II. Phân loại và đánh giá NVL,CCDC
3. Đặc điểm môi trường
Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn nằm trên địa bàn xã Sài Sơn- huyện Quốc Oai- tỉnh Hà Tây. Công ty có diện tích khoảng 4,5 ha cách trung tâm Hà Nội 15 km, gần đường cao tốc Láng- Hoà Lạc, điều kiện giao thông rất thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm và giao lưu giữa công ty với đối tác làm ăn.
Sài Sơn là một xã bán sơn địa, nghề nghiệp của người dân trong xã chủ yếu là nghề nông, có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào sẵn sàng cung cấp lao động cho công ty khi cần.Mặt khác khu vực này có nhiều núi đá vôi thuận lợi cho việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào.
4. Những thuận lợi và khó khăn *Thuận lợi
- Ban lãnh đạo công ty là đội ngũ cán bộ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh.
- Công ty có đủ điều kiện để tuyển chọn một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, đủ phẩm chất năng lực và nhiệt tình công tác và một đội ngũ công nhân có tay nghề trong quá trình sản xuất.
- Công ty có vị trí địa lý thuận lợi gần vùng nguyên liệu, sản phẩm của công ty được khách hàng ưa chuộng.
- Công ty được các cơ quan ban nghành quan tâm tạo điều kiện cho công ty phát triển tốt nhất.
- Năm 2007 là năm có nhiều đặc diểm thuận lợi cơ bản, nước ta gia nhập WTO , nền kinh tế đất nước chắc chắn có những biến chuyển lớn, tốc độ đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài phát triển mạnh, nhu cầu về xi măng sẽ tăng lên. Yếu tố này cùng uy tín của xi măng Sài Sơn trên thị trường là động lực to lớn để thúc đẩy sản xuât kinh doanh phát triển. Đồng thời có thêm chi nhánh Chương Mỹ nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị quảng cáo của công ty còn chưa tốt, chưa quan tâm đến nhu cầu khách hàng.
- Vấn đề cung ứng nguyên vật liệu cũng gặp rất nhiều khó khăn, lượng đá công ty đang khai thác dần cạn kiệt. Do vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu mới để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
- Hiện nay giá cả nguyên vật liệu, năng lượng ( điện, than, thạch cao, clinker, vỏ bao) tăng từ 8% đến 20%.
- Một số nguyên vật liệu khó khăn trong quá trình cung cấp như đất sét, cát non. - máy móc, thiết bị già cỗi, hỏng hóc nhiều.
- Vừa tổ chức sản xuất kinh doanh vừa đầu tư dự án xi măng lò quay. Vì vậy phân tán về nhân lực, tài chính cũng như điều hành.
- Tuy có cố gắng rất lớn trong công tác môi trường nhưng hiện nay vấn đề môi trường cũng rất cấp bách đối với công ty. Khói bụi quá nhiều gây ảnh hưởng tói sức khoẻ của người công nhân đòi hỏi công ty phải có phụ cấp độc hại cho người công nhân. Những người dân sống xung quanh cũng phải chịu một lượng khói bụi lớn, vì vậy hàng năm công ty phải chịu một khoản bồi thường cho sức khoẻ của người dân.
5.Tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 5.1.Nhiệm vụ sản xuất cơ bản
- Công ty sản xuất và kinh doanh xi măng PC30, clinker, vật liệu xây dựng, xây lắp các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng... Đồng thời cho ra đời sản phẩm mới PC40 nhãn hiệu Nam Sơn để tiếp cận vào thị trường.
- Đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ về thuế, đảm bảo cuộc sống của công nhân viên trong công ty. - sản xuất xi măng với chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đẹp, để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi cao.
- Hạn chế những khoản nợ khó đòi, có thể gây mất mát tài sản của công ty. - Không ngừng tăng quy mô, phạm vi sản xuất.
- Làm tốt công tác môi trường, phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động.
Vì sản phẩm của công ty phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khâu chế biến nên công ty tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng bao gồm phân xưởng liệu, phân xưởng lò, phân xưởng xi măng, phân xưởng vỏ bao.
Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy là quy trình công nghệ kiểu phức tạp, khép kín, chế biến liên tục, với dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại, công suất thiết kế khoản 200.000 tấn xi măng/ năm.
Toàn bộ quy trình sản xuất xi măng được tóm tắt như sau:
Trước hết các loại nguyên liệu: than, đất, cát, phụ gia, khoáng, đá được đập nhỏ, sấy khô và chuyển vào các xi lô chứa.
Từ các xi lô chứa này các nguyên liệu sẽ được đưa đến máy nghiền phối liệu theo một tỷ lệ phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và được điều khiển bằng hệ thống cân máy vi tính. Sau đó hỗn hợp này được đảo đều để tạo thành một hỗn hợp đồng nhấtvà được trộn ẩm, vê viên để chuyển tới lò nung clinker.
