4.5.1. Kết quả thu được
Trên cơ sở các số liệu thu thập từ các phiếu điều tra ở 20 hộ nuôi tôm ở 3 thôn 1, thôn 2 và thôn 4 chúng tôi thu được kết quả bước đầu về giá trị SCI đối với các hình thức nuôi. ( Xem phụ lục B)
Nhận xét:
Các hộ nuôi được điều tra ở xã Quảng Công có giá trị SCI nằm ở mức từ không bền vững đến bền vững, nhưng phần lớn là bền vững và khá bền vững,, có 4 hộ nuôi cho kết quả không bền vững, 1 hộ kém bền vững tập trung chủ yếu vào hình thức QCCT, cao nhất là hộ 4 với điểm SCI là 2,26.
4.5.2. Đánh giá tính bền vững và xu thế môi trường đối với các hình thức nuôi
4.5.2.1. Đánh giá tính bền vững của các hình thức nuôi
Nhằm thấy rõ tính bền vững của các hình thức nuôi, chúng tôi tiến hành so sánh khả năng bền vững của các hình thức nuôi, thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 4.10: Giá trị trung bình của SCI và các nhóm chỉ thị mỗi hình thức nuôi
Nhóm chỉ thị Hình thức nuôi
Quảng canh cải tiến Bán thâm canh Thâm canh
Pháp luật thể chế 2,34 1,11 1,16
Qui mô hộ nuôi 2,21 1,63 1,49
Sinh thái môi trường 1,68 1,42 1,31
Kinh tế xã hội 1,80 1,53 1,59
SCI 2,03 1,44 1,39
a. Đối với hình thức nuôi QCCT
Giá trị trung bình SCI là 2,03. Cao nhất là nhóm chỉ thị nhóm PL-TC là 2,34; nhóm QMHN là 2,31; đến nhóm KT-XH là 1,80; thấp nhất là nhóm MT- ST là 1,68.
Điều này có nghĩa là trong hình thức này các vấn đề về PL-TC và vấn đề QMHN là những vấn đề quan trọng cần chú ý trong quá trình nuôi tôm.
Ngoài ra, vấn đề về kinh tế cũng đáng quan tâm và việc nuôi tôm theo hình thức này gây cản trở dòng chảy dẫn đến tuần hoàn nước kém nên nguy cơ ô nhiễm nước trên diện rộng là rất lớn vì do sử dụng diện tích nuôi rộng.
Để thấy rõ sự biến động giá trị SCI và các nhóm chỉ thị, ta xem xét bảng sau:
Bảng 4.11: Sự biến động về giá trị SCI và các nhóm chỉ thị của hình thức QCCT
Giá trị PL-TC QMHNĐiểm các nhóm chỉ thịMT-ST KT-XH Giá trị SCI
Cao nhất 2,86 2,50 1,88 2,67 2,26
Thấp nhất 1,57 2,07 1,59 1,33 1,81
Trung bình 2,34 2,31 1,68 1,80 2,03
Các hộ nuôi được điều tra có giá trị SCI dao động từ 1,81 đến 2,26, có sự dao động lớn về giá trị SCI. Hộ nuôi có giá trị SCI lớn nhất là 2,26 cũng là hộ nuôi có giá trị cao trong các hộ điều tra; các giá trị của các nhóm chỉ thị có sự biến động lớn và dẫn đến giá trị kém bền vững.
Giá trị nhóm LP-TC có sự biến động lớn từ 1,57 đến 2,86. Như vậy, giữa các hộ nuôi có sự khác biệt trong việc tuân thủ pháp luật.
Qua hình cho thấy giá trị của nhóm chỉ QMHN khá cao và sự chênh lệch ít dao động từ 2,07 đến 2,50.
Nhóm MT-ST có giá trị biến động không lớn từ 1,59 đến 1,88, các hộ nuôi có nhận thức tương đương nhau trong việc xử lý và BVMT vùng nuôi.
Nhóm KT-XH thấp nhất trong các nhóm chỉ thị, các hộ có điểm giá trị tương đương nhau, cao nhất là 2.67 và thấp nhất là 1,33 cho thấy hình thức nuôi trông này hiệu quả kinh tế khá chênh lệch.
b. Đối với hình thức nuôi BTC
Giá trị trung bình SCI của các hộ nuôi là 1,44. Giữa chúng có sự khác biệt không lớn. Nhóm có chỉ số lớn nhất là nhóm QMHN với giá trị trung bình là 1,63 và thấp nhất là nhóm LP-TC là 1,17. Biến thiên giữa các hộ không đáng kể.
