II. LỢI ÍCH VÀ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC BÊN THAM GIA L/C
3. Đối với ngân hàng
a) Lợi ích:
- Thu phí từ việc phát hành L/C và các khoản chi phí có liên quan cùng với các khoản thu nhập về chuyển đổi tiền tệ.
- Mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng như các dịch vụ thanh toán, ký quỹ…
- Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý cũng như các ngân hàng trong và ngoài nước với nhau.
- Tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
- Ngân hàng có thể thu hút và sử dụng được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp.
- Ap dụng công nghệ tiên tiến của tài chính quốc tế, thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác, phân tán rủi ro.
b) Rủi ro và biện pháp phòng ngừa:
- Hệ số tín nhiệm của người mở: NHPH phải thực hiện thanh toán cho ngừơi thụ hưởng ngay cả trong trường hợp bên mua không có khả năng thanh toán hoặc không muốn hoàn trả.Đây là một rủi ro rất hiện hữu. Chính vì vậy trước khi nhận phát hành ngân hàng cần phải có một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm tra tình hình tài chính của bên nhập khẩu. Khi ngân hàng đã phát hành tức là đã thực hiện tài chính và chấp nhận rủi ro.
- Tính chất của hàng hóa: Một nhân tố mà ngân hàng cần phải xem xét đó là liệu ngân hàng có thể thu lại một phần hay toàn bộ giá trị của số tiền đã thanh toán cho người thụ hưởng khi nhà nhập khẩu phá sản.
- Rủi ro nghiệp vụ: Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng được chỉ định có thể yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy chứng từ. Trong trường hợp này nếu không được sự chấp nhận của nhà NK thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi chứng từ sai xót sẽ không truy hoàn được số tiền.
- Rủi ro chủ quan: Khi NHPH chấp nhận thanh toán hối phiếu mà không có sự kiểm tra kỹ lưỡng các chứng từ thì khi bộ chứng từ có lỗi thì không thể truy đòi được tiền của nhà nhập khẩu.
- Hàng hóa phải được bảo hiểm: Nếu trong L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm thì trong hợp đồng mua bán cũng phải quy định các điều kiện cơ sở giao hàng …. và các điều khoản có bảo hiểm khác.
- Hàng hóa phải được kiểm định: Khi L/C yêu cầu phải có giấy xuất trình của bên thứ 3 thì khi không xuất trình giấy kiểm định, ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm và có thể từ chối trả tiền.
- Quy định người nhận hàng: Nếu L/C quy định vận đơn hàng không, thì NHPH phải quyết định xem có nên ghi tên người nhận hàng là mình không. Việc quy định người nhận hàng là ngân hàng phát hành L/C giúp cho ngân hàng kiểm soát được hàng hóa.
- Trọn bộ chứng từ vận tải: Ngân hàng xem xét chứng từ chứ không xem xét hàng hóa. Trường hợp hàng hóa có giá trị và có sự chuyển nhượng thì ngân hàng cần phải yêu cầu bộ vận đơn đầy đủ, sạch, ký phát hay theo lệnh ký hậu để trống.
4. Đối với ngân hàng thông báo, ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận: a) Lợi ích:
- Thu phí từ việc thông báo , thanh toán, xác nhận L/C và các khoản thu nhập khác có liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.
- Thông qua việc cung cấp dịch vụ thông báo, thanh toán, giúp khách hàng phát triển kinh doanh thì làm cho các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển theo.
- Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
b) Bất lợi:
Đối với ngân hàng thông báo: NHTB (ngân hàng thông báo) chịu trách nhiệm xác
minh các điều khoản trong L/C là chân thật, và kiểm tra độ chính xác của các chứng từ như chữ ký/ khóa mã.. trước khi gửi thông báo cho khách hàng.
Đối với ngân hàng được chỉ định: Trên thực tế các ngân hàng này thường ứng
trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà xuất khẩu khi có đủ các chứng từ hợp lý. Do đó các ngân hàng này phải tự chịu rủi ro tín dụng trong trường hợp này.
Đối với ngân hàng xác nhận: Nếu có bộ chứng từ đầy đủ, chính xác thì NHXN
phải trả tiền cho nguời xuất khẩu bất luận là có truy đòi được tiền từ NHPH hay không. Như vậy NHXN cũng phải chịu rủi ro tín dụng cũng như rủi ro chính trị và cả rủi ro kinh tế của nước NHPH.
Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra thì khi có sai sót sẽ không truy đòi được tiền của NHPH.
---***---
CHƯƠNG 5:
1. Quy tắc xuất trình chứng từ:
Bất kỳ L/C nào cũng phải quy định giá trị thanh toán hay chiết khấu theo 1 trong 4 cách dưới đây, nếu không quy định như vậy thì L/C được coi là có giá trị tại NHPH.
a. L/C available with NHPH, không xác nhận:
- L/C có giá trị thanh toán tại NHPH được gọi là L/C không hủy ngang có giá trị trực tiếp (Irrevocable straight L/C) đối với loại L/C này chứng từ phải được xuất trình trực tiếp để được thanh toán tại NHPH và luôn hết nghiệp vụ tại NHPH. NHPH chỉ có nghĩa vụ đối với người thụ hưởng về việc thanh toán hối phiếu, chứng từ ngoài ra không có bất kỳ nghĩa vụ nào khác với bất kỳ ai khác. Như vậy, một ngân hàng đã ứng trước hay chiết khấu bộ chứng từ chỉ được xem là hành động đơn phương giữa ngân hàng này với người thụ hưởng. NHPH sẽ thanh toán bộ chứng từ hợp lý và đúng hạn theo sự chỉ dẫn của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
- Trong thực tế nếu L/C không có điều khoản chiết khấu và cũng không có ngân hàng nào được chỉ định thì L/C này chỉ có giá trị thanh toán tại NHPH.
b. L/C available with NHPH, có xác nhận:
- Nếu L/C xác nhận quy định xuất trình chứng từ cho ngân hàng phát hành, thì người hưởng có 2 phương án xuất trình là:
+ Xuất trình cho NHPH để được thanh toán. Nếu NHPH không thanh toán thì người hưởng có quyền xuất trình lại chứng từ cho NHXN để được thanh toán.
+ Xuất trình trực tiếp đến NHXN để được thanh toán. NHXN không được phép từ chối mỗi khi nhận được chứng từ xuất trình hợp lệ theo L/C.
NHPH
L/C available with
NHPH NHXN NHđCĐ FREE
Unconfirmed l/c available with NHPH
c. L/C available with NHXN:
Nếu L/C quy định chứng từ cho NHXN, thì người hưởng chỉ có một phương án là phải xuất trình cho NHXN để được thanh toán. Nếu người hưởng thụ không làm như vậy (tức xuất trình cho NHPH hay ngân hàng khác), thì NHXN được miễn trách nhiệm đối với L/C mà nó đã xác nhận, dù cho chứng từ phù hợp nhưng không được ngân hàng phát hành thanh toán.
d. L/C available with NHđĐ or Free:
- Nếu L/C quy định xuất trình chứng từ cho NHđCĐ (ngân hàng được chỉ định) đích danh thì xuất trình cho NHđCĐ đích danh, nếu L/C được chiết khấu tự do thì xuất trình chứng từ cho bất kì ngân hàng nào. Trong cả hai trường hợp, đều có thể xuất trình chứng từ trực tiếp cho NHXN hay NHPH.
- Trách nhiệm của NHPH là thanh toán miễn truy đòi, còn NHXN là chiết khấu miễn truy đòi. Hành động của NHPH trong việc trả tiền cho người hưởng, hoặc hoàn trả cho NHCK (ngân hàng chiết khấu) là nghĩa vụ chính, vô điều kiện và miễn truy đòi cho dù thực trạng tài chính của người mở là như thế nào NHXN sẽ đóng vai trò là 1 ngân hàng trung gian chuyển chứng từ để đòi tiền NHPH hoặc chiết khấu chứng từ và thu lại tiền từ NHPH.
- Về nguyên lý, một L/C có thể được xác nhận bởi 1 ngân hàng nhưng lại được thông báo bởi 1 ngân hàng khác. Nhưng trên thực tế NHXN thường là NHTB (ngân hàng thông báo).
