Về qui trình đánh giá rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Kiểm toán Mỹ (Trang 31 - 35)

Nên xây dựng một qui trình tiếp nhận khách hàng chặt chẽ hơn

Trong một lĩnh vực phải chịu nhiều cạnh tranh như nghề kiểm toán, việc có và giữ một khách hàng tuy có thể khó khăn, thế nhưng kiểm toán viên vẫn cần thận trọng trong khi quyết định tiếp nhận khách hàng. Vì rủi ro có thể phải gánh chịu về mặt pháp lí của kiểm toán viên rất cao, do đó nếu nhận kiểm toán cho những khách hàng thiếu trung thực, hoặc thường cạnh tranh về phạm vi kiểm toán và giá phí, hoặc nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Kiểm toán viên có thể sẽ gặp phải những bất lợi nghiêm trọng trong tương lai.

Vì vậy AA nên xây dựng một qui trình tiếp nhận khách hàng chặt chẽ hơn. Trong quá trình khảo sát khách hàng ngoài việc tìm hiểu các nội dung liên quan tình hình kinh doanh, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên nên cân nhắc thêm tính độc lập của công ty kiểm toán, khả năng hoạt động liên tục của khách hàng ...

Trong quá trình tìm hiểu khách hàng, kiểm toán viên thường sử dụng bảng tường thuật để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Đối với hệ thống đơn giản, kiểm toán viên có thể sử dụng duy nhất bảng tường thuật để ghi nhận sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ.

Trong trường hợp hệ thống phức tạp hơn, người viết nhận thấy nên kết hợp thêm bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ vì nó được chuẩn bị trước nên kiểm toán viên có thể tiết kiệm thời gian mà không bỏ sót những vấn đề quan trọng.

Sau đây người viết xin đưa ra bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ trong chu trình bán chịu.

Câu hỏi Trả lời

Không Không áp dụng

Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước khi gửi hàng

Các chứng từ gửi hàng có được đánh số liên tục trước khi sử dụng không?

Các hóa đơn bán hàng có được đánh số trước liên tục trước khi sử dụng hay không ?

Có bảng giá duyệt để làm cơ sở tính tiền trên hóa đơn không ?

Hóa đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi hay không ?

Việc nhận hàng trả lại có được phê duyệt bởi người có thẩm quyền không ?

Có mở sổ theo dõi công nợ riêng cho từng khách hàng không ?

Đơn vị có thường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng không ?

Đơn vị có lập bảng tính tuổi nợ theo từng khách hàng để làm căn cứ lập dự phòng?

Việc xóa các khoản nợ khó đòi có được phê chuẩn bởi người có thẩm quyền không ?

Công ty có thực hiện các biện pháp thu nợ quá hạn thanh toán kịp thời không ?

Các vấn đề khác cần ghi chú:

Kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ:

Tốt Khá Trung bình Kém

Kiểm toán viên nên lưu hồ sơ về quá trình đánh giá rủi ro kiểm tóan để công tác tổng hợp và rà soát hồ sơ kiểm toán được thực hiện tốt hơn.

Sau khi đánh giá lại rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên nên lưu hồ sơ về việc đánh giá rủi ro kiểm soát cũng như các thay đổi phạm vi thử nghiệm cơ bản (nếu có). Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình thực hiện kiểm toán cũng như soát xét hồ sơ sau này.

Nên tìm hiểu kĩ hơn về môi trường máy tính của khách hàng

Hiện nay, hầu hết các kiểm toán viên AA đều được trang bị máy tính cá nhân, có hiểu biết nhất định về các phần mềm kế toán vì vậy việc tìm hiểu môi trường tin học sẽ không là quá khó đối với các kiểm toán viên AA.

Ngoài ra các kiểm toán viên cũng nên trang bị cho mình các phần mềm hỗ trợ kiểm toán, chúng là những công cụ đắc lực để họ thực hiện các thử nghiệm, những thủ tục phân tích phức tạp tạo thuận lợi trong việc lập hồ sơ kiểm toán.

