Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu Hệ thống Tổ chức tín dụng (TCTD) (Trang 29 - 34)

III: Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng

a.7.Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

a, Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng căn cứ vào phương thức vay

a.7.Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

dụng thẻ tín dụng:

Tổ chức tín dụng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam .

a.8. Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi:

Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với

các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam .

Ngoài ra, hiện nay theo các nguồn tài liệu về tài chính ngân hàng thì hoạt động cho vay của TCTD còn được phân loại rất đa dạng, chẳng hạn như căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay thì được chia thành các loại là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn; cho vay trả góp và cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy theo khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.

Hay căn cứ vào xuất xứ tín dụng thì có cho vay trực tiếp (TCTD cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu và họ trực tiếp tả nợ vay tín dụng); cho vay gián tiếp ( khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước, chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán : chiết khấu thương phiếu, mua các phiếu bán hàng tiêu dùng… ).

b, Ý nghĩa pháp lý của phân loại cho vay theo phương thức vay:

Như vậy, việc phân loại cho vay của tổ chức tín dụng có ý nghĩa pháp lý quan trọng để các nhà làm luật xây dựng những quy chế pháp lý phù hợp với từng loại hình vay vốn. Mỗi một phương thức cho vay sẽ có những quy định riêng về đối tượng áp dụng và ưu điểm riêng của nó. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng có hiệu quả, rõ ràng, nhanh chóng và minh bạch hơn.

Tóm lại, việc phân loại cho vay của TCTD không những có ý nghĩa quan trọng về quá trình nghiên cứu lí luận mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc vận hành trong thực tiễn. Biểu hiện : Căn cứ vào kết quả của việc phân loại cho vay của TCTD mà các nhà làm luật Việt Nam có thể xây dựng thành những quy chế cho vay phù hợp với hoạt động thực tiễn về nghiệp vụ tài chính của TCTD. Bên cạnh đó, cũng dựa trên kết quả

của quá trình phân loại cho vay trong hoạt động tín dụng của TCTD cũng đã tạo điều kiện giúp cho mỗi TCTD có thể tự xây dựng, hoach định cho mình những chiến lược, chính sách kinh doanh mang tầm vĩ mô, có tính khả thi cao và hiệu quả. Đặc biệt, vấn đề phân loại cho vay của TCTD còn giúp các TCTD có nền cơ sở lí luận để từ đó xây dựng thành các quy tắc kĩ thuật nghiệp vụ tương thích với từng loại nghiệp vụ cho vay nhằm phục vụ cho việc triển khai các hoạt động của mình trong thực tiễn.

Xét trên bình diện từng căn cứ phân loại cho vay trong hoạt động cho vay của TCTD, ta cũng nhận thấy rõ được ý nghĩa của từng cách phân loại này. Với mỗi hình thức cho vay trong thực tế luôn có những điểm tích cực cũng như những điểm bất hợp lý gây trở ngai nhiều cho chính các tổ chức tín dụng cũng như người đi vay. Từ sự phân tách rõ ràng các hình thức cho vay này các nhà quản lý kinh tế vĩ mô có thể đưa ra các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

Đặc biệt, căn cứ vào các hình thức cho vay trên của TCTD mà tạo nền tảng để hình thành nên 1 hệ thống chỉnh thể thống nhất về hoạt động cho vay của TCTD, đồng thời từ đó mà các TCTD có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh vi mô và vĩ mô, cũng những ưu đãi riêng của tổ chức mình nhằm thu hút đông đảo khách hàng, đảm bảo được lợi nhuận.

Như vậy dù nhìn dưới góc độ thực tiễn hay lập pháp thì sự phân loại này đều mang những ý nghĩa không thể phủ nhận đối với thị trường vốn nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

C. KẾT LUẬN

Việc phân loại cho vay của tổ chức tín dụng có ý nghĩa quan trọng cả về thực tiễn và pháp lý. Điều đó thể hiện ở chỗ, dựa vào kết quả phân loại cho vay mà các nhà làm luật có thể xây dựng thành những quy chế cho vay phù hợp với hoạt động thực tiễn

nghiệp vụ của tổ chức tín dụng. Mặt khác, cũng dựa trên kết quả phân loại cho vay mà mỗi tổ chức tín dụng có thể tự xây dựng, hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh mang tính khả thi và hiệu quả. Đặc biệt, việc phân loại cho vay còn giúp cho các tổ chức tín dụng có cơ sở lý luận để xây dựng thành các quy tắc kỹ thuật nghiệp vụ tương thích với từng loại hình nghiệp vụ cho vay nhằm phục vụ cho việc triển khai các hoạt động cho vay của mình trong thực tiễn.

Ngày nay, trong điều kiện quốc tế hóa cao độ hoạt động ngân hàng và sự bùng nổ mạnh mẽ của các dịch vụ tài chính, việc phân loại như trên về các hình thức cho vay chỉ có tính chất tương đối. Trên thực tế, để cạnh tranh với sức hấp dẫn vốn có của thị trường chứng khoán - với ý nghĩa là kênh dẫn vốn trực tiếp trong nền kinh tế, các tổ chức tín dụng đang có xu hướng ngày càng mở rộng các sản phẩm mới về dịch vụ tài chính, trong đó bao gồm cả việc đa dạng hóa mạnh mẽ các hình thức cho vay.

Trên thực tế, ở nước ta hiện nay, tại chỉ thị mới nhất về việc tăng cường, giám sát, nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn – hiệu quả - bền vững. Thống đốc NHNN vừa qua đã có yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát lại việc hướng dẫn thực hiện những quy định đối với từng hình thức tín dụng để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế; đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định về kiểm tra và giám sát, nhằm giảm thiểu rủi ro. Đối với việc xem xét, cấp tín dụng cho dự án cụ thể, cần lưu ý tới các vấn đề quy hoạch và chiến lược phát triển của ngành, địa phương có dự án, để phân tích và đánh giá nhu cầu vốn, định hướng cho các hoạt động tín dụng, xác định hạn mức tín dụng cho từng lĩnh vực cụ thể, đảm bảo an toàn. Đặc biệt, cần thực hiện đúng quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, không để xảy ra tình trạng một khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro.

Đồng thời, các tổ chức tín dụng cần tuân thủ các quy định an toàn liên quan đến hoạt động tín dụng như: xây dựng kế hoạch huy động - sử dụng vốn hợp lý về kỳ hạn,

nhất là việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; phân loại tài sản và trích lập quỹ dự phòng rủi ro; có biện pháp chủ động nâng cao tỷ lệ an toàn vốn..., cũng như có biện pháp thực hiện xử lý nợ để giảm thiểu loại nợ quá hạn và gia hạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội. 2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

4. Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

5. Web: http://www.scribd.com/doc/51054390/2/Ch%C6%B0%C6%A1ng-2- NH%E1%BB%AENG-V%E1%BA%A4N-%C3%90%E1%BB%80- CHUNG-TRONG-CHO-VAY. http://vn.360plus.yahoo.com/hoangtugiuarunghoa/article? mid=320&fid=-1

Một phần của tài liệu Hệ thống Tổ chức tín dụng (TCTD) (Trang 29 - 34)