2. Thời gian kiểm tra chứng từ:
a. Mỗi ngân hàng (NHđCĐ, NHXN và NHPH) thực hiện thanh toán hay chiết khấu đều có 5 ngày làm việc để quyết định xem xuất trình có phù hợp hay không. Như vậy, việc kiểm tra chứng từ để xác định xuất trình có phù hợp hay không, không chỉ là nghĩa vụ của NHPH (hoặc NHXN, nếu có) mà còn là trách nhiệm của bất cứ của NHđCĐ nào khác khi họ tiếp nhận xuất trình chứng từ.
b. Đối với loại L/C có giá trị trực tiếp tại NHPH sẽ có thời gian kiểm tra chứng từ tối đa là 5 ngày làm việc. Các L/C không có xác nhận nhưng có NHđCĐ sẽ có thời gian kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc. Các L/C có xác nhận sẽ có thời gian kiểm tra tối đa là 15 ngày làm việc.
c. Vì mỗi ngân hàng có thời gian tối đa là 5 ngày làm việc để kiểm tra chứng từ , do đó mọi quyết định chấp nhận hay từ chối phải được định đoạt chậm nhất vào ngày làm việc thứ 5 sau ngày nhận được chứng từ. Cần chú ý, việc thông báo từ chối phải được thực hiện trong giờ làm việc của ngân hàng.
3. Quyền định đoạt chứng từ của NHPH:
- Khi bộ chứng từ bất hợp lệ, NHPH có quyền từ chối thanh toán còn người hưởng sẽ mất quyền đòi tiền do không lập được bộ chứng từ hợp lệ.
- Nếu người mở đã kí quỹ 100% giá trị L/C, thì việc chấp nhận của chứng từ bất hợp lệ là việc của người mở. Rủi ro do người mở chịu.
- Nếu người mở chưa ký quỹ hoặc ký quỹ chưa đủ, thì ngân hàng cần xem xét 2 khả năng:
+ Khách hàng có uy tín đảm bảo khả năng thanh toán tốt, thì ngân nàng tiếp xúc với người mở để chấp nhận hoặc từ chối chứng từ, đồng thời yêu cầu chuyển tiền thanh toán hay làm thủ tuc cấp tín dụng.
+ Nếu người mở có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, phá sản… thì ngân hàng có quyền không tiếp xúc với người mở, mà tự mình từ chối bộ chứng từ bất hợp lệ.
- Về nguyên tắc, với chức năng của L/C là công cụ thanh toán, do đó không loại trừ khả năng NHPH tiếp xúc với người hưởng để yêu cầu người này sửa chữa, bổ sung những khiếm khuyết của chứng từ trong thời gian cho phép.
4. Thông báo bất hợp lệ:
- Về nguyên tắc NHđCĐ, NHPH hay NHXN phải thông báo bất hợp lệ trực tiếp cho bên mà từ đó nhận được chứng từ xuất trình. Việc thông báo phải bằng phương tiện nhanh nhất có thể trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ.
- Nội dung thông báo phải nói rõ ràng cụ thể và độc lập, duy nhất, đầu tiên và cũng là cuối cùng. Nội dung thông báo cần nói rõ:
1. Ngân hàng đang từ chối thanh toán phần chiết khấu; và
2. Từng sai việc là lý do để ngân hàng từ chối thanh toán hoăc chiết khấu; và
3. Ngân hàng đang nắm giữ chứng từ để chờ các chỉ thị tiếp theo của người xuất trình, hoặc
4. NHPH đang giữ chứng từ cho đến khi nhận được sự bỏ qua từ người yêu cầu mở L/C và đồng ý chấp nhận giao dịch, hoặc nhận được các chỉ thị tiếp theo từ người xuất trình trước khi có sự đồng ý chấp nhận bỏ qua sai biệt; hoặc
5. Ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất trình.
- Sau khi gửi thông báo, ngân hàng có thể gửi trả chứng từ cho người xuất trình vào bất cứ thời gian nào.
- Nếu NHPH (hoặc NHXN) đã từ chối chứng từ bất hợp lệ thì không phải thanh toán tiền nếu đã hoàn trả tiền trước đó cho NHCK thì có quyền đòi lại cả gốc và lãi.