Clinker được phối liệu với thạch cao và các phụ gia khác theo một tỷ lệ nhất định sau đó được nghiền nhỏ, trộn đều để trở thành xi măng và được đóng bao, nhập kho
khai thác đất
than phụ gia
máy đập máy sấy máy sấy
cân bằng định lượng phối liệu
máy nghiền nguyên liệu
khai thác đá
vít tải, máy vê viên
lò nung clinker
máy nghiền xi măng
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
6.Đặc điểm của sản phẩm
Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng.Từ các nguyên liệu chính để sản xuất là đá vôi, đất sét, barít, xỉ sắt, cát non...trải qua quá trình nung thành clinker và clinker được nghiền với các phụ gia là thạch cao, phụ gia màu thành xi măng bột. Trong quá trình sản xuất để tao ra nhiệt năng công ty sử dụng các loại nhiên liệu như xăng , dầu nhờn thường, dầu trắng, dầu HLP68, mỡ láp, dầu HD50, dầu BK320.
Tất cả các loại nguyên nhiên (trừ đá do khai thác được) đều được mua trong nước. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trong tỉnh và hiên nay đang mở rộng ra ngoài tỉnh.
Sản phẩm xi măng luôn phải đảm bảo các tính chất cơ lý như độ dẻo, thời gian đông kết, ổn định thể tích, độ mịn. Ngoài ra màu sắc của sản phẩm cũng phải điều chỉnh theo thị hiếu của khách hàng.
máy đóng bao
nhập kho thành phẩm
7.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty *Sơ đồ: Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh Tổ cơ đi ện PX liệ u PX lò Phòn g kế hoạc h kỹ thuậ PX Hươn g Sơn Ban KCS Tổ bảo vệ Phòn g kế toán tài phòn g tổ chức hành chín h tổng Tổ vỏ ba o Phòn g tiêu thụ thị trườ ng PX liệ u PX lò Tổ kiểm nghiệ m vật Tổ cơ lý hoá y t ế nhà trẻ
- Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, là đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật và cũng là người chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phê duyệt kế hoạch sản xuất năm và mục tiêu chất lượng.
- Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp giám đốc soạn thảo, hoạch định những phương án chiến lược sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường, tình hình nguyên vật liệu đầu vào, tình hình biến động giá, tìm ra những thị trường tiêu thụ mới. Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của phòng tổ chức hành chính, phụ trách tổ vỏ bao và thực hiện các công việc khác giám đốc giao cho.
- Phó giám đốc kỹ thuật: trông coi công tác kỹ thuật trong công ty, xem xét thẩm định quá trình hoạt động của công nghệ sản xuất.Thẩm xét các nhà cung ứng vật tư đầu vào trước khi trình giám đốc phê duyệt. Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của phòng kế hoạch kỹ thuật, tổ cơ điện, các phân xưởng và ban kiểm soát chất lượng, thưc hiện các công việc khác giám đốc giao cho.
- Phòng kế toán tài chính: giúp giám đốc trong việc thực hiện quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Đồng thời tính toán lãi lỗ, lập báo cáo kế toán, tờ khai thuế, quyết toán tài chính trình giám đốc ký, gửi các cơ quan nhà nước.
- Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm thông tin về nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn của công nhân viên để có hướng đào tạo, đào tạo lại, bổ sung cho dây chuyền sản xuất , thông tin về việc đảm bảo các chế độ chính sách quyền lợi của cán bộ cong nhân viên chức.
- Phòng tiêu thụ thị trường: có trách nhiệm nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp những thông tin về về đối thủ cạnh tranh, về chất lượng, số lượng, giá cả, phương thức... để cải tiến cũng như dịch vụ của công ty. Quản lý về kế hoạch sản xuất, kết quả sản xuất, sản lượng tiêu thụ để có sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng thời điểm.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: thông tin những tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả các loại nguyên , nhiên liệu, vật tư, phụ tùng máy móc, thiết bị thay thế.Mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, điện năng để sản xuất một tấn sản phẩm.Chất lượng sản phẩm, tình hình thực hiện kế hoạch cũng như sự hoạt động
- của toàn bộ máy móc trong dây chuyền sản xuất. Bố trí điều phối nhân lực, đơn giá, định mức lao động, vật tư.
8.Tổ chức bộ máy kế toán tài vụ của doanh nghiệp *Sơ đồ:
* Cơ cấu lao động, nhiệm vụ phân công cho cán bộ kế toán
Với quy mô sản xuất nhỏ nên công ty cổ phần xi măng Sài Sơn tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Trong đó có 5 cán bộ kế toán làm việc tại phòng kế toá.Bộ máy kế toán của công ty được phân công như sau:
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng, có nhiệm vụ tổ chức điều hành công tác kế toán, hạch toán kế toán tổng hợp từng tháng như tổng hợp thu chi, tổng hợp chi phí vật tư, phân tích những nhân tố ảnh hưởng dến chi phí trong tháng so với định mức và đề xuất phương án giải quyết, thực hiện kế hoạch vay tiền ngân hàng, thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kì, quản lý hồ sơ tài liệu kế toán, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả tiêu thụ.
