Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng và xử phạt phân minh
Bất cứ một cơ quan nào để quản lý tốt bên cạnh những biện pháp quản lý hành chính chặt chẽ mà Ban Giám Hiệu thực hiện để quản lý chuyên môn, Ban Giám Hiệu cần phải chú trọng đến vấn đề thi đua khen thưởng để động viên kịp thời kết hợp với các giải pháp tâm lý đối với giáo viên. Công việc khen thưởng cần diễn ra kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng lúc để khuyến khích,động viên các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường. Tùy vào điều kiện kinh phí của nhà trường mà có chế độ khen thưởng thích hợp, nhưng không thể coi nhẹ công tác này. Các thành tích của giáo viên trong công tác chuyên môn cần được khen thưởng là: đạt kết quả cao trong các đợt thi giáo viên giỏi cấp tỉnh,giáo viên có học sinh dự thi và đạt học sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia, giáo viên đạt giải trong các kỳ thi soạn giáo án điện tử ,thi viết sáng kiến kinh nghiệm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có hiệu quả,giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt...Công việc này cần phải thực hiện công khai trước tập thể sư phạm nhằm kích thích sự nỗ lực của các cá nhân khác.
Đồng thời với việc khen thưởng các giáo viên có thành tích cao trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Ban Giám hiệu còn phải có những hình thức xử lý phù hợp đối với những giáo viên chưa đạt yêu cầu về chuyên môn,những giáo viên cố tình chây lì ,bỏ tiết,không chấm trả bài theo đúng thời gian qui định,không chuẩn bị đầy đủ giáo án,dạy chay không cho học sinh thực hành,…trước khi phải đi đến một hình thức xử lý kỷ luật nào đó theo tôi nếu một cán bộ ,giáo viên vi phạm lần đầu người cán bộ quản lý nên gặp riêng người đó để tìm hiểu nguyên nhân,tâm tư nguyện vọng từ đó động viên khích lệ họ vượt qua những khó khăn vướng mắc nhất thời để vượt lên.Trong trường hợp bắt buộc phải xử lý thì việc xử lý các giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn phải nghiêm minh, công bằng và luôn tạo ra cơ hội cho họ khắc phục những nhược điểm để vươn lên tốt hơn. Đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn cũng như phương
pháp giảng dạy còn yếu thì giao cho tổ chuyên môn có trách nhiệm theo dõi giúp đỡ để cùng tiến bộ.
Một trong những giải pháp để làm tốt công tác khen thưởng và kỷ luật trong nhà trường thì phải làm thật tốt công tác thi đua.Công tác thi đua phải tổ chức thực hiện sao cho thật khoa học,công bằng, dân chủ và chính xác.
C.Giải pháp tâm lý
- Cũng trong thực tế giảng dạy,người thầy ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học theo chương trình giáo dục theo các qui định chuẩn kiến thức,tuân theo các qui định về chuyên môn chất lượng dạy-học của thầy –trò cũng bị chi phối bỡi một khía cạnh khác .Điều tôi muốn nói đó là cách xử sự của người thầy trong các tình huống mà thầy và trò tương tác nhau ví dụ trong kiểm tra miệng,kiểm tra bài cũ ,đối xử đối với các em học sinh yếu,cá biệt,các em vào lớp muộn,không làm bài tập,…trong dạy học ta có thể gặp vô vàng những tình huống,hoàn cảnh sư phạm khác nhau mà với cách xử sự của người thầy có thể sẽ gây ra hiệu ứng khác nhau có thể sẽ là tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực,gây ức chế cho học sinh vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học của tiết giảng. Vì vậy người thầy giáo cần có một tấm lòng bao dung,vị tha và hết sức khéo léo đây cũng là một đức tính ,phẩm chất mà mỗi giáo viên cần tích cực trau dồi và rèn luyện. Lòng bao dung ,đức tính vị tha, lòng nhân ái và tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý làm người mà mỗi người thầy giáo cần cố gắng phấn đấu đạt tới có như vậy người thầy giáo mới có thể làm tốt công tác giảng dạy truyền thụ kiến thức và xứng đáng được xã hội tôn vinh.
Trong nhiều nhà trường ta thường nghe đến cuộc vận động " Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm".Câu khẩu hiệu này chắc chắn đã nhắc nhở mỗi thầy cô giáo trong tập thể sư phạm rất nhiều điều.
