CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.7 Xác định suất liều hiệu dụng
Mục tiêu của nghiên cứu phóng xạ tự nhiên là xác định liều chiếu đối với dân cư. Liều chiếu bao gồm liều chiếu ngoài ED và liều chiếu trong ID.
Liều chiếu ngoài bao gồm liều chiếu ngoài ngoài trời OED và liều chiếu ngoài trong nhà IED. Liều chiếu ngoài ngoài trời là do các bức xạ hạt nhân từ đất, khơng khí và vũ trụ tạo nên. Có 2 phương pháp để đo được liều chiếu ngoài ngoài trời. Phương pháp 1 người ta đo suất liều hấp thụ ADR tại độ cao 1 m bằng máy đo liều. Phương pháp 2 đo hoạt độ riêng SA của đồng vị 232Th, 226Ra, 40K trong đất bề mặt rồi tính tốn suất liều hấp thụ trong khơng khí cách mặt đất 1 m. Trong luận văn, chúng tơi dùng phương pháp thứ 2 tính liều chiếu ngồi ngồi trời. Do hoạt độ riêng tính theo đơn vị Bqkg-1 nên khi chuyển sang suất liều hấp thụ ADR cần nhân hệ số chuyển đổi CC [3].
ADR (nGyh-1) = SA(Bqkg-1) x CC(nGyh-1/Bqkg-1) (2.5) Để tính suất liều hiệu dụng EDR từ suất liều hấp thụ người ta dùng hệ số 0,7(SvBq-1) và được.
EDR(nSvh-1) = 0,7(SvBq-1) x SA(Bqkg-1) x CC(nGyh-1/Bqkg-1) (2.6) Suất liều hiệu dụng ngoài trời OEDR được xác định bằng cách nhân suất liều hiệu dụng với thừa số chiếm cứ ngoài trời 0,2.
OEDR(nSvh-1) = 0,2 x 0,7(SvBq-1) x SA(Bqkg-1) x CC(nGyh-1/Bqkg-1) (2.7) Hệ số chiếm cứ ngoài trời là phần trăm thời gian cư dân ở bên ngoài trời 20%, tức là phần trăm thời gian trong nhà là 80%. Hoạt độ riêng SA(Bqkg-1) được tính từ phổ đo. Bảng 2.5 trình bày hệ số chuyển đổi liều CC(nGyh-1/Bqkg-1) với giá trị này được dùng tính tốn suất liều tổng cộng trong khơng khí cách mặt đất 1 m.
Bảng 2.5. Hệ số chuyển đổi CC (nGyh-1/Bqkg-1) đối với đồng vị 232Th, 226Ra và 40K
232Th 226Ra 40K
Hệ số chuyển đổi liều CC