6 Chương PHỤ THUỘC HÀM VÀ CHUẨN HOÁ QUAN HỆ
7.3 Thiết kế các bản ghi vật lý
Một bản ghi vật lý là một nhóm các trường được lưu trữ ở các vị trí liền kề nhau và được gọi ra cùng nhau như một đơn vị thống nhất.
Thiết kế bản ghi vật lý là chọn một nhóm các trường của nó sẽ lưu trữ ở những vị trí liền kề nhau nhằm 2 mục tiêu: sử dụng hiệu quả không gian lưu trữ và tăng tốc
độ truy nhập. Hệ điều hành đọc hay ghi dữ liệu vào bộ nhớ thứ cấp theo một đơn vị
gọi là trang. Một trang này có dung lượng cụ thể phụ thuộc vào hệ điều hành và máy tính cụ thể.
Vấn đề đặt ra ở đây là phải thiết kế các bản ghi thế nào để tận dụng được dung lượng chứa của trang. Nếu dung lượng của trang tận dụng được càng nhiều thì số lần
đọc càng ít và tốc độ truy cập càng nhanh.
Để làm được điều này người ta thường phi chuẩn hóa một số quan hệ nhận được.
7.3.1 Phi chuẩn
Việc phi chuẩn hóa các quan hệ đã chuẩn hóa trong nhiều trường hợp là cần
thiết để tận dụng dung lượng trang của máy.
BENHNHAN(MaBN, TenBN, Diachi_BN, Ngay_nhap, Giuong_phong, Khoa, Tinh_trang, Ngayra, ThanhToan)
Ta có thể phân chia nó thành 2 quan hệ mới để có độ dài gần với dung lượng trang:
BENHNH1(MaBN, TenBN, Diachi_BN, Khoa)
BENHNH2(MaBN, Ngay_nhap, Giuong_phong, Tinh_trang, Ngayra, ThanhToan)
Có một số dạng phi chuẩn hóa, nhưng khơng có một quy tắc chặt chẽ nào. Rodger đã thảo luận đến một số trường hợp chung có thể xét phi chuẩn:
Hai thực thể có quan hệ một – một.
Ví dụ: Có 2 quan hệ có mối liên kết 1_1 như sau: SINHVIEN(MaSV, TenSV, MaThe)
THEDOC(MaThe, DiaChi, NgayCap, MaSV) Phi chuẩn hóa ta có quan hệ sau:
SINHVIEN(MaSV, TenSV, MaThe, DiaChi, NgayCap)
Và trong trường hợp này MaThe, DiaChi, NgayCap có thể bỏ trống đối với
những SV khơng có thẻ.
Sau khi chuẩn hóa, ta nhận được 3 quan hệ sau: SINHVIÊN(Ma_SV, Ten_SV, DiaChi)
SÁCH(Ma_Sach, Ten_Sach)
MƯỢN(Ma_SV, Ma_Sach, Ngay_muon) Phi chuẩn hóa ta được:
SINHVIÊN(Ma_SV, Ten_SV, DiaChi)
MƯỢN(Ma_SV, Ma_Sach, TenSach, NgayMuon)
Dữ liệu tham chiếu: Trong quan hệ 1_N nếu bảng ở bên 1 khơng tham gia vào một quan hệ nào khác thì ta có thể hợp nhất 2 thực thể này thành 1.
Ví dụ:
KHO (Ma_Kho, Ten_Kho, Loai_Kho) HANG(Ma_Hang, Ten_Hang)
Phi chuẩn hóa ta được:
HANG(Ma_Hang, Ten_Hang, Ma_Kho, Ten_Kho, Loai_Kho)
7.3.2 Quản lý trường có độ dài cố định
Việc thiết kế bản ghi sẽ rất dễ dàng nếu trường có độ dài cố định (vì tính ngay
được độ dài bản ghi).
Trong trường hợp này việc xác định vị trí của một trường chỉ bằng phép tốn: Vị trí con trỏ hiện thời + (độ dài bản ghi * số bản ghi)
7.3.3 Quản lý trường có độ dài biến đổi
Một trường có độ dài thay đổi như trường Memo thì định vị trí của một trường hay một bản ghi cụ thể không đơn giản.
Một cách chung để quản lý trường có độ dài thay đổi là đưa các bản ghi có độ dài cố định vào một bản ghi vật lý có độ dài cố định và đưa những bản ghi vật lý có độ dài thay đổi vào một bản ghi vật lý có độ dài thay đổi. Đó chính là kỹ thuật thiết kế
SINH VIÊN Mượn SÁCH
Ma_SV
Ten_SV DiaChi
Ma_Sach
Ten_Sach Ngaymuon
bản ghi vật lý tự động được sử dụng trong hầu hết các hệ quản trị CSDL cho máy tính nhỏ.