- Dạng lập địa có thể nền đá, sỏi và san hơ có thể trồng được rừng ngập mặn với tỷ lệ sống bình qn chung đạt trên 30%. Trong đó, các lồi Đưng có tỷ lệ sống đạt 50,2%, Đâng đạt 65,8%, Mắm biển đạt 58,5% trên dạng lập địa có thể nền đá; lập địa với thể nền sỏi, Đưng đạt 53,9%, Đâng đạt 59,3% và Mắm biển đạt 59,3%; lập địa với thể nền san hô Đưng đạt 38,9%, Đâng đạt 53,2% và Mắm biển đạt 48,7%.
- Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều cao của các loài trồng theo đám, theo cụm cao hơn và khác biệt so với trồng theo hàng.
- Mật độ trồng thích hợp cho trồng rừng trên các đảo VBPN là 6.600 cây/ha và 5.000 cây/ha - Trồng bằng cây con 6 tháng tuổi cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất.
- Tạo bờ đập cản sóng song song với đường bờ và sử dụng cọc gỗ làm giá đỡ đảm bảo cho cây trồng có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt .
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho 3 lồi cây có triển vọng trồng trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô tại các đảo ven bờ phía Nam là Mắm biển, Đưng và Đâng trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục nội dung nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật trồng trên theo các dạng lập địa chủ yếu ở tại các đảo vùng biển phía Nam để bổ sung hoàn thiện kỹ thuật trồng theo các dạng lập địa đã phân chia.
- Tiếp tục theo dõi, đánh giá các mơ hình trồng rừng thí nghiệm về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở các địa điểm nghiên cứu để có kết luận đầy đủ về các kết quả của thí nghiệm.
- Cần có thêm các nội dung nghiên cứu về chọn, tạo giống 3 lồi cây có triển vọng là Đâng, Đưng và Mắm biển theo hướng tăng khả năng thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của các lập địa trồng rừng nơi biển, đảo.
- Trên cơ sở đề xuất các loài cây trồng, bảng phân chia lập địa và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng ngập mặn của luận án, các địa phương có thể tham khảo và lựa chọn các biện pháp phù hợp để nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng, chất lượng rừng trồng trên các vùng ven biển, đảo nước ta.