Bảng 4.12: Sự biến động về giá trị SCI và các nhóm chỉ thị của hình thức nuôi BTC
Giá trị LP-TC Điểm các nhóm chỉ thịQMHN MT-ST KT-XH Giá trị SCI
Cao nhất 1,43 1,86 1,59 1,83 1,54
Thấp nhất 1,00 1,50 1,35 1,33 1,33
Trung bình 1,17 1,63 1,42 1,53 1,44
Hộ nuôi có giá trị SCI thấp nhất trong hình thức này cũng là hộ nuôi có giá trị thấp nhất trong các hộ nuôi được điều tra. Hầu hết, các hộ nuôi đều nằm trong mức khá bền vững. Qua Bảng và Hình, ta thấy:
Nhóm chỉ thị LP-TC có giá trị SCI từ 1,00-1,43; biến thiên giữa các hộ nuôi là không lớn. Điều này có sự khác biệt trong việc thực hiện các quy định về quy hoạch, yêu cầu ĐGTĐMT, yêu cầu về giấy phép sản xuất cũng như xử lý môi trường, dịch bệnh là rất lớn, tùy thuộc vào nhận thức của mỗi chủ hộ nuôi.
Nhóm chỉ thị QMHN có giá trị SCI dao động từ 1,50 đến 1,86. Các hộ nuôi theo hình thức này có giá trị SCI mức trung bình thấy được cấp độ khá bền vững của các hình thức nuôi. Những vấn đề về quy trình kỹ thuật, kiểm tra con giống, thức ăn được các hộ nuôi thực hiện nghiêm túc.
Nhóm chỉ thị về MT-ST có giá trị trung bình là 1,42; dao động từ 1,35 đến 1,59. Sự dao động này không lớn và các chỉ số này tương đối cao và đang tiến tới sự bền vững.
Nhóm chỉ thị KT-XH có giá trị TB tương đối thấp là 1,53, dao động từ 1,33-1,83. Do vậy, để hình thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong quá trình nuôi cần chú ý đến vấn đề QMHN nhiều hơn.
c. Đối với hình thức nuôi TC
Chỉ số SCI có giá trị trung bình là 1,39. Các giá trị trung bình của các nhóm chỉ thị là tương đối thấp, chứng tỏ các hộ nuôi có sự tuân thủ rất nghiêm minh các quy định ban hành. Hình thức này có thể tiến đến sự bền vững trong tương lai nếu chúng ta quan tâm hơn các vấn đề về KT-XH hay nói cách khác là giảm những áp lực đến xã hội do hình thức này gây ra. Xem xét sự biến động về giá trị SCI và các nhóm chỉ thị qua bảng sau:
Bảng 4.13: Sự biến động về giá trị SCI và các nhóm chỉ thị của hình thức nuôi TC
Giá trị Điểm các nhóm chỉ thị Giá trị SCI
LP-TC QMHN MT-ST KT-XH
Cao nhất 1,29 1,86 1,53 2,50 1,58
Thấp nhất 1,00 1,36 1,18 1,33 1,25
Sự dao động chỉ số SCI từ 1,25 đến 1.58. Vì vậy, các hộ nuôi đều đạt mức khá bền vững trở lên, đây là hình thức này mang lại kết quả tốt nhưng những yêu cầu của nó rất lớn nên khó thực hiện.
Trong các nhóm chỉ thị, nhóm chỉ thị LP-TC có giá trị trung bình là 1,16 và mức dao động khá lớn từ 1,00-1,29.
Nhóm QMHN giá trị SCI dao động từ 1,36 đến 1,86; nhóm MT-ST có sự dao động từ 1,18 đến 1,53. Nhìn chung, sự dao động này vẫn thấp hơn hai hình thức kia.
Nhóm KT-XH có giá trị SCI trung bình là 1,59; dao động từ 1,33-2,50; sự dao động này lớn.
Đánh giá:
Qua 3 hình thức nuôi trên cho thấy hình thức nuôi TC có giá trị SCI thấp nhất 1,39 và mang tính bền vững cao hơn.
Hình thức nuôi BTC chỉ số SCI tuy cao hơn nhưng không đáng kể 1,44. mặc chỉ số SCI có cao hơn nhưng hình thức này là phổ biến nhất và được áp dụng nhiều nhất cũng như phù hợp với địa phương.
Hình thức nuôi QCCT hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên rủi ro khá lớn, ảnh hưởng mạnh đến môi trường nên tính khả thi để áp dụng là không cao.