2. Về qui trình vận dụng trọng yếu

Nên đưa ra hướng dẫn về phương pháp xác định mức trọng yếu linh hoạt hơn

Công ty nên có phương pháp xác định trọng yếu linh hoạt hơn. Chẳng hạn đối với ví dụ ở phần nhận xét trên, kiểm toán viên không nên chọn chỉ tiêu lợi nhuận trứơc thuế,kiểm toán viên có thể lấy số nhỏ nhất của hai chỉ tiêu còn lại là doanh thu và tổng tài sản. Trong phần lớn trường hợp, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thường được nhiều kiểm toán viên quan tâm lựa chọn vì đó là chỉ tiêu được đông đảo người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm, nhất là các cổ đông của các công ty. Nhưng trong một số trường hợp, tài sản và doanh thu được ưu tiên chọn hơn, chẳng hạn công ty mới thành lập, trong thời gian thua lỗ hoặc người sử dụng thông tin không quan tâm nhiều đến khả năng thanh toán. Ngoài ra, hướng dẫn công ty nên cho phép kiểm toán viên có thể sử dụng cách xác mức trọng yếu được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên số lớn hơn giữa tài sản và doanh thu và lợi nhuận trước thuế.

hiện chấp nhận được cũng như chi phí phí thực hiện kiểm toán và xét đoán nghề nghiệp mà kiểm toán viên lựa chọn cách xác định mức trọng yếu một cách phù hợp.

Nên xây dựng công thức xác định cỡ mẫu dựa trên TE

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, công ty nên xây dựng công thức xác định cỡ mẫu dựa trên TE. Từ đó hạn chế được rủi ro lấy mẫu, giảm thiểu rủi ro kiểm tóan.

Ví dụ: Dựa vào mức trọng yếu đã phân bổ cho các khoản mục (TE), với rủi ro phù hợp, giả sử 1,8 (đây là hệ số được áp dụng tại KPMG). Phương pháp xác định cỡ mẫu có thể tiến hành như sau:

Giá trị trên sổ sách của tổng thể cần kiểm tra A Gùiá trị của những phần tử đặc biệt sẽ được kiểm tra 100% (số tiền lớn hoặc nội dung bất thường)

B Giá trị còn lại của tổng thể cần kiểm tra C=A-B TE (mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục) D

Cỡ mẫu cần kiểm tra thêm 1,8 x (C/D)=E

Giá trị tương ứng của mẫu kiểm tra thêm F Tổng giá trị của phần tử chọn để kiểm tra F+B

Tuy nhiên hệ số chọn mẫu có thể thay đổi linh hoạt. Với những khoản mục có TE nhỏ, nghĩa là mức sai phạm mà kiểm toán viên có thể chấp nhận thấp thì cỡ mẫu lớn hơn do đó hệ số chọn mẫu sẽ tăng lên.

Nên thiết lập các hướng dẫn về phương pháp lựa chọn các phần tử của thử nghiệm dựa trên TE

Khi tiến hành kiểm toán, do hạn chế về thời gian và chi phí, kiểm toán viên thường sử dụng phương pháp lựa chọn các phần tử để kiểm tra.Để có thể lựa chọn phầntử thích hợp người viết xin đưa ra gợi ý về phương pháp lựa chọn phần tử cho số dư hay một loại nghiệp vụ dựa trên TE như sau:

Nhóm Thành phần của nhóm Số lượng

phần tử Phương pháp kiểm tra Sai lệch phát hiện 1 Các khoản có giá trị > TE Kiểm tra 100%

2 Các khoản có giá trị > 50%TE Kiểm tra 30% 3 Các khoản có giá trị < 50%TE Kiểm tra 10%

Khi phát hiện các sai lệch, kiểm toán viên nên quan tâm về mặt định lượng và định tính của sai lệch để đảm bảo sự trung thực và hợp lí của số liệu.

Dựa vào bảng trên kiểm toán viên có thể kiểm tra tính hợp lí của mẫu chọn, phương pháp lựa chọn phần tử để kiểm tra.

Nên lưu hồ sơ về mức trọng yếu được xác định

Công ty nên tăng cường giám sát chất lượng kiểm toán qua việc yêu cầu các kiểm toán viên nên lưu hồ sơ về mức trọng yếu xác lập cho mỗi cuộc kiểm toán để phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Kiểm toán Mỹ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w