Lòng bao dung của các thầy cô giáo trong nhà trường còn thể hiện ở công tác quan tâm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt,công tác ủng hộ các chương trình từ thiện giúp đỡ đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn,thăm viếng nhau khi đau ốm,hoạn nạn hoặc người thân gặp nạn,... Cuối mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học nhà trường kết hợp hội cha mẹ học sinh trao học bổng : “ Học sinh nghèo vượt khó” cho các học sinh thuộc diện nghèo nhưng vượt qua hoàn cảnh vươn lên trong học tập. Thông qua hoạt
động đó, mỗi thầy-cô giáo ngày càng có ý thức hơn và ngày càng yêu thương học sinh hơn .Cảm nhận được lòng yêu thương của các thầy cô các em sẽ có bổn phận học tập tốt hơn nhằm đáp lại lòng mong mỏi của các thầy cô giáo.Đây cũng chính là giải pháp tâm lý nhằm nâng cao chất lượng dạy-học của thầy-trò trong nhà trường.
Để nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông, Ban Giám hiệu cần phải động viên tinh thần chủ động tích cực, tự giác của mọi người, tạo ra bầu không khí cởi mở tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ làm sao cho mọi người cảm thấy được và thực sự xem ngôi trường mình dạy như: “ ngôi nhà thứ hai” .Theo tôi có thể tiến hành một số hình thức như sau:
- Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm, ngày lễ trong năm nhằm đem lại bầu không khí vui vẻ, tình đồng nghiệp và gắn bó với nhà trường.Xây dựng quỹ phúc lợi xã hội nhằm tổ chức những hoạt động vui chơi,giải trí như đi du lịch,nghỉ mát vào các ngày lễ,hè nhằm gắn kết hơn nữa tình đồng nghiệp giữa các giáo viên trong tập thể sư phạm .Tùy vào điều kiện kinh tế mà nhà trường có những món quà dù nhỏ để tặng giáo viên trong những ngày lễ, tết.
- Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cán bộ giáo viên, lắng nghe ý kiến, tin tưởng vào khả năng của họ và giao việc phù hợp nhằm khơi dậy tiềm năng của giáo viên. Lựa chọn và bồi dưỡng giáo viên cốt cán, tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, đồng thời giới thiệu, đề bạt lên cấp trên để họ có cơ hội tiến thân.
-Ban Giám Hiệu khéo léo kết hợp với Ban chấp hành Công đoàn vận động giáo viên trong tập thể có ý thức chia sẻ cùng nhau khi có niềm vui, nỗi buồn, hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống. Kịp thời thăm hỏi và động viên những giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc khi gặp những sự cố rủi ro để họ cảm thấy quanh họ là một tập thể gồm những người thân thiết luôn gắn bó chia sẻ với họ từ đó khơi dậy ý thức trách nhiệm của họ đối với tập thể và nhà trường.
- Một điều quan trọng nữa là làm thế nào đó để tạo ra bầu không khí thoải mái, vui vẻ trong tập thể sư phạm là việc rất quan trọng để giáo viên phát huy hết tinh thần trách nhiệm,không e dè trong việc trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau,sẵn sàng đem hết tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và như vậy họ sẽ góp phần đưa chất
lượng dạy học của nhà trường sẽ được nâng lên .Bên cạnh đó, hiệu quả công việc của giáo viên cũng phải được Ban Giám Hiệu khen ngợi trước tập thể bằng nhiều hình thức phong phú chứ không nhất thiết cứ phải là thật nặng ký về vật chất.Nhiều khi chỉ bằng một lời khen ngợi,một câu động viên đã có tác dụng rất lớn khiến giáo viên đó không ngần ngại nỗ lực chứng tỏ bản thân mình.Để làm được điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải tinh ý,quan sát cẩn thận,nắm bắt tâm lý từng giáo viên trong trường để áp dụng phương thức nào cho phù hợp nhất,nhằm đạt kết quả cao nhất.