4.5.2.2 Xu thế môi trường tại xã Quảng Công đối với các hình thức nuôi * Chất lượng môi trường nước:
Hầu hết, hộ nuôi đều sử dụng nguồn nước mặt, đáng quan tâm là hình thức nuôi tôm QCCT là hình thức sử dụng diện tích mặt nước đầm phá trực tiếp rất lớn. Vì vậy, thời gian tới có thể xảy ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nước do các vi sinh gây bệnh, chất dinh dưỡng trong thức ăn, các loại hóa chất sử dụng (mỗi khi dịch bệnh xảy ra, hàng tấn hóa chất và vôi dùng xử lý có chứa hàm lượng mangan hidroxit cao) tại các ao nuôi của hộ nuôi cũng như nguồn nước mặt xung quanh.
Việc mở rộng DT đồng nghĩa với việc sử dụng các hóa chất, thức ăn ngày càng nhiều làm cho nước thải ra càng có nguy cơ gây ô nhiễm. Các hệ thống cấp nước và thoát nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là các kênh mương chứa nước thải nếu không đảm bảo các vấn đề về kĩ thuật tốt thì điều đầu tiên sẽ gây cho môi trường nước, đất xung quanh và có thể thấm xuống nước ngầm. Quan trọng hơn trong những trường hợp nước thải ra bị bệnh chưa xử lý triệt để rồi thải trực tiếp ra đầm phá ảnh hưởng đến nước dùng cho sinh hoạt, trồng lúa (do nước bị nhiễm mặn), giảm sự đa dạng sinh học loài sinh vật thủy sinh đầm phá và đó là nơi tạo điều kiện cho việc lây truyền dịch bệnh.
* Chất lượng môi trường không khí
Nhìn chung chất lượng vẫn tốt, quy mô DT nuôi không lớn, do vậy ảnh hưởng của việc nuôi tôm đến chất lượng không khí không nhiều, chủ yếu là mùi do sau khi thu hoạch các chất đáy ao có mùi thối chưa xử lý kịp thời.
* Chất thải rắn
Chất thải rắn có chủ yếu từ việc nuôi theo hình thức TC và BTC. Trong quá trình nuôi và thu hoạch tôm, các phế thải từ việc nuôi như bao bì, chai lọ vật dụng cộng với lượng rác thải sinh hoạt của hộ nuôi làm gia tăng lượng rác thải. Khối lượng rác thải từ chất bùn đáy ao là rất lớn. Theo thống kê của Viện nghiên cứu NTTS III cho biết, trung bình mỗi ha nuôi tôm BTC ở miền Trung, mỗi năm thải ra từ 1-2,5 tạ vôi và các hóa chất xử lý. Đây là con số không nhỏ nếu tính đến hết năm 2010.
Do người dân chưa có biện pháp thu gom và xử lý các chất thải mà chủ yếu là thải bỏ tự nhiên hoặc thu gom rồi chôn lấp, đặc biệt là các chất bùn đáy chứa đầy vi sinh vật gây bệnh, khi ngấm xuống nước ngầm có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ngoài ra, đối với hình thức nuôi QCCT, lượng bùn đáy có được là do thức ăn dư thừa tương đối lớn và khó thu gom nên khả năng ảnh hưởng đến môi trường nước là rất lớn.
4.5.3 Đề xuất biện pháp bảo vệ và quản lý việc phát triển nghề nuôi tôm ở xã Quảng Công Công
4.5.3.1 Quy hoạch phát triển NTTS
Đây là vấn đề hàng đầu quyết định đến sự phát triển nghề NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng của các hộ nuôi xã Quảng Công. Khi một hộ nuôi được nằm trong quy hoạch thì sẽ có được nhiều thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm. Muốn quá trình quy hoạch được thực hiện tốt cần chú đến các vấn đề sau:
a. Quy hoạch về diện tích nuôi tôm
Các hộ nuôi nằm trong quy hoạch, cần bố trí diện tích hợp lý cho từng hộ nuôi, hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (tránh xâm nhập lây lan lúc có dịch bệnh xảy ra).
b. Quy hoạch cơ sở hạ tầng
Các hệ thống phục vụ cho nuôi tôm: kênh mương, đê điều, ao chứa nước, ao xử lý nước,… phải được thiết kế hợp lý để lấy nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng không ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác và các khu vực xung quanh (trồng lúa, công nghiệp, nước cho sinh hoạt,…)
c. Quy hoạch phương thức, đối tượng nuôi và mùa vụ nuôi tôm
Là nội dung quan trọng trong quy hoạch phát triển nuôi tôm nhằm phát huy được tiềm năng của vùng quy hoạch, đảm bảo hiệu quả sản xuất và ổn định.
