Các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) trường cđ cộng đồng lào cai (Trang 42 - 43)

Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, bảo vệ lợi ích của xã hội, việc ký kết hợp đồng kinh tế phải tuân theo những nguyên tắc nhất định do pháp lệnh về hợp đồng kinh tế quy định. Nhà nước chỉ can thiệp vào hợp đồng kinh tế khi các bên ký kết hợp đồng vi phạm những nguyên tắc ký kết hợp đồng mà pháp luật đã quy định. Đó là những nguyên tắc sau:

1/ Nguyên tắc tự nguyện

Cá nhân hay tổ chức kinh doanh được quyền tự do giao kết hợp đồng kinh tế để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên. Việc bày tỏ ý chí là hồn tồn tự nguyện, là ý muốn thực sự của các bên nhằm mục đích nhất định chứ khơng phải do sự áp đặt của bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. Quyền tự do được thể hiện ở các nội dung sau:

- Tự do lựa chọn bạn hàng

- Tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng - Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng

2/ Nguyên tắc cùng có lợi

Trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân hay đơn vị kinh doanh đều có địa vị độc lập. khi tham gia ký kết hợp đồng đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình, lợi ích ấy gắn với mục đích riêng của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng, do đó trong mọi quan hệ hợp đồng kinh tế phải đảm bảo đồng thời lợi ích cho cả các bên. Các bên phải tơn trọng lợi ích của nhau.

3/ Nguyên tắc bìmh đẳng về quyền và nghĩa vụ

Quan hệ hợp đồng kinh tế là quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng với nhau. Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc ký kết cũng như thực hiện hợp đồng.

Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện ngay trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, đó là sự bình đẳng đưa ra yêu cầu của mình và bình đẳng trong chấp nhận yêu cầu của bên kia khơng bên nào có quyền ép buộc bên nào.

Sự bình đẳng cịn được thể hiện sau khi hợp đồng đã được ký kết . Các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng. Bất kỳ bên nào vi phạm hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia.

4/ Nguyên tắc không trái pháp luật

Pháp luật hợp đồng kinh tế tơn trọng ý chí của các bên. Điều đó khơng có nghĩa là tất cả các ý chí của các bên đều được tơn trọng. ý chí của các bên tham gia hợp đồng chỉ được tơn trọng khi ý chí đó phù hợp với pháp luật mà thơi. Nếu các bên thỏa thuận những vấn đề trái với pháp luật thì những thỏa thuận đó sẽ vơ hiệu dẫn đến hợp đồng vô hiệu (VD hai bên thỏa thuận làm hàng giả...).

5/Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản

Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải tự mình gánh vác trách nhiệm về tài sản nếu vì một lý do nào đó khơng thực hiện được đầy đủ các cam kết trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) trường cđ cộng đồng lào cai (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)