CÒN ĐÂU NƯỚC THỤC

Một phần của tài liệu Mùi hương trầm Nguyễn Tường Bách (Trang 97 - 100)

TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT Trang

CÒN ĐÂU NƯỚC THỤC

Tôi đến Tứ Xuyên, lịng bồi hồi. Tỉnh Tứ Xun là tỉnh đơng dân của Trung Quốc, ngày nay khoảng 120 triệu dân, có diện tích hơn nửa triệu cây số vng. Về dân số cũng như diện tích, Tứ Xuyên lớn gấp rưỡi nước Việt Nam. Tỉnh Tứ Xuyên có địa thế rất hiểm trở, có hình lịng chảo, bốn phía núi non bao bọc. Phía nam là cao nguyên Vân Nam, phía đơng bắc tiếp giáp với Thiểm Tây với các dãy núi cao trên 2500m, phía đơng là rặng Vu sơn, phía tây là Thanh Hải, Tây Tạng. Tứ Xuyên ngày xưa là một vùng biên cương của Trung Quốc, đời sống khô cằn, đến thế kỷ thứ tư trước công nguyên mới được người Hán đến khai khẩn, thường được mệnh danh là "biên địa hạ tiện".

Thế nhưng Tứ Xuyên là một vùng đất được nhiều người yêu mến do ngày xưa nó chính là nước Thục của Lưu Bị, Quan Cơng, Trương Phi, của Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Như ta đã biết đầu cơng ngun (năm 67) có một nhà vua tên là Hán Minh Đế là người đầu tiên cho truyền bá đạo Phật. Đó là thời Hậu Hán, có khi được gọi là Đơng Hán. Sau đó gần 200 năm, con cháu của Minh Đế tên là Hiến Đế lên ngôi, bị Đổng Trác và Tào Tháo chuyên quyền lấn hiếp. Trong giới tơn thất nhà Hậu Hán có một người tên là Lưu Bị [21] , chỉ làm nghề dệt chiếu, đóng dép, đau lịng vì cơ nghiệp nhà Hán, mới kết nghĩa cùng Quan Cơng, Trương Phi dấy qn, phị vua giúp nước. Mới đầu cơ nghiệp không đi tới đâu nhưng về sau Lưu Bị gặp một kỳ nhân, đó là Khổng Minh Gia Cát Lượng [22] . Khổng Minh giúp Lưu Bị chiếm được đất Thục, nay là tỉnh Tứ Xun, đóng đơ ở Thành Đơ [23] , nay là thủ phủ của Tứ Xuyên. Nhờ tài thao lược của Khổng Minh mà nước Thục mở rộng về phía đơng, chiếm được Kinh Châu, nằm trên sông Dương Tử, nay có tên là Sa Thị. Người trấn thủ Kinh Châu là Quan Cơng.

Cịn Tào Tháo [24] bị nhiều người ghét vì tính "đa nghi" nhưng thật ra là một nhân vật xuất sắc. Ông là người thao lược, giỏi cả văn lẫn võ. Ông giữ đất Trung Nguyên, gọi là nước Ngụy, khi đó Lưu Bị đã chiếm đất Thục, Tôn Quyền dựng nước Ngô. Lúc Tào Tháo chết rồi, con là Tào Phi lên thay mới phế bỏ Hiến Đế và chính thức xưng đế, hiệu là Văn Đế, khai sinh nhà Ngụy. Đó thời Tam Quốc nổi tiếng (220-280).