4.5.3.2 Quản lý và bảo tồn các nguồn lợi thủy sản và môi trường vùng đầm phá:
Để quản lý và bảo vệ tốt cần thực hiện các biện pháp sau:
* Vấn đề nước cấp và nước thải ra từ các hộ nuôi tôm phải theo Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN), quy định của BTS: nước trước khi đưa vào và sau khi thải ra cần phải xử lý đạt TCVN. Hạn chế các nguồn nước bẩn có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
* Các hóa chất và chế phẩm được sử dụng cần phải tuân theo các quy định của BTS. Các chất thải từ việc sử dụng các chất trên tiến hành thu gom và xử lý triệt để nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nước đầm phá xung quanh và hệ sinh thái thủy sinh.
* Quản lý nguồn giống:
Việc sử dụng các nguồn giống phải tuân thủ các quy định của BTS: cần kiểm tra, kiểm định các nguồn giống trước khi thả vào nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh cho các ao nuôi và các nguồn lợi thủy sản đầm phá. Ngoài ra, mật độ thả nuôi phải hợp lý, đúng quy định để không làm giảm lượng ôxi cung cấp.
* Quản lý thức ăn
Thức ăn đảm bảo đúng chất lượng, khối lượng cho ăn vừa phải và thành phần thức ăn giảm bớt hàm lượng chất dinh dưỡng để làm giảm bớt tiêu hao năng lượng, giảm bớt hiện tượng phú dưỡng và lây lan dịch bệnh cho tôm và các loài thủy sinh đầm phá. Hoặc ta có thể nuôi kết hợp với rong câu hay loài 2 mảnh vỏ có thể vừa tạo ra thức ăn và giảm hàm lượng chất dinh dưỡng.
* Các hộ nuôi phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh xảy ra. Khi có dịch bệnh xảy ra thông báo kịp thời cho các cơ quan chịu trách và kịp thời xử lý triệt để bằng các hóa chất theo quy định của BTS, không được thải nước ra ngoài, đặc biệt thải trực tiếp ra ngoài đầm phá.
4.5.3.3 Phối hợp quản lý liên ngành
Sự phát triển nghề nuôi tôm liên quan đến rất nhiều ngành như thủy lợi, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông,… Do vậy, để đảm bảo cho việc phát triển nuôi tôm thì các cấp chính quyền có liên quan, đặc biệt là ngành thủy sản cần phải liên kết chặt chẽ với các ngành khác nhằm tìm ra giải pháp cho việc phát triển nuôi tôm và khắc phục những ảnh hưởng của nghề nuôi tôm gây ra cho những ngành khác.
4.5.3.4 Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho những người nuôi tôm
Đây là việc làm quan trọng giúp cho những hộ nuôi tôm thấy được những lợi ích và tác hại của ngành nuôi tôm, từ đó tìm ra biện pháp phát triển lâu dài và bền vững.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Thông qua CSKH và CSTT trong NTTS và mô hình của FAO, chúng tôi đã xây dựng Bộ chỉ thị gồm 4 nhóm chỉ thị với 26 chỉ thị thứ cấp: nhóm chỉ thị LP-TC gồm 5 chỉ thị thứ cấp; nhóm chỉ thị QMHN gồm 9 chỉ thị thứ cấp; nhóm chỉ thị MT-ST gồm 8 chỉ thị thứ cấp; nhóm chỉ thị KT-XH gồm có 4 chỉ thị thứ cấp.
Tùy vào tầm quan trọng của mỗi chỉ thị mà có trọng số khác nhau, chúng tôi chọn 7 chỉ thị có trọng số là 3, 4 chỉ thị có trọng số là 2, còn lại 15 chỉ thị có trọng số là 1.
Giá trị SCI được phân chia thành 4 cấp: + Cấp bền vững (1,00 – 1,35);
+ Cấp khá bền vững (1,36 – 1,60); + Cấp kém bền vững (1,61 – 1,85); + Cấp không bền vững (1,86 – 2,30).
Hầu hết các hộ nuôi đạt mức khá bền vững trở lên. Mỗi hình thức nuôi có giá trị SCI biến động khác nhau, thấp nhất là TC (1,25-1,58), tiếp đến là BTC (1,33-1,54) và cuối cùng là QCCT (1,81-2,26)
Hình thức nuôi TC lại cho hiệu quả tốt hơn các hình thức khác ở xã Quảng Điền bởi vì nó phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hôi cũng như tiềm năng vốn có của vùng.
Hiện tại, chất lượng môi trường vẫn còn tốt nhưng trong tương lai nếu không thực hiện tốt các quy định thì song song với sự gia tăng diện tích, nó còn xảy ra những nguy cơ tác động rất lớn đến môi trường.
5.2 Kết luận
- Do hạn chế về thời gian và kinh phí, do vậy các chỉ thị được chọn cũng như các