2.2.1 Các thông số CTI
Các bản tin CTI
Giao diện CTI hoạt động bằng cách tạo,gửi, nhận, và biên dịch các bản tin có chứa các thông tin trạng thái và các yêu cầu dịch vụ cần thực hiện. Các bản tin được sử dụng phải bao gồm cả hai phương diện cung cấp thông tin và đưa ra yêu cầu. cấu trúc, nội dung và các qui tắc quản lý để điều khiển các bản tin truyền qua lại thông qua giao diện CTI được định nghĩa bởi giao thức CTI.
Tham số hóa
Quá trình đặc tả đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra khả năng thực hiện hoạt động của CTI. Trong thực tế với các một vài hình vẽ đơn giản (gồm có thiết bị, phần tử, thành phần, các cuộc gọi, các kết nối) và một số lượng nhỏ từ vựng về trạng thái giá trị thuộc tính chúng ta có thể miêu tả và xây dựng mô hình của phần lớn các chức năng chính của điện thoại mà không cần nhiều nỗ lực.
Bằng cách biên dịch tất cả các giá trị tham số tới phần đặc tả cùng với các trạng thái của chúng thì bất cứ một hoạt động bên trong nào của điện thoại cũng có thể được miêu tả chính xác. Đặc tả về tài nguyên điện thoại, các đặc điểm về dịch vụ, các tính năng hiện có đều có thể được miêu tả bằng một dạng cụ thể thông qua các tham số đặt trong các bản tin CTI
Hình 2.3. Quá trình tham số hóa
Các giao thức CTI
Các giao thức CTI là các đặc điểm kĩ thuật về cấu trúc, nội dung, cách sử dụng và trao đổi các bản tin trạng thái, bản tin điều khiển giữa các thành phần của hệ thống thông qua tuyến truyền thông đã được xác định. Giao thức CTI là các giao thức bậc cao giống như các giao thức sử dụng để gửi thư điện tử, in dữ liệu từ máy in, tải file từ file server. Cũng giống như các giao thức khác thì chúng được thiết kế để có thể truyền qua bất cứ một đường truyền thông tin cậy nào. Các giao thức CTI có khả năng ứng dụng với mọi loại tuyến truyền thông và tất cả các cấu hình CTI.
Như chỉ ra ở hình vẽ thì quá trình thực thi của các thành phần với nhau có sử dụng giao thức CTI thì phải chứa một thành phần con là bộ mã hóa và giải mã giao thức CTI. Chúng chịu trách nhiệm thiết lập các tuyến truyền thông để truyền đi các bản tin CTI và giải mã các bản tin nhận được.
Các giao diện lập trình
Các giao diện lập trình là các cơ chế, mà điển hình là các lời gọi hàm Có ba loại giao diện lập trình khác nhau trong hệ thống CTI
Hình 2.5. Các giao diện lập trình
- Giao diện đọc/ghi: là giao diện đơn giản cho phép các thành phần phần mềm có thể truy cập vào tuyến truyền thông mang dòng giao thức CTI (hoặc driver truyền thông) để có thể đóng hoặc mở một tuyến truyền thông liên kết với một phần mềm khác, và đọc hoặc ghi luồng dữ liệu thông qua tuyến truyền thông đó. Nếu luồng dữ liệu mang các bản tin CTI thì nó được gọi là luông CTI và các bản tin phát đi trong luồng dữ liệu đó gọi là các đơn vị dữ liệu CTI (CTI PDUs).
- Giao diện thủ tục: thường được gọi là giao diện lập trình ứng dụng hoặc APIs. Giao diện này cho phép hai phần mềm có thể giao tiếp với nhau thông qua một bộ gọi hàm. Không giống như giao diện đọc/ghi (R/W) giao diện thủ tục thường sử dụng nhiều thủ tục gọi hàm để trao đổi bản tin. Các tham số của bản tin được đặt sẵn trong cấu trúc bản tin hoặc có vài thay đổi đơn giản sẽ được truyền qua giao diện thông qua các tham số của hàm.
- Giao diện đối tượng: cho phép các thành phần phần mềm truy cập đến các chức năng điện thoại bằng việc vận dụng các đối tượng phần mềm. Không giống như giao diện thủ tục các lớp đối tuợng của giao diện này được sử dụng để định nghĩa giao diện lập trình và cách trao đổi thông tin.