PHẦN KẾT LUẬN
I. MỘT SỐ KẾT LUẬN
Đối với bất cứ trường THPT nào chất lượng dạy-học luôn là thước đo quan trọng về sự thành công .Uy tín, thương hiệu của nhà trường có được đảm bảo hay không là nhờ chất lượng dạy-học.Vì vậy nhiệm vụ của người quản lý nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng là tìm ra những giải pháp tốt nhất cho vấn đề nâng cao chất lượng dạy- học.Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác quản lý chuyên môn.Đội ngũ thực hiện công tác chuyên môn này không ai khác chính là đội ngũ giáo viên ,họ là lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất trong tập thể sư phạm.Để nâng cao chất lượng dạy- học của thầy-trò việc đầu tiên và quan trọng là làm thế nào bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên .Sau đó là sử dụng nguồn nhân lực đó như thế nào cho hiệu quả và phát huy tối đa sức mạnh của họ để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn đặt ra
và đó chính là công việc của nhà quản lý .Trong phạm vi của đề tài, mục đích của tôi là xác định các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, mục đích nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy-học của thầy-trò trường THPT. Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích thực trạng nhà trường cũng như qua thực tiễn công tác của bản thân, tôi mạnh dạn nêu lên 3 giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy-học của thầy-trò trường THPT Hiền Đa như sau:
1.Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban Giám Hiệu tạo mọi điều nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
2.Tăng cường công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn thông qua tăng cường kiểm tra, đánh giá giáo viên và làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
3. Tăng cường công tác chỉ đạo các tổ chuyên môn nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn,phát động phong trào thi đua dạy tốt-học tốt.
Trong một khoảng thời gian có hạn chỉ khoảng hai tháng,với thời lượng kiến thức tiếp thu được từ các bài giảng thật sinh động,thật hữu ích,đầy màu sắc thực tiễn,được tích hợp một cách khoa học nhất,hiệu quả nhất từ các thầy,cô giáo là cán bộ giảng dạy của học viện cán bộ quản lý giáo dục tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài này. Mặc dù đề tài đã đề cập đến các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy-học của thầy-trò trường THPT Hiền Đa nhưng vì thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chắc chắn không khỏi có những thiếu sót nhất định. Những vấn đề còn lại chưa đề cập đến ,chưa được làm sáng tỏ chắc chắn tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu khi chúng tôi trở về cơ sở.Có như vậy mới góp phần nhỏ bé của bản thân mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường,góp phần đào tạo ra những con người : “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của xã hội, thích ứng với sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
*Lời cảm ơn: Tôi chân thành cảm ơn Học Viện Quản Lý Giáo Dục,Trường bồi dưỡng nhà giáo và CBQL tỉnh Phú Phọ và đặc biệt sự giảng dạy hết sức nhiệt tình, đầy trách nhiệm của tập thể thầy-cô giáo là giảng viên Học Viện Quản Lý Giáo Dụ đã khắc phục khó khăn thiếu thốn của Phú Thọ để toàn thể các đồng chí là học viên lớp quản lý giáo dụcTHPT tỉnh Phú Thọ hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ học tập của mình .Tất cả tình yêu thương và nhân ái đó của tập thể cán bộ giảng viên của Học Viện là động lực để tôi hoàn thành một cách tốt nhất đề tài trên đây.Một lần nữa tôi xin tri ân và chân thành cảm ơn .
II.MỘT SỐ KIẾN NGH
- Cần xây dựng và ban hành cơ chế tuyển dụng đãi ngộ giáo viên phù hợp để thu hút người tài, người có năng lực cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh nhà. - Tăng cường trang bị cơ sở vật chất tốt nhất có thể để góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy,đặc biệt các giờ thực hành.
- Tăng cường công tác chỉ đạo ,kiểm tra sát sao các hoạt động chuyên môn trong các trường THPT của tỉnh nhà.
1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
2. Đảng cộng sản Việt Nam-Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX-Chính trị Quốc gia,Hà nội 2001.
3. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII.Đảng cộng sản Việt Nam-Chính trị quốc gia 1997.
4. Đảng cộng sản Việt Nam-Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X-Chính trị Quốc gia,Hà nội 2006.
5. Luật Giáo dục 2005.
6. Điều lệ Trường THPT năm 2007.
7. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010.
8. Giáo trình tập I, II, III của Học viện Quản lý giáo dục.
9. Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 trường THPT Hiền Đa.,tỉnh Phú Thọ.
10. Bài giảng về phương pháp viết tiểu luận. 11. Bài giảng xây dựng và phát triển đội ngũ..
12. Bài giảng :Quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT. ---*****---
Ảnh minh họa :Trường THPT Buôn Hồ,DakLak
Địa chỉ: 17 -đường Quang Trung thị xã Buôn Hồ,tỉnh DakLak. Điện thoại:0500872170-0500871317.