mức tăng trưởng năm 2019 tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017.
Năm 2019, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 517 tỷ USD, tăng 7,6% so năm 2018; lần đầu vượt ngưỡng 500 tỷ USD và là kết quả lịch sử, với giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục mới đạt 9,94 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1%. Khu vực kinh tế trong nước năm qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lên tới 17,7%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (4,2%).
Đối với bản thân em, việc tìm hiểu cũng như là nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế là một cơ hội giúp em hiểu thêm về nền kinh tế của nước mình, đồng thời thấy được những mặt hạn chế thiếu sót trong việc ra quyết định, thực hiện các chính sách cũng như là trong cách quản lý của Nhà nước. Ngồi ra, việc tìm hiểu cịn giúp em có thể thấy được những mặt tích cực và những mặt thiếu sót trong việc thực hiện chính sách, giải pháp cải thiện của Việt Nam. Qua đó em có thể tích lũy được một số kinh nghiệm nhỏ có thể giúp cho em hiểu rõ rằng bản thân mình cần làm gì để giúp cho Việt Nam ngày càng phát triển.
28