III. SOLID STATE RELAY (RƠ-LE BÁN DẪN):
CHƯƠNG 1: BỘ NGUỒN VÀ MẠCH AUTO RESET I BỘ NGUỒN:
I. BỘ NGUỒN:
Trong một mạch điện tử thì bộ nguồn là quan trọng nhất, nó quyết định sự hoạt động hay ngưng hoạt động của mạch. Một bộ nguồn không tốt sẽ làm cho mạch hoạt động không ổn định và sẽ làm hỏng linh kiện một cách nhanh chóng (điều này rất thường xảy ra đối với những mạch điện tử không được ổn áp tốt mà phải hoạt động ở những vùng có lưới điện khơng ổn định). Đối với các IC số thuộc họ TTL thì điều này ln ln đúng. Vì vậy một bộ nguồn ổn áp tốt thì rất cần thiết cho các mạch điện tử (thường là các mạch dùng IC số). Nhưng trước khi đi vào thiết kế bộ nguồn ổn áp, ta hãy tìm hiểu sơ bộ về chức năng cũng như nguyên tắc hoạt động chung của các mạch nguồn ổn áp DC.
Chức năng của mọi ổn áp DC là biến đổi điện áp vào DC chưa ổn định thành điện áp ra DC ổn định và giá trị điện áp này phải đúng với giá trị khi tính tốn lý thuyết. Điện áp ra này phải được duy trì liên tục và khơng được thay đổi khi điện áp ngõ vào hoặc dòng tải thay đổi (ở một giới hạn cho phép của mạch). Để thực hiện được việc này thì một mạch ổn áp thường gồm có các phần sau đây:
41PHẦN TỬ PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN CÔNG PHẦ N TỬ LẤY MẪU R E F KHUẾCH ĐẠI SAI BIỆT Điện áp hồi tiếp Điện áp vào Điện ápra PHẦN TỬ CHUẨ N VREF
SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MỘT ỔN ÁP CƠ BẢN
- Phần tử chuẩn (REF: Reference): cung cấp một mức điện áp ổn định biết trước (VREF).
- Phần tử lấy mẫu:lấy điện áp ngõ ra để làm mẫu.
- Phần tử khuếch đại sai biệt: so sánh mẫu điện áp ra với mức chuẩn và tạo ra tín hiệu sai biệt.
- Phần tử điều khiển công suất:biến đổi điện áp vào thàn múc điện áp ra mong muốn khi điều kiện tải thay đổi. Khối này được điều khiển bằng tín hiệu sai biệt từ bộ khuếch đại sai biệt đưa đến.
Có 2 loại ổn áp cơ bản là: ổn áp liên tục và ổn áp xung. Ổn áp liên tục được chia ra làm hai loại nữa là ổn áp nối tiếp và ổn áp song song. Tuy mạch điện thật sự của các loại ổn áp này khác nhau nhưng về cơ bản đều phải có đủ cả bốn thành phần trong sơ đồ khối trên. Sau đây là các sơ đồ khối của các loại ổn áp cơ bản trên.
* Sơ đồ khối của mạch ổn áp nối tiếp:
Tên gọi ổn áp nối tiếp là do phần tử điều khiển mắc nối tiếp với tải (phần tử điều khiển thường là một Transistor có chức năng như một biến trở, ở đây ký hiệu là RS). Nguyên lý hoạt động của mạch như sau: giả sử điện áp ngõ vào bị sụt áp thì tại thời điểm tức thời (ngay lúc vừa sụt áp) điện áp ngõ ra cũng bị sụt theo. Điện áp sụt này (điện áp mẫu) được phản ánh đến bộ khuếch đại sai biệt nhờ cặp điện trở lấy mẫu R1, R2. Khối
42REF REF RS VI R1 R2 VO
khuếch đại sai biệt sẽ so sánh điện áp mẫu này với điện áp chuẩn từ khối REF (Reference) đưa đến và sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển đến cực B của Transistor, điều chỉnh lại điện áp phân cực của nó (cụ thể là làm Transistor dẫn mạnh hơn). Giải thích tương tự cho trường hợp tăng áp ở ngõ vào.
* Sơ đồ khối của mạch ổn áp song song:
Tên gọi ổn áp song song cũng do phần tử điều khiển mắc song song với tải. Nguyên lý hoạt động của mạch cũng được giải thích tương tự như mạch ổn áp nối tiếp. Sự thay đổi điện áp vào sẽ làm điện áp ngõ ra cũng thay đổi theo tại thời điểm tức thời, cặp điện trở lấy mẫu R1, R2 sẽ truyền sự thay đổi này về bộ khuếch đại sai biệt. Bộ khuếch đại sai biệt cũng so sánh điện áp chuẩn với điện áp mẫu này và sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển tương ứng làm cho điện áp ra ổn định trở lại.
* Sơ đồ khối của mạch ổn áp xung:
43VI RS VO