Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển sản phẩm ngoại hối phái sinh tại ngân hàng (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

2.1.2 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam

Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phịng rủi ro. 15 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định đựơc vị trí là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh-dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh

đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hồn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001 và 2010. Mục tiêu phát triển của NHCT Việt Nam đến năm 2010 là:

“Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật cơng nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”.

™ Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT VN

Theo báo cáo của NHCT VN, đến 31/12/2006, tổng tài sản đạt 138.264 tỷ đồng, tăng 18.8%, chiếm 12% tổng tài sản ngành Ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 123.966 tỷ đồng, tăng 16.9% so với năm 2005, chiếm 13.5% thị phần ngành Ngân hàng. Tổng cho vay và đầu tư đạt 125.170 tỷ đồng, tăng 21%. Tín dụng đối với nền kinh tế đạt trên 80.801 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8.4%, tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng kiểm sốt của NHCT VN. Thanh toán xuất nhập khẩu tăng 11%. Lợi nhuận trước thuế và sau khi đã trích lập dự phịng rủi ro đạt 785 tỷ VND, tăng 46%.

Trên đây là những kết quả đáng khích lệ thể hiện sự nỗ lực rất lớn, đánh dấu sự thành công và những bước tiến mới của NHCT VN khi bước vào giai đoạn hội nhập.

™ Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong những năm qua

Bảng 2.1: Doanh số mua bán ngoại tệ của NHCT VN từ 2003-2006

Đơn vị tính: triệu USD

Doanh số mua Doanh số bán

Chỉ tiêu

2003 2004 2005 2006 2003 2004 2005 2006

Nghiệp vụ giao ngay 2,000 2,300 2,600 3,100 1,980 2,250 2,550 3,200

Nghiệp vụ kỳ hạn 100 115 104 118 99 113 102 124

Nghiệp vu ïhoán đổi 40 46 52 62 40 45 51 64

Tổng cộng 2,140 2,461 2,756 3,280 2,119 2,408 2,703 3,388 (Nguồn: NHCT VN) 2,756 3,388 2,461 2,140 3,280 2,703 2,408 2,119 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2003 2004 2005 2006

Doanh số mua Doanh số bán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển sản phẩm ngoại hối phái sinh tại ngân hàng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)