7- THU HẾT CAN ĐẢM
7.1- Ai cũng biết sợ cả, bất kỳ a
Bản tính tự nhiên của người càng sáng tạo bao nhiêu thì lại càng biết sợ bấy nhiêu bởi vì cái ăng-ten của người sáng tạo được tinh chỉnh hơn và họ ý thức sắc bén hơn về những suy nghĩ, cảm xúc và của người khác có thể làm ảnh hưởng đến họ nhiều hơn. Bởi vậy, cảm giác lo âu, thấp thỏm hay e sợ cũng là lẽ thường tôi. Đứng trước nỗi e sợ đó, bạn phải có can đảm mới nói ra được.
Lịng can đảm - như Kierkegard, Hemingway, Nietsche, Sartre, Camus và những vị khác đã chỉ ra – không phải là không biết sợ. Can đảm là dám xông lên không ngại hiểm nguy, không ngại nỗi sợ hãi hoặc cảm giác tuyệt vọng. Hay như
Robert Grudin viết trong The Grace of Great Things: “Sáng tạo rất nguy hiểm. Chúng ta khơng thể mở lịng ra với những nội suy mới mà không đe doạ đến sự an ninh của các tiên kiến của ta. Chúng ta không thể đề ra ý tưởng mới mà không chịu sự rủi ro bị phản bác hoặc từ chối”. Tuy nhiên, bạn thử nhớ lại xem, những người từng chế giễu hoặc mỉa mai bạn, họ cũng sợ chứ. Họ sợ ý tưởng của bạn, chính vì thế họ thường chế giễu hay mỉa mai bạn.
Nói cách khác, bản chất tột cùng của ý tưởng chứa đựng tiềm năng của sự tàn phá rất lớn. Ý tưởng có thể thay đổi sự vật và ý tưởng càng độc đáo chừng nào thì mức độ thay đổi của nó càng quyết
liệt; và thay đổi càng quyết liệt thì lại càng đe doạ đến người khác, càng làm cho họ mang niềm tin và hành động của họ ra xét lại, càng khiến họ lo âu về công việc và tương lai. Do đó bạn phải mạnh dạn, can đảm dẹp mọi nỗi e sợ mà xơng lên, mà nói lên ý tưởng của mình.