2.2.2 Module hệ thống CTI
Giao diện CTI giữa các thành phần
Mục đích chung cho việc thực hiện các giao diện CTI là cho phép tổ hợp bất cứ phần cứng và phần mềm trong một hệ thống CTI có kích thước bất kỳ. thậm chí một hệ thống CTI nhỏ nhất cũng được tạo nên từ nhiều thành phần, điều này có nghĩa là
trong bản thân hệ thống có nhiều giao diện CTI. Như vậy cần có một giao diện CTI giữa mỗi thiết bị CTI để có thể tích hợp chúng lại với nhau. Hình vẽ dưới đây minh họa cho ví dụ để ta có thể nhìn thấy rõ ràng các mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống CTI với các khối chỉ các thành phần của hệ thống còn mũi tên chỉ hướng truyền của các bản tin. Trong ví dụ này cho thấy hệ thống CTI đơn giản nhất cũng gồm 3 thành phần riêng biệt là.
- Máy điện thoại. - Máy tính.
- Các phần mềm chạy trên máy tính.
Hình 2.6. Giao diện các thành phần CTI
Do vậy sẽ cần có phải có hai giao diện CTI khác nhau trong môi trường làm việc của hệ thống CTI này.
- Giao diện giữa điện thoại và máy tính. Giao diện này sử dụng một giao thức. - Giao diện giữa phần mềm CTI và máy tính. Giao diện này sử dụng các giao
diện lập trình.
Khi một hệ thống CTI được thiết lập thì sẽ là khó khăn khi nói đâu là điểm đầu của hệ thống và đâu là kết thúc của máy tính. Tất cả các thiết bị kết hợp với nhau để làm việc cùng nhau trong một hệ thống mà ta có thể coi là một hệ thống điện thoại tinh vi hơn hay một hệ thống máy tính tinh vi hơn.
Ranh giới giữa các thành phần bên trong hệ thống
Như đã nói thì hệ thống CTI được ghép từ nhiều thành phần riêng biệt. Vì vậy người ta không chú ý đến các khuôn dạng của nó mà chỉ quan tâm đến vai trò của nó trong một hệ thống tổng thể đó là làm sao chuyển được các bản tin CTI sang thiết bị kế tiếp. Mỗi một thành phần CTI khi trao đổi các bản tin với các thành phần bên cạnh đều phải thông qua ranh giới liên thành phần.
Hình 2.7. Ranh giới liên thành phần
Ranh giới liên thành phần là khả năng làm việc cùng nhau chứ không của các thành phần bằng cách chuẩn hóa cái trao đổi giữa các thành phần chứ không phải là cách chuẩn hóa cách thực hiện chúng
Logic client và logic server
Để phân biệt thứ tự trao đổi các bản tin CTI qua ranh giới liên thành phần thì người ta gọi một thành phần là logic client và thành phần kia là logic server.
- Logic server là một thành phần CTI gắn với một đường biên liên thành phần xác định và nó sử dụng giao diện CTI có sẵn để trao đổi các bản tin.
- Logic client là một thành phần CTI gắn với một đường biên liên thành phần xác định và nó sử dụng giao diện CTI được cung cấp bởi logic server thông qua ranh giới liên thành phần này để trao đổi bản tin.
Vì logic server và logic server luôn gắn với một ranh giới liên thành phần đặc biệt nào đó do vậy mà nó không bị nhầm lẫn với quá trình thực thi của client hay server, máy tính client hay CTI server.
Tổ chức các thành phần trong hệ thống CTI
Cách tổ chức đơn giản nhất nhiều thành phần vào hệ thống là sắp xếp chúng thành một chuỗi như hình vẽ.
Trong ví dụ này thì các thành phần vừa đóng vai trò là logic server và logic client (trừ hai thành phần đầu và cuối). Thành phần này là logic client của thành phần này thì là logic server của thành phần kia. Kết quả là tạo ra một “đường ống” cho các bản tin của CTI truyền qua các thành phần.
Mỗi một thành phần trong hệ thống chứa một số vai trò sau: - Tạo ra bản tin CTI.
- Truyền các bản tin CTI từ logic client đến logic server. - Phiên dịch và phản hồi các bản tin CTI.
