5.1. Kỹ năng hiểu biết sự khác biệt về văn hoá
Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với một doanh nghiệp khi ra nước ngoài lần đầu tiên là nguy cơ bị thiếu thông tin. Doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thiếu thơng tin về các khía cạnh của nền văn hóa khác có khả năng gặp thất bại. Kinh doanh
trong các nền văn hóa khác địi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa đó. Sự điều chỉnh có thể bao gồm tất cả các khía cạnh trong hoạt động ở nước ngoài của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Cách thức đàm phán giao dịch, hệ thống trả lương phù hợp để khích lệ nhân viên bán hàng, cơ cấu tổ chức, tên sản phẩm, quy định chung về mối quan hệ giữa quản lý và lao động, cách thức chiêu thị sản phẩm, v.v… tất cả đều nhạy cảm với sự khác biệt về văn hóa. Có những cách thức phù hợp với nền văn hóa này chưa chắc đã phù hợp với nền văn hóa khác.
Giải pháp:
- Cân nhắc thuê lao động địa phương để giúp doanh nghiệp làm kinh doanh trong một nền văn hóa cụ thể.
- Đảm bảo rằng vị giám đốc điều hành tại nước chủ nhà có đủ tầm nhìn quốc tế để hiểu sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bằng cách luân chuyển giám đốc điều hành ra nước ngoài theo định kỳ để trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau sẽ giúp xây dựng một lực lượng nịng cốt các giám đốc điều hành có tầm nhìn quốc tế.
- Ngăn ngừa nguy cơ của hành vi vị chủng. Tinh thần vị chủng tộc là niềm tin vào tính ưu việt của dân tộc mình hay nền văn hố của mình. Người có tinh thần vị chủng tộc thường coi nhẹ hay coi thường nền văn hóa của quốc gia khác. Khá phổ biến như người Mỹ, người Pháp, người Nhật, người Anh, v.v.. đều phạm phải lỗi này.
Ví dụ đơn giản minh họa cho tầm quan trọng của kỹ năng hiểu biết sự khác biệt về văn hóa. Hành vi giao tiếp ‘có một khơng hai’ ở đất nước Ấn Độ là văn hoá lắc đầu khi giao tiếp. Ở Ấn Độ, việc lắc đầu khơng có nghĩa khơng đồng tình hay những điều tiêu cực như các nền văn hoá ở các quốc gia khác. Sự thật là, hành động lắc đầu của người Ấn Độ là biểu hiện cho sự quan tâm nhiệt tình hoặc sự lắng nghe một cách tôn trọng đến người đối diện. Trong khi đó, ở các quốc gia khác, cái lắc đầu lại là một ngơn ngữ hình thể ám chỉ cho việc khơng đồng tình với ý kiến đó. Nếu cơng ty của chúng ta có đối tác là cơng ty Ấn Độ mà chúng ta lại khơng biết về văn hóa này sẽ dẫn
đến nhầm lẫn rằng đối tác người Ấn Độ khơng đồng tình với ý kiến của mình trong các cuộc trao đổi và mất thời gian để thuyết phục cũng như giải thích cho họ, tạo ra một cuộc đối thoại khơng hiệu quả.
5.2. Văn hố và lợi thế cạnh tranh
Hệ thống giá trị và chuẩn mực của một quốc gia ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh tại quốc gia đó. Các chi phí kinh doanh trong một quốc gia ảnh hưởng đến khả năng công ty thiết lập lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Thái độ đối với sự hợp tác giữa nhà quản lý và người lao động, thái độ đối với công việc, và thái độ đối với tiền trả lãi bị ảnh hưởng bởi cấu trúc xã hội và tơn giáo.
Ví dụ về Nhật Bản là một trường hợp nghiên cứu thú vị về cách văn hóa ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh. Nền văn hóa của Nhật Bản hiện đại làm giảm một cách tương đối chi phí kinh doanh so với hầu hết quốc gia phương Tây. Sự đề cao nhóm liên kết, lịng trung thành, nghĩa vụ có qua có lại, tính trung thực và nền giáo dục tốt là những yếu tố làm tăng tính cạnh tranh của các công ty Nhật Bản. Việc nhấn mạnh vào nhóm liên kết và lịng trung thành khuyến khích mỗi cá nhân đồng cảm mạnh mẽ với công ty mà họ đang làm việc. Điều này có xu hướng tạo ra đạo đức làm việc chăm chỉ và sự hợp tác giữa nhà quản lý và người lao động “vì lợi ích của cơng ty.” Tương tự như vậy, những nghĩa vụ có qua có lại và tính trung thực giúp tạo ra bầu khơng khí tin tưởng giữa cơng ty với các nhà cung cấp.
Những điều đó được chứng minh làm tăng khả năng cạnh tranh của tổ chức. Mức độ hợp tác thường thấp ở các nước phương Tây, nơi mà mối liên kết giữa công ty và các nhà cung cấp có xu hướng là những mối liên kết trong ngắn hạn thông qua cuộc đấu thầu cạnh tranh hơn là mối liên kết dựa trên những cam kết hợp tác lâu dài. Như vậy, các yếu tố văn hóa có thể giải thích cho sự thành cơng của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản trên thị trường toàn cầu.
Người ta cũng cho rằng văn hóa Nhật Bản ít thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp hơn so với xã hội Mỹ. Bằng nhiều cách, hoạt động khởi nghiệp là sản phẩm của tư duy đề cao tính cá nhân, khơng phải là một đặc trưng truyền thống của người
Nhật Bản. Điều này có thể giải thích tại sao các doanh nghiệp Mỹ, chứ khơng phải là các công ty Nhật Bản, thống trị trong những ngành cơng nghiệp có tinh thần khởi nghiệp và sự sáng tạo được đánh giá cao.
Trong kinh doanh quốc tế, mối liên kết giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh là rất quan trọng vì hai lý do:
Thứ nhất, quốc gia nào có khả năng sản sinh ra nhiều công ty cạnh tranh hữu hiệu nhất. Ví dụ, người ta có thể lập luận rằng các doanh nghiệp Mỹ sẽ chứng kiến sự xuất hiện liên tục các đối thủ cạnh tranh xông xáo, hiệu quả về mặt chi phí từ những quốc gia vịng đai Thái Bình Dương, nơi có sự kết hợp của nền kinh tế thị trường tự do, tư tưởng Nho giáo, cấu trúc xã hội theo định hướng nhóm, và hệ thống giáo dục tiên tiến (ví dụ như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và ngày nay là cả Trung Quốc).
Thứ hai, mối liên kết giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm đặt cơ sở sản xuất và làm kinh doanh.