Ba nước này chia Trung Quốc ra thế chân vạc, đó là ba vùng đất to lớn. Nước Ngụy nằm phía Bắc, xung quanh sơng Hồng Hà; nước Thục phía Tây, dựa lưng vào Tây Vực và cao nguyên Hy-mã; nước Ngơ phía đơng ở Giang Nam. Ba vùng đất này tự nó là ba nước cực lớn, nếu ta nhớ lại thời Chiến quốc, Trung Quốc có hàng trăm nước. Tơi nhớ lại các vương quốc Ấn Độ, tương đối nhỏ hơn nhiều nhưng họ sống hịa hỗn với nhau. Thế nhưng người Trung Quốc có óc thống nhất quốc gia từ thời nhà Tần, họ đã quen nghĩ đến một nước Trung Quốc mênh mông từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Ba nước Ngụy, Thục và Ngơ vì thế mà đánh nhau liên miên, khi chiến khi hòa và để lại cho hậu thế tác phẩm Tam quốc chí bất hủ. Tiếc thay lịch sử không đúng như mong ước của người đọc đời sau. Lưu Bị, Khổng Minh bại trận, nước Thục mất. Lưu Bị thất bại hẳn cũng có số trời như Khổng Minh đã nói, nhưng ơng đã khơng nghe lời Khổng Minh, phạm sai lầm cuối cùng của đời mình và là sai lầm quan trọng nhất. Chiến lược của Khổng Minh là không đánh nước Ngô, liên hiệp với nước này mà đánh nước Ngụy. Lưu Bị cũng biết thế nhưng khi Quan Công bị nước Ngơ sát hại tại Kinh Châu thì Lưu Bị qn mọi tính tốn chiến lược, kéo qn đi dọc Trường Giang về đánh nước Ngô, báo thù cho người em kết nghĩa. Thất bại, ông rút lui về thành Bạch Đế [25] trên sông Trường Giang và chết tại đó.

Tơi leo lên Bạch Đế thành, lịng đầy xúc động. Ơi, tại ngọn núi vắng vẻ này mà đã từng diễn ra cảnh Lưu Bị chết, giao con cho Khổng Minh để rồi nước Thục đi vào diệt vong thật chăng. Bạch Đế thành nằm trên núi cao, nhìn xuống dịng Trường Giang, ngày nay người ta có thể đi bộ hoặc xe cáp lên đỉnh. Thành này được Công Tôn Thuật xây năm 25 sau công nguyên, ông là người xưng đế ở Thục (25-36) thời Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán. Truyền thuyết kể rằng ông thấy trên núi đó, từ một cái giếng thốt ra khói có dạng như một con rồng trắng và nhân đó mà ơng xưng là "Bạch đế". Ngày nay giếng vẫn cịn, trên miệng giếng có dựng hình một con rồng. Tơi tìm tới cung Vĩnh An là nơi Lưu Bị chết. Xúc động biết bao khi thấy tại chốn này cảnh diễn tả lại Lưu Bị nằm trên giường bệnh, giao lại cơ nghiệp và con trai Lưu Thiện cho Khổng Minh. Quần thần đứng nghiêm trang ngậm ngùi xung quanh, trong đó có đại tướng Triệu Vân. Hai người anh hùng kia là Quan Cơng thì đã bị hại và Trương Phi đã bị ám sát trước đó hai năm. Cảnh này được ghi lại bằng hình tượng có kích thước như người thật, vơ cùng sinh động. Đáng cảm khái thay được thắp một nén hương ngay chỗ 18 thế kỷ trước đã có một nhà

vua đã từ trần, người được bao thế hệ Trung Quốc đến ngày nay vẫn cịn thờ cúng. Lý Bạch có bài thơ Há Giang Lăng khi tạ từ Bạch đế thành:

Triêu từ Bạch Đế thái vân gian Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ Khinh chu dĩ quá vạn trùng sơn Sớm rời Bạch đế rạng tầng mây Nghìn dặm Giang Lăng tới một ngày Tiếng vượn đôi bờ kêu chẳng dứt Núi non thuyền nhẹ vượt như bay [26]

Từ tay Lưu Bị, Khổng Minh tiếp nhận cơ đồ và Lưu Thiện. Nhưng Lưu Thiện chỉ là kẻ bất tài, còn Khổng Minh khơng cịn tướng giỏi. Ơng đã sáu lần đem quân đi đánh nước Ngụy, cuối cùng sức quá suy nhược, Khổng Minh mất ngay trong trại thọ 54 tuổi. Đó là năm 234, con người mưu lược, thơng thiên văn địa lý đó cũng khơng tránh khỏi số mệnh.