- Nếu NHCK kiểm tra chứng từ sơ xài, không phát hiện những bất hợp lệ mà đói tiền bằng điện NHPH (hoặc NHXN), họ sẽ nhận được tiền ngay và chuyển cho người hưởng. Sau đó bất hợp lệ được phát hiện, chứng từ bị từ chối, NHCK (ngân hàng chiết khấu) phải trả lại tiền gốc và lãi, trong khi người hưởng đã sử dụng hết tiền.
5. NHPH /NHXN mất quyền từ chối bất hợp lệ:
- NHPH (hoặc NHXN), mỗi khi từ chối thanh toán thì phải trả lại chứng từ cho phía xuất trình hoặc hành động theo lệnh của phía xuất trình.
+ Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ, hoặc bất hợp lệ đưa ra bị NHCK (hoặc người thụ hưởng) bác bỏ vì không có giá trị.
+ Thông báo bất hợp lệ và từ chối chứng từ quá 5 ngày làm việc của ngân hàng, hoặc thông báo không bằng những phương tiện nhanh nhất (telex, fax), gây chậm trễ.
+ Đã chuyển giao chứng từ cho người mở, hoặc mất không trả lại cho phía xuất trình bộ chứng từ nguyên vẹn khi nhận được. Hoặc không giao chứng từ cho bên thứ 3 do bên xuất trình chỉ định.
- Một trong những thiếu xót trên sẽ làm cho NHPH và NHXN mất quyền từ chối chứng từ.
- Nếu bất hợp lệ được NHPH phát hiện, NHCK có thể gửi chứng từ thay thế trong thời gian cho phép, nếu NHPH lại chỉ ra lỗi các chứng từ thay thế đó thì NHPH lại được quyền từ chối tiếp.
- Ngoài ra, khi NHPH (NHXN) thanh toán (chiết khấu) bộ chứng từ thì không được quyền bảo lưu, nghĩa là phải thanh toán (chiết khấu) cho người hưởng với mọi rủi ro thuộc về mình. Nếu khi đã thanh toán thì đây là quyết định cuối cùng và sau đó giao dịch L/C kết thúc và không thể có sự bảo lưu quyền thu lại số tiền đã trả.
6. Ngân hàng được chỉ định / ủy quyền:
a. Tại sao NHđCĐ lại phải ở nước người thụ hưởng:
Bởi vì chỉ có NHđCĐ mới thay mặt NHPH (NHXN) kiểm tra tính chân thực của bộ chứng từ, như chữ ký của người hưởng, chữ ký có thẩm quyền do người thứ 3 lập (B/L, giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch…). NHPH (NHXN ở nước khác) không thể làm được những việc đó vì chứng từ lập từ nước người hưởng.
b. Trách nhiệm của NHCK đối với bộ chứng từ có lỗi:
- Về nguyên tắc, NHđCĐ không bị ràng buộc vào bất cứ nghĩa vụ nào phải thanh toán hoặc chiết khấu, trừ khi có sự đồng ý rõ ràng của mình và sự đồng ý này đã được thông báo cho người thụ hưởng.
- NHđCĐ có thể đồng ý chiết khấu, nhưng cũng có thể từ chối, mà chỉ kiểm tra, gửi chứng từ và thu hộ tiền, vì đơn giản là họ không muốn ứng trước cho người thụ hưởng.
NHđCĐ không có trách nhiệm gì về thanh toán, chấp nhận và thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ mặc dù đã kiểm tra đầy đủ về giá trị chân thực, sự phù hợp và gửi chứng từ theo quy định.
- Tuy nhiên nếu NHđCĐ đã chiết khấu bộ chứng từ, nhưng không phát hiện ra lỗi, bị NHPH từ chối thì trách nhiệm của NHCK đến đâu? NHđCĐ có quyền truy đòi người thụ hưởng? Câu trả lời có thể là:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, một khi ngân hàng với chuyên môn của mình đã kiểm tra chặt chẽ bộ chứng từ, không phát hiện ra lỗi chứng từ, sau đó ứng tiền cho người hưởng và thu phí cùng với lãi suất. Nếu NHPH phát hiện bộ chứng từ có lỗi và từ chối trả tiền, thì đó phải được xem là lỗi của NHđCĐ phải gánh chịu tổn thất.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, vì NHđCĐ không có bất kỳ cam kết nào về L/C, việc tiếp nhận, kiểm tra và chiết khấu bộ chứng từ chỉ là “dịch vụ thoả thuận” giữa ngân