Do đó các thành phần có thể thêm vào, bớt đi, kết hợp các bản tin CTI cho phù hợp theo yêu cầu của chúng
Hình vẽ dưới đây minh họa một cách sắp xếp các thành phần CTI khác mà cho phép hệ thống co thể thay đổi quy mô. Cách sắp xếp đó gọi là sắp xếp theo hình dẻ quạt.
Hình 2.9. Tổ chức theo hình quạt
Trong đó thành phần trung tâm sẽ có khả năng hoạt động như là một logic server với nhiều logic client thông qua một số đường biên liên thành phần riêng biệt. Các thành phần này chỉ quan tâm đến bản sao của chúng khi truyền qua ranh giới liên thành phần mà không quan tâm đến logic client của nó hay của thành phần nào khác.
Vai trò của các thành phần trong mô hình dẻ quạt là duy trì các liên kết độc lập nhờ việc biên dịch các bản tin CTI chuyển đến từ mỗi logic client của chúng, nó có thể xử lý hoặc là lại truyền tiếp đến logic server của chúng. Khi mà các thành phần trong mô hình dẻ quạt thực hiện chuyển các bản tin thì điều đó có nghĩa là chúng hoạt động như một proxy cho các logic client đã tạo ra các bản tin này. Nhờ vào việc giám sát và chuyển đổi các bản tin này mà trong một vài trường hợp nó có thể kết hợp hoặc chia các bản tin CTI khi truyền chúng qua lại. Tuy nhiên các các thành phần này cũng có thể duy trì mối liên hệ với các logic client một cách trong suốt.
2.3 CÁC MIỀN VÀ BIÊN GIỚI DỊCH VỤ
Trong việc tạo lập và kết hợp các thành phần CTI, trong bất kỳ tình huống nào tiêu điểm chính là đường biên liên thành phần mà qua đó một thành phần cho trước phải có khả năng hoạt động qua lại với thành phần khác. Do vậy, các bản tin CTI và các giao diện CTI sử dụng các bản tin này có thể được mô tả dưới dạng một hệ thống CTI được đơn giản hoá chỉ bao gồm ba phần như sau:
- Miền chuyển mạch (Switching Domain): Là tất cả mọi thứ nằm bên phía Server logic của một đường biên liên thành phần cụ thể.
- Miền tính toán (Computing Domain): Là tất cả mọi thứ nằm bên phía Client logic của một đường biên liên thành phần cụ thể.
- Đường biên dịch vụ (Service Boundary): Là đường biên liên thành phần nằm giữa miền chuyển mạch và miền tính toán.
Mô hình này được áp dụng cho mọi đường biên liên thành phần trong một hệ thống CTI, do vậy phải cần phải quan tâm chú ý xem loại đường biên nào được xem như đường biên dịch vụ. Việc xác định đường biên dịch vụ không chỉ xác định cặp thành phần nào mà còn xác định các bản tin CTI nào được trao đổi giữa chúng và giao diện CTI nào dùng để biên dịch các bản tin này.
2.3.1 Đường biên dịch vụ
Một đường biên dịch vụ CTI là một đường biên liên thành phần mà qua đó các bản tin CTI từ thành phần CTI hoạt động trong miền tính toán được chuyển tới giao diện CTI của một thành phần CTI hoạt động trong miền chuyển mạch. Một đường biên dịch vụ có thể là một giao thức hay một giao diện lập trình. Một đường biên dịch vụ nằm giữa hai thành phần phần mềm chạy trên cùng một thành phần phần cứng có thể có dạng là một giao diện lập trình qua đó các bản tin CTI được truyền qua sử dụng các lời gọi hàm. Mặt khác, nó cũng có thể có dạng là mộtgiao thức CTI được sử dụng để truyền tải các bản tin CTI như là một luồng dữ liệu.
