1.1. Về bổ sung Chương mới quy định chung về xét xử (Chương XX)
BLTTHS năm 2015 xây dựng Chương những quy định chung, nhằm tạo điều kiện tách các quy định có tính chất chung cho cả xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm để điều chỉnh chung trong chương này, tránh trùng lặp. Cụ thể gồm các quy định: Thành phần Hội đồng xét xử; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Biên bản phiên tòa; Biên bản nghị án; Bản án; Giao, gửi bản án. Trong đó, quy định cụ thể nội dung của bản án, quyết định, các văn bản tố tụng và trách nhiệm của Tòa án trong việc giao, gửi bản án, quyết định, các văn bản tố tụng cho những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, mở rộng diện chủ thể được nhận các bản án, quyết định của Tòa án gồm cả bị hại, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, trại tạm giam, trại giam nơi đang giam giữ bị cáo.
1.2. Về nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục và quy địnhvề tạm ngừng phiên tòa (Điều 250, Điều 251) về tạm ngừng phiên tòa (Điều 250, Điều 251)
BLTTHS năm 2015 tiếp tục khẳng định nguyên tắc xét xử liên tục, đồng thời, bổ sung quy định về tạm ngừng phiên tòa trong trường hợp (cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tịa; do tình trạng sức khỏe, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa) để phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đồng bộ với Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính. Về thời hạn tạm ngừng phiên tịa được quy định khơng q 05 ngày.
1.3. Về các biện pháp Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ(Điều 252) (Điều 252)
BLTTHS năm 2015 quy định Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ thông qua 05 hoạt động: (1) Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; (2) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; (3) Xem xét tại chỗ vật chứng khơng thể đưa đến phiên tịa; (4) Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án; (5) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 221 của Bộ luật này; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản.
1.4. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyềncông tố, kiểm sát xét xử (Điều 266, Điều 267) công tố, kiểm sát xét xử (Điều 266, Điều 267)
Trên cơ sở quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật bổ sung 2 điều luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và khi kiểm sát xét xử.