Phó phòng kế toán: là người giúp việc và thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng vắng mặt, chịu trách nhiệm phần kế toán vật tư, thuế GTGT đầu vào và lập báo cáo tổng hợp thuế, chịu trách nhiệm tính toán các khoản tiền lương, BHXH,BHYT, KPCĐ.
Kế toán tiền mặt, TGNH, nọ phải trả: là người chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ, thủ tục thu chi tiền mặt, thanh toán với ngân hàng và ngân sách nhà nước ; theo dõi thuế thu nhập cá nhân, tính toán các khoản phải trả người bán, các chi phí phải trả.
Kế toán TSCĐ, thuế GTGT đầu ra, công nợ phải thu; kế toán tiêu thụ và xác định kết quả: là người theo dõi các quỹ , phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao, phân bổ khấu hao,
Kế toán trưởng kiêm kế Kế toán vật tư, thuế GTGT đầu Kế toán tiền mặt, TGNH, nợ phải Kế toán TSCĐ, thuế GTGT đầu ra, công nợ phải thủ quỹ
tính giá trị còn lại, sữa chữa lớn và đầu tư, phụ trách các khoản chi phí trả trước, theo dõi công nợ với người mua, theo dõi thuế đầu ra và lập báo cáo thống kê.
Thủ quỹ: thực hiện công tác thu chi tiền mặt, tiền lĩnh nộp ngân hàng và kho bạc, phát tiền, lập báo cáo thu chi tiền mặt hàng ngày.
9. Mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và cán bộ kế toán
Các bộ phận khác trong công ty như phòng kế hoạch kỹ thuật, ban KCS, phòng tiêu thụ thị trường đều có liên quan chặt chẽ với phong tài chính kế toán. Mỗi cán bộ kế toán phụ trách những phần hành khác nhau nên có quan hệ với các bộ phận khác nhau.
Kế toán vật tư liên quan đến ban KCS, phòng kế hoạch kỹ thuật.
Kế toán tiền mặt, TGNH, công nợ phải trả liên quan đến phòng kế hoạch kỹ thuật. Kế toán tiêu thụ liên quan đến phòng tiêu thụ thị trường.
10.Hình thức kế toán công ty áp dụng
Để phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, công ty cổ phần xi măng Sài Sơn áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
11.Một số chỉ tiêu công ty đạt được năm 2006
-Tổng số vốn: 93.209.181.941 đồng - Hình thứ sở hữu vốn: cổ phần
- Tổng số công nhân viên trong công ty là 626 người trong đó số lao động có BHXH là 593 người, số lao động sử dụng theo thời vụ la 33 người.
- Tổng quỹ tiền lương: 22.241.959.162 đồng - Tiền lương bình quân: 3.706.993 đồng - Giá trị sản lượng đã thực hiện:
+ xi măng PC30: 243.938 tấn + xi măng PC40: 14.493 tấn
- Doanh thu bán hàng: 137.464.334.669 đồng - Tổng lợi nhuận kinh doanh: 22.092.920.305 đồng - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước:
+ thuế GTGT: 465.779.946 đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp: 3.093.009 đồng
1.Các loại vật liệu,công cụ dụng cụ trong công ty
Để tiến hành sản xuất xi măng công ty phải sử dụng các loại NVL khác nhau.Vật liệu chủ yếu để sản xuất xi măng bao gồm: Đá, đất sét, thạch cao, quặng sắt, cát, than cám, ... Do đặc điểm sản xuất của công ty đồng thời do vị trí của công ty nên các loại vật liệu này có loại được mua ngoài như: Thạch cao, Than cám, có loại doanh nghiệp tự khai thác đá, 1 phần đất sét,...Nguồn cung cấp NVL của công ty cũng phong phú và phần lớn các NVL này được mua từ các công ty trong nước, nên đảm bảo cho công ty có thể tiến hành sản xuất một cách liên tục. Tất cả các loại NVL sau khi mua về được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn, kỹ thuật mới tiến hành nhập kho.
Là một công ty chuyên sản xuất xi măng với chủng loại vật liệu không phải quá lớn song mỗi loại vật liệu đều có vai trò, công dụng khác nhau, do vậy muốn quản lý tốt được NVL, hạch toán chính xác NVL thì phải tiến hành phân loại NVL một cách khoa học, hợp lý.
Hiện nay nguyên vật liệu trong công ty bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chính, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm bao gồm: đá vôi, đất sét, thạch cao,...
- Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới mà nó chỉ có tác dụng làm tăng chất lượng NVL chính.
- Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh, như xăng, dầu,...
- Phụ tùng thay thế: Là những loại vật liệu mà công ty mua về để thay thế cho các bộ phận chi tiết máy móc: như vòng bi, bánh răng các loại,... và các loại phụ tùng khác.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm những vật liệu, thiết bị dùng cho công tác xây dựng