Đi đường dài mới thấy ngày xưa Tam quốc phải là một thời kỳ kịch chiến tiêu hao sức lực của cả ba nước, từ quân vương đến binh sĩ. Chỉ kể Thành Đô đến Bạch Đế thành là đã 600km, đường bộ lẫn đường sơng, tính đến Kinh Châu là thêm 300km nữa. Từ Bạch Đế thành hãy đi ngược dòng Dương Tử để về Thành Đơ, đó phải là đường ngày xưa người ta đưa thi hài Lưu Bị về chôn cất. Đi khoảng 50km Lưu Bị sẽ chào từ giã Trương Phi, đó là chỗ người em kết nghĩa này bị hại, ngày nay cịn đền thờ trên bến sơng. Sau đó có lẽ đám ma của Lưu Bị sẽ đến Trùng Khánh và từ đó đi đường bộ về Thành Đơ. Tôi đến Thành Đô, ngày xưa là kinh đô nước Thục, ngày nay là thủ phủ Tứ Xuyên. Tại đây khách không thể không tham quan đền Vũ Hầu. Vũ Hầu là tên dành cho Khổng Minh nhưng đền này chính là nơi thờ cả Khổng Minh lẫn ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Thật là một ngôi đền xứng đáng với những cơng trình xây dựng hết sức nghiêm trang, những bức tượng cực kỳ sinh động. Đáng chú ý nhất là bức tượng của Lưu Bị và Khổng Minh bằng đất mạ vàng, mỗi tượng cao khoảng 3m. Đáng quí nhất là một bia đá cao 3,7m truyền lại từ đời nhà Đường. Tả hữu dọc theo các điện thờ là 28 bức tượng của các công thần nhà Thục, cơng trạng của các vị đó được ghi lại trên các bia đá.

Phía tây của các ngơi đền là một gị đất cao khoảng 12m, chu vi khoảng 180m, trên đó cây cối mọc như rừng. Đó chính là lăng mộ của Lưu Bị và hai bà hồng hậu của ơng. Tơi đi suốt một vịng gị, nhưng khơng tìm ra cửa vào, có lẽ đó chính là điều phải giữ bí mật trong 18 thế kỷ trước. Trên gị tiếng chim hót vang lên trong tiếng gió thổi qua các cành cây, hồn thiêng Lưu Bị hẳn đã tìm ra sự bình an.

Trong đền Vũ Hầu cịn có một tịa xây dựng rất đáng lưu ý mới được mở cửa năm 1984, đó là nhà triễn lãm lịch sử của thời Tam quốc. Khách vào đó sẽ được xem mọi chi tiết của những cuộc chiến long trời lỡ đất của thời đại này cũng như những dấu tích cịn lại của đời sống văn hóa, xã hội và nghệ thuật của người dân hồi đó của cả ba nước Thục, Ngơ, Ngụy.

Tại nước Ngụy thì viên tướng tài chống lại được Khổng Minh là Tư Mã Ý. Về sau Ngụy diệt được nước Thục năm 265 nhưng ngai vàng lại bị cháu của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm cướp, biến thành nhà Tấn. Tư Mã Viêm là tay kiệt xuất, kéo quân diệt luôn nước Ngô năm 280, thống nhất sơn hà, đời sau gọi là Tây Tấn.

Trên nước Trung Quốc thống nhất mênh mơng ngày nay, trong đó Tứ Xun khơng cịn là biên địa nữa mà gần như nằm giữa trung tâm, tôi thầm nghĩ ngày xưa dù ai thắng ai thì có lẽ bây giờ cũng thế này thôi. Kẻ thắng người bại ngày nay đều chỉ là những nắm xương tàn mục. Thế nhưng điều lưu danh với sử xanh là lòng trung liệt mà nổi bật nhất là Gia Cát Lượng, Quan Công, Trương Phi. Lưu Bị mất, Lưu Thiện bất tài mà Khổng Minh khơng có chút tơ hào vương tước, đúng là lòng "Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ" (hết lòng hết sức, đến chết mới thôi) như trong bài Tiền xuất sư biểu của ơng. Cịn Lưu Bị Quan Cơng Trương Phi, điển hình kết nghĩa đó đã trở thành biểu tượng nhân nghĩa của xã hội Trung Quốc. Trong trận đồ đẫm máu Tam quốc dài 60 năm, kẻ chiến thắng cuối cùng là Tư Mã Viêm nhưng không ai thờ ông cả mà ngược lại ở đâu cũng có bàn thờ ba người anh em kết nghĩa. Điều làm lòng người, bất cứ ở thời đại nào, xã hội nào, tôn thờ khâm phục không phải là cơ đồ sự nghiệp mà là phẩm chất của con người, đó là điều tơi rõ ra hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Mùi hương trầm Nguyễn Tường Bách (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)