2.3.2 Miền chuyển mạch
Thuật ngữ miền chuyển mạch đề cập tới tất cả các tài nguyên điện thoại mà có thể được giám sát và điều khiển qua đường biên dịch vụ và tất cả các thành phần CTI cung cấp khả năng truy cập này. Cơ chế một miền chuyển mạch sử dụng để tương tác với miền tính toán qua đường biên dịch vụ là giao diện CTI của nó. Số lượng và số kiểu các thành phần phần cứng hay phần mềm có thể thấy trong miền chuyển mạch là không có giới hạn. Chúng có thể là:
- Các chuyển mạch:
+ Các chuyển mạch Front-End + Các mạch lai hay các KSU + Các tổng đài PBX
+ Các chuyển mạch ứng dụng cụ thể + Các gateway thoại Internet
- Các thiết bị trạm điện thoại. + Các máy trạm điện thoại + Các ngoại vi điện thoại
2.3.3 Miền tính toán
Thuật ngữ miền tính toán là để chỉ tất cả các thành phần CTI tham gia giám sát và điều khiển các tài nguyên trong miền chuyển mạch. Ta có thể thấy bất kỳ một loại thành phần CTI nào trong miền tính toán, tuy nhiên luôn có ít nhất một thành phần phần mềm phụ trách việc giám sát và điều khiển các tài nguyên điện thoại trong miền chuyển mạch
2.4 QUẢN TRỊ HỆ THỐNG
Chức năng quản trị hệ thống là một chức năng cơ bản nhưng thường được xem xét như một khía cạnh bên ngoài của hệ thống. Nó là một lĩnh vực rất đặc biệt của CTI nơi mà có thể kết hợp để xây dựng, phát triển các sản phẩm mới và các dịch vụ truyền thông của CTI điều này phụ thuộc chính vào các cách mà nhà quản trị đưa ra. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện thoại và máy tính cùng các sản phẩm của nó thì các công ty thông qua chuỗi giá trị CTI đã đưa ra các chuẩn, và các thao tác để giám sát, quản lý các sản phẩm theo mức độ ưu tiên. Các phần cứng, phần mềm, các hệ thống, giao diện thiết kế cho việc quản trị hệ thống phải đảm bảo kết hợp được với các yếu tố như xử lý gọi, các dịch vụ truyền thông, hệ thống chuyển mạch.
Quản trị hệ thống CTI mà chúng ta xem xét trong phần này chủ yếu là quản trị hệ thống điện thoại. Quản trị hệ thống thực hiện trên các lĩnh vực là:
- Giám sát lỗi: là giám sát trạng thái các thành phần của hệ thống điện thoại bao gồm vị trí, nhận dạng, sửa chữa, và cả lỗi tiềm ẩn của các tài nguyên. - Cấu hình hệ thống: bao gồm các thông tin thiết lập, các yêu cầu của khách
hàng với hệ thống điện thoại để sử dụng trong các thiết lập cá nhân và duy trì các thiết lập đó qua thời gian.
- Thực hiện quản lý - Bảo mật.
Giám sát lỗi
Giám sát lỗi không chỉ là dò tìm lỗi mà còn cả giám sát hệ thống nhận dạng lỗi tiềm ẩn trước khi nó trở thành lỗi của hệ thống. Các công cụ giám sát lỗi sẽ dò tìm với tất cả các thành phần của hệ thống về trạng thái, cấu hình cả logic lẫn vật lý.
SMNP (giao thức quản lý mạng đơn giản) được định nghĩa bởi IETF dành cho việc dò tìm, dự đoán, và sửa các vấn đề nhỏ của mạng. SNMP được chấp nhận rộng rãi như là một giao thức chuẩn cho việc giám sát hiện trạng của các thành phần được phân bố trong mạng. Triển khai SNMP bao gồm việc triển khai phần mềm SNMP agent và phần mềm điều khiển SNMP trong hệ thống nó được biết đến như là cơ sở thông tin quản lý (MIB):
- Phần mềm SNMP agent phải được cài đặt trên mỗi thành phần thiết bị của hệ thống. Các SNMP agent chịu trách nhiệm thu thập thông tin cho các thành phần của hệ thống.
- Phần mềm quản lý SNMP sử dụng các giao thức SNMP để giao tiếp với các SNMP agent và yêu cầu lựa chọn thông tin dựa trên các thành phần của hệ thống - SNMP agent theo dõi và chuyển phát các thông tin cơ sở trên MIB. MIB chỉ
rõ làm thế nào để nhận dạng các đoạn thông tin.
- Nếu các đoạn thông tin có thể thay đổi được thì chức năng SNMP quản lý