Vị trí khơng gian và lịch sử nghiên cứu địa chất địa vật lý khu vực mỏ Sin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát tán phóng xạ làm biến đổi môi trường do hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai. (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Vị trí khơng gian và lịch sử nghiên cứu địa chất địa vật lý khu vực mỏ Sin

Quyền, tỉnh Lào Cai.

2.1.1. Vị trí vùng nghiên cứu mỏ đồng Sin Quyền

Mỏ đồng Sin Quyền thuộc ở bờ phải Sông Hồng nằm kéo dài từ các bản Vi Kẽm, Cốc Mỳ đến trung tâm xã Bản Vược huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Khu vực mỏ có diện tích 200ha được Bộ Cơng nghiệp cấp phép theo giấy phép khai thác khoáng sản số 3101/GP-ĐCKS ngày 26 tháng 12 năm 2001 được xác định bởi các điểm góc A, B, C, D có tọa độ trình bày trong bảng 2.1.

Hình 2.1. Vị trí khu vực mỏ đồng Sin Quyền, Lào Cai [34] Bảng 2.1. Tọa độ các điểm ranh giới mỏ đồng Sin Quyền [34]

Tên điểm Hệ UTM (Bản đồ ĐH 1/50.000, số hiệu 5754 II) Hệ HN 1972 Hệ VN2000 (Kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30)

X(m) Y(m) X(m) Y(m) X(m) Y(m)

Tên điểm Hệ UTM (Bản đồ ĐH 1/50.000, số hiệu 5754 II) Hệ HN 1972 Hệ VN2000 (Kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30)

X(m) Y(m) X(m) Y(m) X(m) Y(m)

B 2500 870 379 525 2501 869 379 792.4 2501 847 404 595

C 2500 275 379 165 2501 281 379 414.1 2501 252 404 236

D 2501800 376 600 2502 758 376 972.5 2502 772 401 669

Khu vực mỏ đồng Sin Quyền cách thành phố Lào Cai khoảng 25km về phía Bắc, giao thơng đi lại thuận tiện, có đường tỉnh lộ. Từ thành phố Lào Cai có đường sắt, đường bộ hoặc đường thủy đi về các tỉnh phía nam, hoặc ngược đi Trung Quốc rất thuận lợi. Vùng này có khả năng phát triển về cơng nghiệp, nơng lâm nghiệp.

Huyện Bát Xát có 16 dân tộc: Dao, Dáy, HMơng, Kinh, Tày, Hà Nhì... Nhìn chung đồng bào sống rải rác từ vùng thấp ven sông đến các vùng núi cao, làm nghề trồng lúa, nương rẫy, trồng cây và chăn ni, đời sống và trình độ văn hố đang dần được nâng cao dần. Các cơ sở công nghiệp, khai mỏ, tuyển luyện quặng, thương nghiệp, cơ khí, xây dựng, bn bán, giao thông, y tế bắt đầu phát triển.

2.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất – phóng xạ khu vực mỏ Sin Quyền

Công tác nghiên cứu địa chất của khu vực đã được thực hiện hiện từ những năm 60 thế kỷ trước. Năm 1960, Đồn 135 khảo sát ven bờ phải Sơng Hồng vùng Lào Cai, đã phát hiện các dị thường phóng xạ ở gần bản Vi Kẽm, Sin Quyền.

+ Năm 1961, Đồn 5 bắt đầu tìm kiếm vùng Thùng Sáng đã phát hiện các vết lộ quặng đồng ở suối Lũng Pô, Nậm Chạc, Nậm Giang, sau đó mở rộng tìm kiếm đến vùng Sin Quyền. Cơng tác tìm kiếm đạt kết quả tốt, năm 1967 hoàn thành tờ bản đồ địa chất 1: 25.000 vùng Lũng Pô - Lào Cai bao trùm lên diện tích khu mỏ đồng Sin Quyền.

+ Năm 1963, Đồn 5 tiến hành thăm dị sơ bộ mỏ Sin Quyền và tìm kiếm tỉ mỉ thân quặng Cốc Mỳ - Vi Kẽm.

+ Năm 1973, Đoàn 5 kết thúc thăm dị tỉ mỉ mỏ Sin Quyền và tìm kiếm tỉ mỉ các điểm quặng quanh phân vùng III, V, suối Thầu, Nậm Chạc, Nậm Mít và Pìn Ngan Chải.

+ Năm 1975, Đồn 5 đã lập Báo cáo địa chất về kết quả thăm dò tỉ mỉ mỏ đồng Sin Quyền, xác định được hàm lượng phóng xạ cao trong các thân quặng đồng bằng các tài liệu địa vật lý lỗ khoan, cho thấy sự tương quan cao giữa các thân quặng đồng và cường độ gamma đo được, chứng tỏ có sự cộng sinh phóng xạ trong quặng đồng Sin Quyền.

+ Năm 1999, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam đã lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và xây dựng tổ hợp đồng Sin Quyền, Lào Cai. Công tác khai thác mỏ Đồng Sin Quyền - Lào Cai được Tổng Cơng ty Khống sản Việt Nam tiến hành từ năm 2006 đến nay theo giấy phép khai thác khoáng sản số 3101/GP - ĐCKS ngày 26/12/2001 của Bộ Công nghiệp.

+ Năm 2009, Tổng cơng ty Khống sản -Vinacomin tiến hành thiết kế mở rộng nâng công suất, độ sâu thiết kế khai thác lộ thiên khu Đông dự kiến đến cốt -152m.

Trong công tác nghiên cứu về mơi trường, mơi trường phóng xạ, trong những năm 2000, đề tài “Nghiên cứu xác định hàm lượng xạ, mức độ ô nhiễm của chúng

đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại ở một số khu vực dân cư và khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai”

của tác giả Lê Khánh Phồn [22] đã thực hiện công tác điều tra khảo sát mơi trường phóng xạ tại khu vực, kết quả đã xác định một số thành phần mơi trường phóng xạ trong khu vực mỏ vượt giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát tán phóng xạ làm biến đổi môi trường do hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w